Giáo án Địa lí 7 - Bài 25: Tự nhiên châu Âu - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lí 7 - Bài 25: Tự nhiên châu Âu - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức

-Biết được giới hạn, vị trí địa lí của châu Âu.

-Trình bày ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm TN cơ bản của Châu Âu.

*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích 1 số đặc điểm TN cơ bản của Châu Âu.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp về vấn đề khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt.

- Năng lực Địa lí: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, sử dụng LĐ, tranh, ảnh, nhận biết được đặc điểm TN của châu Âu.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ Trái Đất.

 

doc 7 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Bài 25: Tự nhiên châu Âu - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 31/12/2021
CHÂU ÂU
TIẾT 37. BÀI 25: TỰ NHIÊN CHÂU ÂU (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Biết được giới hạn, vị trí địa lí của châu Âu.
-Trình bày ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm TN cơ bản của Châu Âu.
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích 1 số đặc điểm TN cơ bản của Châu Âu.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp về vấn đề khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt. 
- Năng lực Địa lí: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, sử dụng LĐ, tranh, ảnh, nhận biết được đặc điểm TN của châu Âu. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ Trái Đất.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Lược đồ tự nhiên châu Âu
- Thiết bị điện tử.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
GV chiếu slide lược đồ tự nhiên Châu Âu.
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết, HĐ cá nhân (5') trả lời câu hỏi phần khởi động.
- HS thực hiện lệnh, báo cáo kết quả, chia sẻ bổ sung.
- GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
Tiết 37
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2.1. Tìm hiểu về giới hạn, VTĐL, địa hình
- Mục tiêu: 
+ Biết được giới hạn, VTĐL của châu Âu.
+ Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Âu.
- Cách thức tổ chức
- GV chiếu Slide: Lược đồ tự nhiên châu Âu, hướng dẫn HS quan sát.
GV yêu cầu HS quan sát + TT SHD T50. HĐ cặp đôi (5') thống nhất, hoàn thiện các yêu cầu của mục 1. Báo cáo kết quả trên lược đồ.
- HS HĐ cặp đôi làm yêu cầu mục 1.
- GV nhận xét, chốt KT
H: H·y nhËn xÐt ®­êng bê biÓn ch©u ¢u? §äc tªn vµ x¸c ®Þnh c¸c biÓn vµ b¸n ®¶o trªn b¶n ®å?
- HS trả lời, chia sẻ
2. Tìm hiểu Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, thực vật
* HĐ cặp đôi:
GV chiếu Slide: Lược đồ khí hậu châu Âu, hướng dẫn HS quan sát.
GV yêu cầu HS quan sát + TT SHD T50. HĐ cặp đôi (5') thống nhất, hoàn thiện các yêu cầu của mục 2a. Báo cáo kết quả trên lược đồ.
HS HĐ cặp đôi làm yêu cầu mục 2a.
GV nhận xét, chốt KT.
GV nhấn mạnh: Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn đới nên phía tây ấm áp, mưa nhiều hơn phía đông châu lục
H: Ch©u ¢u cã dßng biÓn nµo ch¶y qua? Ch¶y ë phÝa nµo cña ch©u lôc? 
(v× vậy mà vÒ mïa ®«ng biÓn B¾c kh«ng ®ãng b¨ng cßn biÓn Ban tÝch l¹i ®ãng b¨ng trong mïa ®«ng tíi 3 th¸ng).
1. Tìm hiểu về giới hạn, VTĐL, địa hình
* Vị trí:
- Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 36Bắc => 71Bắc, thuộc lục địa Á - Âu
- Phía đông ngăn cách với châu Á bởi dãy núi Uran, có 3 mặt giáp biển và đại dương.
* Địa hình:
- Có 3 dạng chính:
+ Đồng bằng: Là chủ yếu chiếm 2/3 diện tích châu lục, kéo dài từ Tây sang Đông.
+ Núi già: Ở phía Bắc và trung tâm châu lục.
+ Núi trẻ: Ở phía Nam châu lục.
* Bờ biển:
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.
2. Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, thực vật
a. KhÝ hËu 
- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. 
- Phía bắc có khí hậu hàn đới, phía nam có khí hậu địa trung hải.
Tiết 38
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Sông ngòi và thực vật
- Mục tiêu: Trình bày và giửi thích ở mức độ đơn giản 1 số đặc điểm TN cơ bản của Châu Âu.
- Cách tiến hành:
GV chiếu Slide: Lược đồ tự nhiên châu Âu, hướng dẫn HS quan sát.
GV yêu cầu HS quan sát + TT SHD T51. HĐ cặp đôi (5') thống nhất hoàn thiện các yêu cầu của mục 2b. Báo cáo kết quả trên lược đồ.
HS HĐ cặp đôi làm yêu cầu mục 2b.
GV nhận xét, chốt KT
H: Nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu? Các sông lớn đổ nước vào biển và đại dương nào? 
HS trả lời, chia sẻ
H: Tại sao các sông thường đóng băng vào mùa đông? Xác định một số sông lớn trên bản đồ?
HS trả lời, chia sẻ
H: Nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu? Các sông lớn đổ nước vào biển và đại dương nào? 
HS trả lời, chia sẻ
H: Nêu mối quan hệ của khí hậu và sự phân bố thực vật thể hiện như thế nào?
HS trả lời, chia sẻ.
* Hoạt động 2: Khám phá các môi trường tự nhiên
- Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm các môi trường TN châu Âu.
- Cách tiến hành:
* HĐ nhóm:
GV chiếu Slide: Lược đồ tự nhiên châu Âu, H3 SHD T51, hướng dẫn HS quan sát.
GV yêu cầu HS quan sát + TT SHD T52. HĐ nhóm 4 (10') thống nhất các yêu cầu của phiếu học tập. 
HS HĐ nhóm 4 làm yêu cầu phiếu học tập.
GV nhận xét, chốt KT.
H: Qua bảng trên, hãy so sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương, ôn đới lục địa và địa trung hải ?
H: Tại sao ở châu Âu thực vật lại thay đổi từ tây sang đông từ bắc xuống nam?
(Do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi từ từ tây sang đông, từ bắc xuống nam nên cũng làm cho thực vật thay đổi theo)
* GV nhấn mạnh: 
- Cách nhận biết biểu đồ khí hậu qua yếu tố nhiệt độ, lượng mưa.
- Vai trò của dòng biển nóng Bắc ĐTD và gió Tây Ôn đới đối với khí hậu châu Âu.
b. Sông ngòi và thực vật
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có lượng nước dồi dào.
- Các sông lớn: S.Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga.
* Thực vật:
- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
3. Khám phá các môi trường tự nhiên
(Nội dung : bảng 1 KT chuẩn)
3. Hoạt đông luyện tập 
Tiết 37
- Gv y/c Hs xác định trên lược đồ vị trí và giới hạn của Châu Âu.
Tiết 38
- Xác định trên lược đồ tên các sông lớn ở châu Âu. Kể tên và nêu sự phân bố các thảm thực vật ở châu Âu.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS về nhà viết 1 đoạn văn ngắn về hiện tượng “Đêm trắng” diễn ra ở vùng cực Bắc của châu Âu.
5. Hướng dẫn về nhà	
- Học bài theo nội dung phần 1.
- Ôn lại cách phân tích biểu đồ khí hậu, cách đọc lát cắt thực vật theo độ cao.
- Giao bài tập phân tích biểu đồ khí hậu về nhà HS chuẩn bị trước.
Môi trường
Đặc điểm (Khí hậu, sông ngòi, thực vật)
Nơi phân bố
a. Ôn đới hải dương
- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C. Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.
- Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng.
- Thực vật: Rừng lá rộng: sồi, dẻ ...
-> Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc ĐTD và gió Tây Ôn đới.
Ven biển Tây Âu.
b. Ôn đới lục địa
- Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ nhiều tháng nhiệt độ dưới 00C. Mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hạ do băng tuyết tan. Mùa đông đóng băng.
- TV thay đổi từ bắc xuống nam. Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.
-> Do vào sâu trong lục địa ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới giảm.
Khu vực Trung Âu và Đông Âu.
c. Địa trung hải
- Mùa thu - đông không lạnh lắm, có mưa. Mùa hạ nóng, khô.
- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.
- Thực vật: Rừng thưa gồm cây lá cứng và xanh quanh năm.
-> Do nằm ở vĩ độ thấp.
Nam Âu và ven biển Địa Trung Hải
d. Môi trường núi cao
-> Do ảnh hưởng của độ cao. - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, sườn tây mưa nhiều. Nơi bắt nguồn của các dòng sông lớn.
- TV thay đổi theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi (H52.4)
Dãy núi An-pơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_7_bai_25_tu_nhien_chau_au_nam_hoc_2021_2022.doc