Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ Lớp 7

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ Lớp 7

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)

Câu 1: NB

* MT: Biết được ưu nhược điểm của các cách bón phân

* Ưu điểm của cách bón theo hàng là:

A. cây dễ sử dụng, dụng cụ đơn giản

B. tiết kiệm phân bón

C. cần dụng cụ phức tạp

D. sử dụng nhiều phân bón

* ĐA: A

Câu 2: NB

* MT: Biết được ưu nhược điểm của các cách bón phân

* Cách bón vãi có những ưu điểm là:

A. tiết kiệm phân bón

B. khó thực hiện, cần nhiều lao động

C. dễ thực hiện, dụng cụ đơn giản, ít công lao động

D. dụng cụ phức tạp, nhiều lao động

* ĐA: C

Câu 3: TH

* MT: Hiểu được cách sử dụng phân bón

* Loại phân bón nào sau đây được dùng để bón thúc?

A. Phân lân, phân rác

B. Phân đạm, phân NPK

C. Phân xanh, phân chuồng

D. Phân NPK, phân bắc

* ĐA: B

Câu 4: VDT

* MT: Phân biệt được thế nào là bón lót và bón thúc

* Hãy chọn các từ, cụm từ ( sinh trưởng, phát triển tốt; gieo trồng; thời gian sinh trưởng; vi sinh vật; mới mọc và bén rễ, chất dinh dưỡng) để điền vào chổ .trong các câu sau:

 Bón lót là bón phân vào đất trước khi 1 .Bón lót nhằm cung cấp 2 .cho cây con ngay khi nó 3

 Bón thúc là bón phân trong 4 .của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng 5 . cho cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây 6 .

* ĐA: 1. gieo trồng 2. chất dinh dưỡng 3. mới mọc và bén rễ

 4. thời gian sinh trưởng 5. chất dinh dưỡng 6. sinh trưởng, phát triển tốt

Phần 2: Tự luận (2 câu)

Câu 1: TH

* MT: Hiểu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường

* Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

ĐA: Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót, vì: các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.

Câu 2: VDC

* MT: Giải thích được các cách bảo quản các loại phân bón thông thường

* Vì sao khi bảo quản các loại phân hóa học ta không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau? Vì sao dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ?

* ĐA: - Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau vì nếu các loại phân hóa học lẫn vào nhau sẽ xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân.

 - Dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường.

 

doc 21 trang sontrang 9911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: CÔNG NGHỆ 7
PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: NB
* Mục tiêu: Biết được vai trò của trồng trọt
*Loại cây nào sau đây đều là cây lương thực? 
Lúa, ngô, sắn
Mía, bông
Cà phê, chè
Chè, mía, bông
* ĐA: A
Câu 2: NB
* MT: Biết được vai trò của trồng trọt
*Loại cây nào sau đây đều là cây công nghiệp? 
Mía, bông, lúa
Chè, mía, khoai lang
Cà phê, chè, mía, bông
Bông, rau, quả
* ĐA: C
Câu 3: VDT
* MT: Xác định được nhiệm vụ của trồng trọt
* Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: 
Biện pháp (1)
Nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất (2)
Trồng cây rau, đậu
Trồng cây mía
Trồng cây lấy gỗ
Trồng cây chè, cà phê, cau su
a. Xuất khẩu
b. Cung cấp thức ăn, dự trữ lương thực
c. Cung cấp cho xây dựng, công nghiệp làm giấy
d. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường
e. Cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp
	Trả lời: 1: 2: 3: .. 4: ..
* ĐA: 1. b, 2. d, 3. c, 4. a
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được mục đích của các biện pháp để thực hiện trong trồng trọt
* Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: 
Biện pháp (1)
Mục đích (2)
1. Khai hoang, lấn biên
2. Tăng vụ trên diện tích đất trồng
3. Áp dụng biện pháp kĩ thuật
a. Tăng năng suất cây trồng
b. Tăng diện tích đất canh tác
c. Tăng lượng nông sản
 Trả lời: 1: 2: 3: .. 
* ĐA: 1. b, 2. c, 3. a
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được ý nghĩa của đất trồng đối với cây trồng
* Đất trồng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cây trồng? 
* ĐA: Đất trồng có vai trò đặc biệt đối với cây vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi và giữ cho cây đứng vững.
Câu 2: TH
* MT: Xác định được các thành phần của đất trồng và nêu được vai trò của từng thành phần
 *Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng? 
* ĐA: -Đất trồng gồm 3 thành phần chính: khí, lỏng và rắn
 - Vai trò của các thành phần:
 + Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp
 + Phần lỏng: cung cấp nước cho cây 
 + Phần rắn: gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: NB
* MT: Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
* Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ: (NB)
A. hạt cát, hạt sét B. hạt cát, limon
C. hạt cát, sét, limon, chất mùn D. chất mùn
*ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Nhận biết được thành phần cơ giới của đất
* Hạt khóang có kích thước từ 0,002-0,05 mm gọi là: 
A. limon B. hạt cát C. sét D. chất mùn
* ĐA: A 
Câu 3: VDT
* MT: Xác định được các loại đất dựa vào độ pH
* Câu 3: Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: 
Loại đất (1)
pH (2)
Đất chua
Đất trung tính
Đất kiềm
6,6 – 7,5
>7,5
< 6,5
= 6,5
 Trả lời: 1: 2: 3: .. 
* ĐA: 1. c, 2. a, 3. b
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cảc loại đất
* Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: (VDT)
Loại đất (1)
Khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng (2)
Đất cát
Đất thịt
Đất sét
Tốt
Trung bình
Kém
Tốt và trung bình
 Trả lời: 1: 2: 3: .. 
* ĐA: 1. c, 2. b, 3. a
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng
*Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? Loại đất nào giữ được nước và chất dinh dưỡng tốt nhất, vì sao? 
* ĐA: - Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
 - Đất sét có khả năng giữ được nước và chất dinh dưỡng tốt nhất ,vì đất sét chứa nhiều hạt có kích thước rất bé (< 0,002mm).
Câu 6: VDC
* MT: Xác định được độ phì nhiêu của đất là gì, nêu được các yếu tố giúp cây trồng có năng suất cao
* Độ phì nhiêu của đất là gì? Muốn cây trồng có năng suất cao cần phải có những điều kiện nào? 
* ĐA: Độ phi nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
 - Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: NB
* MT: Biết được mục đích của các biện pháp sử dụng đất
* Biện pháp chọn cây trồng phù hợp với đất nhằm: 
Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt
Khảo sát độ phì nhiêu ở những vùng đất mới
Giữ gìn đất không bị thoái hóa
Giúp cải tạo đất
* ĐA: A
Câu 2: NB
* MT: Biết được mục đích của các biện pháp sử dụng đất
* Biện pháp nào sau đây được áp dụng ở vùng đất mới khai hoang? 
A. Không bỏ đất hoang B. Thâm canh tăng vụ
C. Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo đất D. Chọn cây trồng phù hợp với đất
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được các biện pháp cải tạo đất
*Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? 
Đất phù sa
Đất mặn và đất phù sa sông Hồng
Đất phèn, đất mặn, đất xám bạc màu
Đất xám bạc màu, đất phù sa, đất phèn
* ĐA: C
Câu 4: VDC
* MT: Xác định được các biện pháp cải tạo đất phù hợp với các loại đất
* Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: (VDT)
Biện pháp cải tạo đât (1)
Áp dụng cho loại đất (2)
1. Cài sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ
2. Làm ruộng bậc thang
3. Bón vôi
4. Cày nông, bừa sục, thay nước thường xuyên
a. Đất đồi dốc
b. Đất phèn
c. Đất xám bạc màu
d. Đất chua
e. đất phì nhiêu
	Trả lời: 1: 2: 3: .. 4: ..
* ĐA: 1. c, 2. a, 3. b, 4. d
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Phân tích được lí do phải sử dụng đất hợp lí, nêu được các biện pháp sử dụng đất hợp lí
* Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Nêu những biện pháp sử dụng đất hợp lí.
* ĐA: - Do nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải sử dụng đất hợp lí.
 - Các biện pháp sử dụng đất: thâm canh tăng vụ, không bỏ đất hoang, chọn cây trồng phù hợp với đất, vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất.
Câu 2: VDC
* MT: Hiểu được mục đích của các biện pháp cải tạo đất
* Những biện pháp nào được áp dụng để cải tạo đất, áp dụng cho loại đất nào? Nêu mục đích của những biện pháp đó? 
* ĐA: 
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
Tăng bề dày lớp đất trồng
Đất có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng
- Làm ruộng bậc thang
Hạn chế dòng nước chảy, xói mòn, rửa trôi
Đất dốc (đồi núi)
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi
Đất dốc
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Tháo phèn, rửa chua
Đất phèn
- Bón vôi
Đất phèn
Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được các loại phân hữu cơ
* Loại phân nào dưới đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Phân đạm.	 B. Phân bắc	
C. Phân NPK.	 D. Phân vi lượng
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Biết được các loại phân hóa học
* Loại phân nào dưới đây thuộc nhóm phân hóa học ?
A.Phân rác.	 B. Phân xanh	
C. Phân NPK.	 D. Phân chuồng
* ĐA: C
Câu 3: VDT
* MT: Biết cách bón phân hợp lí
*Cây lúa dễ bị đổ, cho nhiều hạt lép, năng suất thấp là do bón nhiều: 
A. phân lân B. Phân đạm C. Phân kali D. Phân bắc 
* ĐA: B
Câu 4: VDT
* MT: Lựa chọn các loại phân bón theo các nhóm chính
* Em hãy bổ sung các loại phân bón: phân trâu, bò; phân NPK; khô dầu dừa; urê( phân bón có chứa nito; nitragin( chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm); bèo dâu; phân vi lượng; phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân; vào chổ . trong các cột tương ứng của bảng sau: (VDT)
Phân hữu cơ
Phân hóa học
Phân vi sinh
* ĐA: 
Phân hữu cơ
Phân hóa học
Phân vi sinh
phân trâu, bò
phân NPK
nitragin( chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm)
khô dầu dừa
urê( phân bón có chứa nito
phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân
bèo dâu
phân vi lượng
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được vai trò của phân bón trong trồng trọt
* Bón phân vào đất có tác dụng gì? Khi bón phân cần lưu ý những điều gì?
* ĐA: - Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
 - Khi bón phân cần chú ý: bón phân đúng liều lượng, chủng loại và cân đối giữa các loại phân.
Câu 6: VDC
* MT: Nêu được các nhóm phân và xác định các loại phân trong từng nhóm
*Phân bón gồm những nhóm chính nào? Kể tên các loại phân trong từng nhóm đã nêu.
* ĐA: - Phân bón gồm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh
 - Các loại phân trong từng nhóm:
 + Phân hữu cơ:
	+ Phân vô cơ
	+ Phân vi sinh:
Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được ưu nhược điểm của các cách bón phân
* Ưu điểm của cách bón theo hàng là: 
A. cây dễ sử dụng, dụng cụ đơn giản
B. tiết kiệm phân bón
C. cần dụng cụ phức tạp
D. sử dụng nhiều phân bón
* ĐA: A
Câu 2: NB
* MT: Biết được ưu nhược điểm của các cách bón phân
* Cách bón vãi có những ưu điểm là:
A. tiết kiệm phân bón
B. khó thực hiện, cần nhiều lao động
C. dễ thực hiện, dụng cụ đơn giản, ít công lao động
D. dụng cụ phức tạp, nhiều lao động
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được cách sử dụng phân bón
* Loại phân bón nào sau đây được dùng để bón thúc?
A. Phân lân, phân rác
B. Phân đạm, phân NPK
C. Phân xanh, phân chuồng
D. Phân NPK, phân bắc
* ĐA: B
Câu 4: VDT
* MT: Phân biệt được thế nào là bón lót và bón thúc
* Hãy chọn các từ, cụm từ ( sinh trưởng, phát triển tốt; gieo trồng; thời gian sinh trưởng; vi sinh vật; mới mọc và bén rễ, chất dinh dưỡng) để điền vào chổ ..trong các câu sau:
 Bón lót là bón phân vào đất trước khi 1 ..Bón lót nhằm cung cấp 2 .cho cây con ngay khi nó 3 
 Bón thúc là bón phân trong 4 .của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng 5 .. cho cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây 6 ..
* ĐA: 1. gieo trồng 2. chất dinh dưỡng 3. mới mọc và bén rễ
 4. thời gian sinh trưởng 5. chất dinh dưỡng 6. sinh trưởng, phát triển tốt 
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường
* Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
ĐA: Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót, vì: các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. 
Câu 2: VDC
* MT: Giải thích được các cách bảo quản các loại phân bón thông thường
* Vì sao khi bảo quản các loại phân hóa học ta không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau? Vì sao dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ?
* ĐA: - Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau vì nếu các loại phân hóa học lẫn vào nhau sẽ xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân.
 - Dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường.
Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được vai trò của giống cây trồng
* Trong trồng trọt thì giống cây trồng có vai trò:
A. quyết định đến năng suất cây trồng
B. làm tăng năng suất cây trồng
C. có tác dụng thay đổi cơ cấu cây trồng
D. Cả A, B, C
* ĐA: D
Câu 2: NB
* MT: Biết được phương pháp chọn tạo giống cây trồng
* Loại tác nhân nào dùng trong phương pháp gây đột biến nhân tạo?
A. Tia X B. Tia anpha, tia gamma
C. Tia phóng xạ D. Chùm tia rơnghen
* ĐA: B
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được tiêu chí của giống cây trồng tốt
* Tiêu chí nào sau đây được dùng để đánh giá một giống tốt:
A. Sinh trưởng mạnh và chất lượng tốt
B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh
C. Sinh trưởng mạnh; chất lượng, năng suất cao và ổn định; chống chịu sâu bệnh
D. Năng suất, chất lượng tốt và ổn định
* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Phân biệt được các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
Hãy chọn các từ, cụm từ (đột biến có lợi, vật lí, giống, cây lai, đột biến, cây mẹ, cây con, các bộ phận, cây bố, hóa học) đễ điền vào chổ . Trong các câu sau:
Lấy phấn hoa của 1 ..thụ phấn cho nhụy của 2 ..tạo thành 3 Chọn các 4 có đặc tính tốt làm 5 .
Dùng các tác nhân 6 .hoặc hóa học để xử lí 7 , gây ra đột biến. Gieo các hạt này, chọn những cây có 8 ..làm giống.
* ĐA: 1. cây bố	6. vật lí
 2. cây mẹ	7. các bộ phận của cây
 3. cây lai	8. đột biến có lợi
 4. cây lai
 5. giống
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được vai trò của giống cây trồng
* Vì sao nói giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong trồng trọt?
* ĐA: Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng vì giống cây trồng có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 2: VDC
* MT: Vận dụng được kiến thức về phương pháp lai ở địa phương
* Địa phương em thường sử dụng phương pháp nào trong chọn tạo giống cây trồng? Nêu cách làm của phương pháp đó.
* HS nêu được phương pháp đã sử dụng ở địa phương
Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Nêu được mục đích của việc sản xuất giống cây trồng
* Sản xuất hạt giống cây trồng nhằm mục đích:
A. đáp ứng yêu cầu sản xuất của các nhà trồng trọt
B. tạo nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
C. tạo ra nhiều thực phẩm cho xã hội
D. cung cấp cây giống để thử nghiệm
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Biết được đặc điểm của hạt giống
* Hạt giống có số lượng ít nhưng chất lượng cao gọi là:
A. hạt giống nguyên chủng B. hạt giống thuần chủng
C. hạt giống siêu nguyên chủng D. hạt giống lai
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Xác định được qyu trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt 
* EM hãy xếp nhóm từ các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng với qyu trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt:
Năm thực hiện (1)
Tiến hành công việc (2)
Năm thứ 1
Năm thức 2
Năm thứ 3
Năm thứ 4
a. Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của dòng tốt nhấtà giống siêu nguyên chủng
b. Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt
c. Giống nguyên chủngà giống sản xuất đại trà
d. Giống siêu nguyên chủng nhân giốngà giống nguyên chủng.
Trả lời: 1: 2: 3: .. 4: ..
* ĐA: 1.b 2. a 3. d 4. c
Câu 4: VDT
* MT: Xác định các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
* Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng: 
Hình thức (1)
Cách tiến hành (2)
Giâm cành
Ghép mắt
Chiết cành
Nuôi cấy mô
a. Lấy mắt ghép, ghép vào một cây khác (gốc ghép)
b. Lấy một đoạn cành cắt rời từ thân mẹ, đem giâm vào cát ẩmà từ cành giâm hình thành rễ
c. Bóc một khoanh vỏ của cành, bó đất lại. Khi cành ra rễà trồng xuống đất
	Trả lời: 1: 2: 3: .. 4: ..
* ĐA: 1. b 2. a 3. c
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được kĩ thuật của các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
* Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá? Tảo sao khi chiết cành nguời ta phải dùng nilon bó kín bầu đất lại?
* ĐA: - Khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá để giảm bớt cường độ thoát hơi nước giữ cho hom giống không bị héo
- Khi chiết cành người ta phải dùng nilon bó kín bầu đất lại để giữ ẩm cho bó bầu và hạn chế xâm nhập của sâu, bệnh. 
Câu 2: VDC
* MT: Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản hạt giống tốt
* Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống.
* ĐA: Muốn bảo quản hạt giống tốt phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh..
- Nơi cất giữ phải bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm thấp, kín 
- Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh
Bài 12: SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được tác hại của côn trùng trong trồng trọt
* Sự phá hại của côn trùng ở giai đoạn nào là mạnh nhất?
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Sâu trưởng thành
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Biết các kiểu biến thái của côn trùng
* Côn trùng có mấy kiểu biến thái?
A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 3 kiểu D. 4 kiểu
* ĐA: B
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được ác biểu hiện của cây trồng bị sâu, bệnh
* Khi bị sâu, bệnh tấn công, cây trồng có những biểu hiện nào ?
A. Cây phát triển tốt B. Năng suất cây trồng phát triển
C. Sinh trưởng, phát triển chậm D. Các biểu hiện trên
* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Phân biệt được các kiểu biến thái của côn trùng
* Kiểu biến thái nào dưới đây là kiểu biến thái hoàn toàn?
A. Trứngà sâu nonà sâu trưởng thành
B. Trứngà sâu nonà nhộngà sâu trưởng thành
C. Trứngà nhộngà sâu nonà sâu trưởng thành
D. Trứngà sâu nonà sâu trưởng thànhà nhộng
* ĐA: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* So sánh được 2 kiểu biến thái của côn trùng
* So sánh sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn của côn trùng?
* ĐA: - Biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn: trứng- sâu non- nhộng- sâu trưởng thành
 - Biến thái không hoàn toàn trải qua 3 giai đoạn: trứng- sâu non- sâu trưởng thành
Câu 2: VDC
* MT: Giải thích được các dấu hiệu của cây trồng bị sâu bệnh phá hại
* Khi bị sâu, bệnh phá hại cây trồng có những dấu hiệu gì?
* ĐA: - Cấu tạo hình thái: biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ, thân cành sần sùi 
 - Màu sắc: trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng .
 - Trạng thái: cây bị héo rũ
Bài 13: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được ưu điểm của biện pháp sinh học
* Ưu điểm của biện pháp sinh học là:
A. thục hiện đơn giản, không gây ô nhiễm môi trường
B. hiêu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường
C. hiệu quả cao, chi phí thấp
D. thực hiện rộng rãi, tiêu diệt nhanh sâu hại
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Muốn phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng:
A. biện pháp hóa học
B. phối hợp biện pháp kiểm dịch thực vật và canh tác
C. biện pháp thủ công
D. tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp
* ĐA: D
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được 
* Mục đích của việc gieo trồng đúng thời vụ để phòng trừ sâu bệnh là:
A. tránh được thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
B. làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn
C. loại trừ mầm móng sâu, bệnh hại cây trồng
D. loại trừ nơi ẩn náu của sâu gây hại cây trồng
* ĐA: A
Câu 4: VDT
* MT: Phân tích được tác dụng của việc luân canh trong phòng trừ sâu bệnh
* Để phòng trừ sâu bệnh thì việc luân canh có tác dụng:
A. loại trừ mầm mống sâu, bệnh hại cây trồng
B. làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh
C. tránh sâu, bệnh phát sinh mạnh
D. loại trừ nơi ẩn náu của sâu gây hại cây trồng
* ĐA: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được tại sao lấy nguyên tắc “phòng là chính” để phòng trừ sâu bệnh hại?
* Vì sao lấy nguyên tắc “phòng là chính” để phòng trừ sâu bệnh hại?
* ĐA: Vì: ít tốn công; cây sinh trưởng tốt; sâu bệnh ít; giá thành thấp
Câu 2: VDC
* MT: Phân tích được biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại ở địa phương
* Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào?
* ĐA: 
Chương II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm đất
* Độ cày sâu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Từng loại cây B. Từng loại đất
C. Từng loại đất, loại cây, độ ẩm của đất D. Độ ẩm của đất
* ĐA: C
Câu 2: TH
* MT: Xác định loại cây được áp dụng lên luống
* Việc lên luống được áp dụng cho loại cây trồng nào sau đây?
A. Lúa, khoai lang, đậu B. Ngô, lúa, khoai lang
C. Rau muống, khoai lang, đậu D. Lúa, rau muống, khoai lang
* ĐA: C
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được tác dụng của việc làm đất
* Làm đất nhằm mục đích gì? Kể các công việc làm đất được áp dụng trong trồng trọt
* ĐA: - Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt
 - Các công việc làm đất bao gồm: Cày đất, bừa và đập đất, lên luống
Bài 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được yếu tố quyết định đến thời vụ gieo trồng
* Yếu tố nào sau đây quyết định đến thời vụ gieo trồng?
A. Loại cây trồng B. Khí hậu
C. Sâu hại cây trồng D. Bệnh gây hại cây trồng
* ĐA: B
Câu 2: VDT
* MT: Xác định đươc thời gian của từng vụ gieo trồng
* Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng:
Vụ gieo trồng (1)
Thời gian (2)
Vụ đông xuân
Vụ hè thu
Vụ mùa
Tháng 4- tháng 7
Tháng 6- tháng 11
Tháng 11- tháng 4, 5 năm sau
Tháng 9- tháng 12
TL: 1 ..,2 ..,3 
* ĐA: 1. C, 2. A, 3. B
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được mục đích của xử lí hạt giống và các cách xử lí hạt giống
* Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Kể tên các phương pháp xử lí hạt giống ở địa phương em?
* ĐA: - Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt
 - Có 2 cách xử lí hạt giống: Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và xử lí hạt giống bằng hóa chất
Bài 17: THỰC HÀNH : XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
Phần tự luận: 1 câu( VD)
* MT: Biết quy trình thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm
* Nêu quy trình thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm
* ĐA: - Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng
 - Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm
	- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt
	- Ngâm hạt trong nước ấm 
Bài 19. CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: TH
* MT: Xác định các loại phân sử dụng bón thúc
* Các loại phân nào sau đây được sử dụng để bón thúc?
A. Phân hữu cơ, phân lân
B. Phân lân, phân chuồng
C. Phân hữu cơ hoai mục, phân hóa học
D. Phân kali, phân lân
* ĐA: C
Câu 2: VDT
* MT: Xác định được các phương pháp tưới nước
* * Em hãy xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương ứng:
Phương pháp (1)
Cách tưới (2)
Tưới vào hàng, gốc cây
Tưới thấm
Tưới ngập
Tưới phun mưa
A. Từ vòi phun nước tỏa thành hạt nhỏ
B. Nước tưới ngập đầy mặt đất
C. Nước tưới phun vào hàng, gốc cây
D. Nước được dẫn vào và ngấm dần vào luống
TL: 1 ..,2 ..,3 , 4 .
* ĐA: 1. C. 2. D, 3. B, 4. A
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được mục đích của làm cỏ, vun xới
* Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì?
* ĐA: Làm cỏ, vun xới nhằm mục đích là: 
- Diệt cỏ dại
- Làm cho đất tơi xốp
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
- Chống đổ
Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
*MT: Biết các phương pháp bảo quản nông sản
* Các phương pháp được áp dụng để bảo quản nông sản lả:
A. bảo quản kín và lạnh
B. bảo quản thông thoáng và bảo quản kín
C. bảo quản thông thoáng, bảo quản kín và bảo quản lạnh
D. bảo quản thông thoáng và bảo quản lạnh
* ĐA: C
Câu 2: TH
* MT: Biết mục đích của việc bảo quản nông sản
* Mục đích của việc bảo quản nông sản là:
A. đáp ứng các yêu cầu sản suất nông nghiệp
B. hạn chế hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản
C. đảm bảo chất lượng nông sản ở mức tốt nhất
D. đáp ứng yêu cầu về sản lượng nông sản trong vụ mùa
*ĐA: B
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được cách chế biến nông sản
* Nguời ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho VD
* ĐA: - Sấy khô: một số loại rau, quả , củ như mít, nhãn
- Chế biến thành bột mịn hay tinh bột: một số loại củ sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ 
- Muối chua: dưa muối, dưa cải 
- Đóng hộp: nước bí đao, nước cam 
Bài 21. LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
*MT: Biết được hình thức luân canh
* Thí dụ nào sau đây phù hợp với phương thức luân canh?
A. Trồng bắp xen với đậu trong vụ đông xuân
B. Trồng luân phiên lúa mùa, bắp, khoai lang
C. Trồng một vụ lúa và một vụ mùa trong năm
D. Trồng dừa xen với ca cao
* ĐA: B
Câu 2: TH
* Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
* Hãy chọn các từ, cụm từ: sản phẩm thu hoạch, ánh sáng, độ phì nhiêu, sâu bệnh, điều hòa dinh dưỡng, đất đai để điền vào chổ trong các câu sau:
- Luân canh làm cho đất tăng 1 .., 2 ..và giảm 3 .
- Xen canh nhằm sử dụng hợp lí 4 , 5 .và giảm sâu bệnh
- Tăng vụ nhằm góp phần tăng 6 .
* ĐA: 1. độ phì nhiêu
2. điều hòa dinh dưỡng
3. sâu bệnh
4. sâu bệnh
5. ánh sáng 
6. sản phẩm thu hoạch
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ
* Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Cho ví dụ minh họa
* ĐA: - Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
VD: Lúa – ngô- cà chua
 - Xen canh là trên cùng một diện tích, trồng 2 loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng 
VD: Trồng ngô xen với đậu tương trong vụ đông xuân
 - Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
VD: Tăng số vụ gieo trồng trong năm: 2 vụ lúa, 1 vụ màu
Phần 2: LÂM NGHIỆP
Chương I. KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Bài 22. VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
*MT: Biết tác dụng của việc trồng rừng
* Ở vùng ngập mặn ven biển, người ta trồng rừng đước, mắm, tràm nhằm mục đích:
A. lấn biển B. chắn sóng biển, bảo vệ đê 
C. cung cấp gỗ tiêu dùng D. thay đổi khí hậu
* ĐA: B
Câu 2: TH
* MT: Hiểu được vai trò của rừng phòng hộ
* Rừng có tác dụng phòng hộ vì có khả năng:
A. hạn chế dòng chảy, chắn gió, lấn biển
B. làm sạch môi trường không khí
C. cung cấp gỗ
D. Nơi nghiên cứu khoa học
* ĐA: A
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích nguyên nhân dẫn đến rừng bị phá hoại, suy giảm
* Rừng bị suy giảm, phá hoại là do các nguyên nhân nào?
* ĐA: Rừng bị phá hoại, suy giảm là do khai thác lâm sản tự do bừa bãi, khai thác kiệt nhưng không trồng rừng thay thế, đốt rừng làm nương rẫy và lấy củi, phá rừng khai hoang và chăn nuôi .
Bài 23. LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG 
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
*MT: Nêu được các công việc tạo nền đất gieo ươm cây rừng
* Để tạo nền đất gieo ươm cây rừng, người ta tiến hành:
A. đập và san phẳng nèn đất
B. phát hoang nền đất
C. lên luống đất, đóng bầu đất
D. đập đất và lên luống
* ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Biết các yêu cầu khi chọn vườn gieo ươm
* Khi chọn nơi đặt vườn gieo ươm phải đạt những yêu cầu sau:
A. xa nơi trồng rừng
B. độ pH từ 5-6
C. đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại
D. đất sét
* ĐA: C
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: hiểu được các công việc làm đất gieo ươm cây rừng
* Trình bày quy trình làm đất gieo ươm cây rừng 
* ĐA: 
Đất hoang à Dọn cây à Cày sâu, bừa kĩ, à Đập và san à Đất tơi xốp
hay đã qua hoang dại	 khử chua, diệt ổ phẳng đất
sử dụng	 sâu, bệnh hại
Bài 24. GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2câu)
Câu 1: NB
*MT: Nêu được mục đích của việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
* Mục đích của việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng là: 
A. loại bỏ các yếu tố có hại đến nảy mầm của hạt
B. Ngăn chặn rửa trôi hạt giống
C. tạo hoàn cảnh sống thuận lợi để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt
D. kích thích mầm phát triển tốt
*ĐA: C
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được quy trình gieo hạt
* Nêu quy trình gieo hạt cây rừng
* ĐA: Quy trình gieo hạt: gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, bệnh, bảo vệ luống gieo

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_cong_nghe_lop_7.doc