Giáo án Địa lí 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Ngọc Châm

Giáo án Địa lí 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Ngọc Châm

I. Mục tiêu

 Sau bài học, HS cần:

 - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. Đồng thời nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới.

 - Rèn luyện KN đọc bản đồ phân bố dân cư, rèn luyện KN nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.

II. Phương tiện dạy học

 - Bản đồ phân bố dân cư thế giới

 - Bản đồ tự nhiên thế giới

 - Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới

III. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra

 ? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số.

 ? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết.

 3. Bài mới

 3.1 Mở bài:

 Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất với 3 chủng tộc chính. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng nhiều nơi rất thưa vắng người. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sống và khả năng cải tạo tự nhiên của con người. Bài học hôm nay của chúng ta là: Tiết 2. bài 2: Sự phân bố dân cư. các chủng tộc trên thế giới

 

doc 95 trang Trịnh Thu Thảo 4070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Ngọc Châm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Phần I: Thành phần nhân văn của môi trường
Tiết 1 Bài 1: Dân số
I. Mục tiêu
 Sau bài học HS cần:
 	- Có những hiểu biết căn bản về: dân số và tháp tuổi; dân số là nguồn lao động của một địa phương; tình hình nguyên nhân của sự gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
 	- Hiểu và nhận xét được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số. Mặt khác rèn luyện KN đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi
II. Các phương tiện dạy học
 	- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ công nguyên đến năm 2050 (phóng to từ SGK)
 	- Biểu đồ gia tăng dân số địa phương nếu có.
 	- Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Bài mới
 2.1 Mở bài
 Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX, trong khi đó diện tích của Trái Đất thì không ngừng bị thu hẹp. Vì thế đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội loài người. Vậy ngay bây giờ chúng ta phải làm gì? để hiểu rõ hơn về hiện trạng và thách thức của dân số đối với xã hội loài người chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 1, bài 1: Dân số
 2.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
HĐ 1: HS làm việc cá nhân tìm hiểu làm thế nào để biết được dân số của một địa phương và cách thể hiện số dân.
 ? Bằng cách nào để biết dân số của một địa phương
 ? Trong điều tra dân số người ta cho biết được điều gì
 ? Dân số thường được thể hiện ra sao
 ? Các em có trông thấy "tháp tuổi" như trong bài này bao giờ chưa?ở đâu vậy? Tháp tuổi này dùng để làm gì?
HĐ 2 : HS đọc và phân tích tháp tuổi
 ? Quan sát 2 hình tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:
 + Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái?
 + Hình dạng của 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào? tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
 GV hướng dẫn HS cách đọc và nhận xét tháp tuổi.
 + Số bé trai(bên trái) và bé gái(bên phải) của tháp tuổi thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu.ở tháp tuổi thứ 2, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.
 + Nhận xét: Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thon dần, đỉnh tháp nhọn.Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp thu hẹp lại, thân tháp phình rộng ra => số người trong độ tuổi lao động(tô màu xanh biển) ở tháp tuổi thứ 2 nhiều hơn ở tháp tuổi thứ nhất.
 Kết luận: Tháp tuổi có hình dáng thân rộng đáy hẹp như tháp tuổi thứ 2 có số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn tháp tuổi có hình dạng đáy rộng thân hẹp như tháp tuổi thứ nhất.
- Từ 2 tháp tuổi, GV dẫn dắt HS đến hiểu biết tháp tuổi cho biết những thông tin gì?
 * Liên hệ: ? Theo em các nước phát triển, các nước đang phát triển có tháp dân số tương ứng với tháp nào mà chúng ta đã tìm hiểu.
 HĐ 3: HS tìm hiểu các thuật ngữ.
 - GV yêu cầu HS nghiên cứu trang 4 và trang 188 SGK.
? Em hãy cho biết thế nào là:
 + Tỉ lệ sinh
 + Tỉ lệ tử
 + Gia tăng dân số tự nhiên
 + Gia tăng dân số cơ giới
 HĐ 4 : HS làm việc với biểu đồ H1.2 tìm hiểu tình hình tăng dân số thế giới. 
? Quan sát H1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XX.
? Vì sao dân số thế giới có sự tăng vọt như vậy.
 * Liên hệ với thực tiễn
- GV tổng kết tình hình gia tăng dân số thế giới và giải thích lí do dân số tăng chậm vào những năm đầu công nguyên và tăng nhanh trong 2 thế kỉ gần đây.
HĐ 5 : HS đọc và phân tích biểu đồ H1.3 và H1.4. 
? Quan sát H1.3 và H1.4, so sánh 2 biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000 dưới đây cho biết: Trong giai đoạn 1950->2000 nhóm nước nào có TLGT dân số cao hơn? tại sao?
 GV dẫn dắt HS quan sát bản đồ 1.3 và 1.4 để tự rút ra được nhận xét => kết quả cần đạt:
 Gia tăng dân số ở 2 nhóm nước
+ Các nước phát triển:
. Tỉ lệ sinh tăng đầu thế kỉ XIX sau giảm mạnh.
. Sự gia tăng dân số trải qua 2 giai đoạn:
. Giai đoạn 1(1970 -1950) tăng nhanh
. Giai đoạn 2(sau 1950 - 2000) giảm nhanh
+ Các nước đang phát triển
. Tỉ lệ sinh giữ ổn định ở mức cao trong trong 1 thời gian dài trong cả hai thế kỉ XIX và XX, đã sụt giảm nhanh chóng từ sau 1950 nhưng còn ở mức cao.Trong khi đó, tỉ lệ tử lại giảm rất nhanh đẩy các nước đang phát triển vào bùng nổ dân số khi đời sống và điều kiện y tế được cải thiện.
 => Sự gia tăng dân số không đồng đều trên thế giới: dân số đang sụt giảm ở các nước phát triển và bùng nổ ở các nước đang phát triển.
 GV giải thích thế nào là "bùng nổ dân số" và yêu cầu HS đọc trên biểu đồ xem tỉ lệ sinh năm 2000 ở các nước đang phát triển và phát triển là bao nhiêu.
- GV cho HS biết từ khoảng năm 1950 thế giới bước vào bùng nổ dân số .
 ? Vì sao trên thế giới lại có sự bùng nổ dân số?
 HS quan sát TLS trên các biểu đồ 1.3 và 1950 tìm ra nguyên nhân
 ? Đối với các nước có nền kinh tế còn đang phát triển mà tỉ lệ sinh quá cao thì hậu quả sẽ như thế nào?
 HS trả lời,kết quả cần đạt:
=> Hậu quả:
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế
- Đời sống chậm cải thiện
- Tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.
* Liên hệ với thực tiễn đất nước Việt Nam
 ? Theo các em cần có những biện pháp nào để hạn chế và chấm dứt bùng nổ dân số
 HS trả lời, kết quả cần đạt:
 Biện pháp:
- Thực hiện chính sách dân số
- Phát triển kinh tế xã hội => nâng cao nhận thức của người dân .
 * Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
 GV chốt lại
1. Dân số, nguồn lao động
 - Điều tra dân số -> tổng số người
 - Dân số thường được thể hiện bằng tháp tuổi.
 - Qua tháp tuổi chúng ta có thể biết được:
. Là biểu hiện cụ thể về dân số của một địa phương
. Tháp tuổi cho biết các độ tuổi của dân số, số nam - nữ, số người trong độ tuổi dưới tuổi lao động (màu xanh lá cây), trong độ tuổi lao động (màu xanh biển) và số người trên tuổi lao động (màu cam).
. Cho biết nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
. Hình dáng tháp tuổi cho ta biết cơ cấu dân số trẻ(tháp thứ nhất) hay cơ cấu dân số già(tháp thứ 2)
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX
 - Giải thích thuật ngữ:
 + Tỉ lệ sinh
 + Tỉ lệ tử
 + Gia tăng dân số tự nhiên
 + Gia tăng cơ giới
- Tình hình tăng dân số thế giới
 + Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804
 + Tăng vọt vào năm 1960 do sự tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và y tế.
3. Sự bùng nổ dân số
- bùng nổ dân số: là tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên trên mức 210/00 => mức bùng nổ dân số.
- Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ ở nhiều nước châu á, châu phi, châu Mĩ Latinh.
- Các chính sách dân số và phát triển kinh tế-xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
 2.3 Củng cố
 ? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số.
 ? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? nêu nguyên nhân hậu quả và phương hướng giải quyết.
5. HDVN
- Học bài cũ + làm bài tập 2
- Nghiên cứu trước bài mới. Tiết 2, bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thể giới.
.. ..
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Tiết 2 Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thê giới
I. Mục tiêu
	 Sau bài học, HS cần:
 - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. Đồng thời nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới.
 - Rèn luyện KN đọc bản đồ phân bố dân cư, rèn luyện KN nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ phân bố dân cư thế giới
 - Bản đồ tự nhiên thế giới
 - Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp 
 	2. Kiểm tra
 	? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số.
 	? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết.
 	3. Bài mới
 	3.1 Mở bài: 
 Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người đã sinh sống ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất với 3 chủng tộc chính. Có nơi dân cư tập trung đông, nhưng cũng nhiều nơi rất thưa vắng người. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện sống và khả năng cải tạo tự nhiên của con người. Bài học hôm nay của chúng ta là: Tiết 2. bài 2: Sự phân bố dân cư. các chủng tộc trên thế giới
 	3.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 GV gọi một HS đọc thuật ngữ " Mật độ dân số" trang 187
 GV yêu cầu HS nghiên cứu và làm bài tập 2, GV cùng HS khái quát công thức tính mật độ dân số ở một nơi.
 ? Quan sát hình 2.1, cho biết:
 - Những khu vực tập trung đông dân
 - Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất
 GV hướng dẫn HS cách khai thác trên lược đồ các thông tin cần thiết:
 + mỗi chấm đỏ = 500000 người
 + nơi có:chấm đỏ dày: đông dân
 chấm đỏ ít hoặc không: thưa người
 - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới, HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư trên thế giới.
 - Thảo luận lớp ? Sự phân bố dân cư trên thế giới có mối quan hệ với các đặc điểm tự nhiên không? Giải thích.
 HS thảo luận,sau đó GV cùng HS đi đến các nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới và nguyên nhân của sự phân bố đó.
 ? Em có nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào.
 GV chốt lại: Ngày nay với phương tiện giao thông và kỉ thuật hiện đại, con người có thể sinh sống ở bất kì nơi nào trên Trái Đất.
 GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ: "chủng tộc" trang 186
 ? Em hãy cho biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc.
 ? Quan sát hình 2.2 và nghiên cứu SGK hãy cho biết sự khác nhau về hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc chính trên thế giới.
 GV hướng dẫn HS dựa vào cách nhận biết các chủng tộc trên thế giới để rút ra đặc điểm khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc.
 GV và HS cùng rút ra đặc điểm khác nhau giữa các chủng tộc.
 GV sử dụng bảng phụ: Đặc điểm hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc trên thế giới.
1. Sự phân bố dân cư
 - Thuật ngữ :
Mật độ dân số: Số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ(đơn vị người/ km2)
 - Công thức tính mật độ dân số
 Dân số (người) / Diện tích (km2) = MĐDS (người/km2) 
- Phân bố: 
+ Những khu vực đông dân: Đông á, Đông Nam á, Nam á, Trung Đông, Tây Phi, Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa kì, Đông nam Braxin
+ Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất Đông á và Nam á
- Nguyên nhân:
+ Những khu vực đông dân là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển như:
 . Những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn như Hoàng Hà, Sông ấn - Hằng, sông Nin 
 . Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu lục: Tây Âu va Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi
+ Những khu vực thưa dân do ĐKTN không thuận lợi cho sự sống và sự phát triển của con người: các hoang mạc, vùng cực và gần cực, vùng núi cao.
=> Sự phân bố dân cư trên thế giới không đồng đều.
 2. Các chủng tộc
- Chủng tộc là tập hợp những người có những đặc điểm hình thái bên ngoài giống nhau, di truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác như: màu da, tóc, mắt mũi 
- Cách nhận biết: màu da, tóc, mặt mũi 
- Đặc điểm hình thái bên ngoài và sự phân bố dân cư của 3 chủng tộc chính trên thế giới.
 Đặc điểm hình thái
Chủng tộc
Da
Tóc
Mắt
Mũi
Môngôlôit (Châu á)
Vàng
đen và dài
đen
thấp
Nêgrôit (Châu Phi)
Đen
xoăn ngắn
đen và to
thấp và rộng
Ơrôpêôít (Châu âu)
Trắng
nâu hoặc vàng
xanh hoặc nâu
cao hoặc hẹp
- GV chốt lại:
 + Sự khác nhau giữa cácchủng tộc chỉ là về hình thái bên ngoài. mọi người đều có cấu tạo cơ thể như nhau.
 + Sự khác nhau đó chỉ bắt đầu xảy ra cách đây 50.000 năm, khi loài người còn lệ thuộc vào thiên nhiên. Ngày nay sự khác nhau về hình thái bên ngoài là do di truyền..
 + chúng ta có thể nhận biết các chủng tộc dựa vào sự khác nhau về màu da, tóc 
 - GV nhấn mạnh tình hình sự phân bố dân cư hiện nay của 3 chủng tộc: Ngày nay 3 chủng tộc đã chung sống, làm việc ở tất cả các châu lục và quốc gia trên thế giới
 	3.3 Củng cố:
 	? Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu những khu vực nào? tại sao?
 	? Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu.
5. HDVN
- Học bài cũ + làm bài tập số 2
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 3, bài 3 - Quần cư. Đô thị hoá
.. ..
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Tiết 3 Bài 3: Quần cư. Đô thị hoá
I. Mục tiêu
	 Sau bài học, HS cần:
 	- Nắm được những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
 	- Biết được vài nét về sự lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
 	- Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc trên thực tế.
 	- Nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất trên thế giới.
II. Phương tiện dạy học
 	- Bản đồ phân bố dân cư thế giới có thể hiện các đô thị
 	- Tranh ảnh về các đô thị ở Việt nam hoặc thế giới
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp 
 	2. Kiểm tra
 	? Sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào? và chấm vở bài tập.
 	3. Bài mới
 	3.1 Mở bài: 
 Trước đây con người sống hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên. Sau đó, con người đã biết sống tụ tập, quây quần bên nhau để tạo nên sức mạnh và chế ngự thiên nhiên. Trải qua một lịch sử phát triển lâu dài các làng mạc và các đô thị dần hình thành trên bề mặt Trái Đất và hiện nay hình thành các quần cư khác nhau, một phần là do sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá. Cụ thể các vấn đề này như thế nào Tiết 3 bài 3: Quần cư. Đô thị hoá sẽ giới thiệu cho chúng ta.
 	3.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 GV yêu cầu một HS đọc thuật ngữ "quần cư" trang 188.
 ? Quan sát hai ảnh dưới đây và dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường xá ở nông thôn và thành thị khác nhau như thế nào?
 HS trả lời, GV mô tả lại sự khác nhau đó:
 + Sự khác nhau giữa quang cảnh nông thôn và quang cảnh đô thị ( H3.1 và H3.2)
* H3.1: Nhà cửa nằm giữa ruộng đồng phân tán => mật độ dân số thấp
* H3.2: Nhà cửa tập trung gồm các kiểu nhà ống, nhà cao tầng san sát nhau tạo thành phố xá => mật độ dân số cao.
 ? Em hãy cho biết sự khác nhau về HĐ kinh tế giữa hai kiểu quần cư trên?
 HS trả lời
 GV cùng HS tổng hợp so sánh sự khác nhau và rút ra đặc điểm của hai kiểu quần cư.
 GV sử dụng bảng phụ
- GV liên hệ với các kiểu quần cư ở Việt Nam.
 - GV nhấn mạnh: Xu thế là ngày càng có nhiều người sống trong các đô thị.
 - GV cho HS đọc trong SGK đoạn "Các đô thị đã xuất hiện trên thế giới" 
 ? Đô thị xuất hiện trên Trái Đất vào thời kì nào?
 HS trả lời, GV diễn giảng thêm
 ? Đô thị phát triển mạnh nhất khi nào?
 HS trả lời, GV chuẩn xác.
 - GV khái quát: Quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp
? Xu hướng dân số thế giới sống trong các đô thị như thế nào?
 HS trả lời, GV chuẩn xác.
? Quan sát H3.3, cho biết:
 + Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên.
 + Châu lục nào có nhiều siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên.
 + Đọc tên các siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ở châu á.
 + Tìm trên lược đồ số siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ở các nước phát triển và đang phát triển. Qua đó em có nhận xét gì?
- GV cho HS đọc phần "Năm 1950 đang phát triển " để kết lại ý này.
- GV cho HS biết sự tăng nhanh tự phát của dân số đô thị và các siêu đô thị đã để lại nhiều hậu quả cho môi trường, cho sức khoẻ con người. 
- GV sơ kết bài học.
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
 - Thuật ngữ : Quần cư 
 - Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
+ Quần cư nông thôn có mật độ dân số thường thấp; HĐ kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
+ Quần cư đô thị có mật độ dân số rất cao, HĐ kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị
* Quá trình phát triển đô thị hoá
- Đô thị xuất hiện trên Trái Đất từ rất sớm trong thời Cổ Đại: Trung Quốc, ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp, La Mã là lúc đã có trao đổi hàng hoá.
- Đô thị phát triển mạnh vào thế kỉ XIX, là lúc công nghiệp phát triển.
- Ngaỳ nay, số người sống trong các đô thị đã chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và có xu thế ngày càng tăng.
 Thế kỉ XVIII: 5% dân số thế giới
 Năm 2001: 46% dân số thế giới (2,5 tỉ người)
 Dự kiến năm 2025: 5 tỉ người
* Siêu đô thị 
- Trên thế giới có 23 đô thị có số dân trên 8 triệu người. 
- Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển của Châu á. 
+ Các nước đang phát triển: chiếm 16/23 đô thị.
+ Châu á có 12/23 đô thị
+ Các nước đang phát triển ở Châu á 10/23 đô thị.
 	3.3 Củng cố:
 	? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.
5. HDVN
- Học bài cũ + làm bài tập số 2
- Nghiên cứu trước bài : Tiết 4, bài 4-Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Tiết 4 Bài 4: Thực hành
Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
I. Mục tiêu
	Qua tiết thực hành, củng cố cho HS:
 	- Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân số không đồng đều trên thế giới. 
 	- Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu á.
 	- Củng cố và nâng cao thêm một bước các KN sau:
 	+ Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư và các đô thị trên lược đồ dân số.
	+ Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số.
	+ Đọc sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi một địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi.
	Qua các bài tập thực hành, HS được củng cố KT, KN đã học của toàn chương và biết vận dụng vào việc tìm hiểu thực tế dân số châu á, dân số một số địa phương.
II. Phương tiện dạy học
 	- Bản đồ hành chính Việt Nam
	- Bản đồ tự nhiên châu á
 	- Lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình (năm 2000)
	- Tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999
	- Lược đồ phân bố dân cư châu á.
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp 
 	2. Kiểm tra
 	? Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.
	 Kiểm tra sự chuẩn bị bài thực hành của HS.
 	3. Bài mới
 	3.1 Mở bài
	Số lượng người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX và có sự phân bố dân cư không đều; trong đó châu á là khu vực có dân số đông nhất và phân bố không đều giữa các khu vực. Xét về phạm vi lãnh thổ nhỏ hơn thì Việt Nam là một quốc gia đông dân và có sự phân bố dân cư cũng không đều. Bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ xem xét các vấn đề trên : Bài 4, Thực hành : Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi 
 	3.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 GV yêu cầu một HS xác định yêu cầu bài thực hành 
 - HS HĐ cá nhân
 - GV yêu cầu HS nghiên cứu và làm bài tập 2
 GV hướng dẫn HS tiến hành phân tích so sánh hai tháp tuổi theo trình tự: 
+ So sánh nhóm dưới tuổi lao động ở tháp tuổi năm 1989 và 1999 để thấy sự thay đổi.
+ So sánh nhóm tuổi lao động ở tháp tuổi năm 1989 và 1999 để thấy nhóm tuổi này ở tháp nào cao hơn? Nói lên điều gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi ở bài tập 3.
 GV hướng dẫn HS làm bài tập 3: Lặp lại đúng tiến trình như ở bài tập 1 và GV dẫn dắt HS từng bước:
+ Đọc tên lược đồ
+ Đọc các kí hiệu trong bản chú giải để hiểu ý nghĩa và giá trị của chấm trên lược đồ.
+ Tìm trên lược những nơi tập trung các chấm nhỏ (500.000 người dày đặc), đặc điểm này nói lên điều gì về MĐDS? Các chấm nhỏ này phân bố ở khu vực nào?
+ Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn (các siêu đô thị) từ đây xác định nơi phân bố.
- GV yêu cầu HS đối chiếu lược đồ H.4.4 và H.2.1, H.3.3 để thấy rõ hơn sự phân bố dân cư và các đô thị ở châu á
I. Yêu cầu bài thực hành
- Đọc lược đồ mật độ dân số của tỉnh Thái Bình (năm 2000)
- Phân tích và so sánh tháp tuổi của TP Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999.
- Đọc và phân tích lược đồ phân bố dân cư châu á.
II. Cách thức tiến hành
Bài tập 2: Tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999
- Hình dạng tháp có sự thay đổi: Đáy tháp có xu hướng thu hẹp, đặc biệt là độ tuổi từ 0 - 4 tuổi.
Nhóm tuổi
1989
1999
0 - 4
8,8%
8,1%
=> Sau 10 năm, dân số TP HCM đã "già đi"
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi ( nhóm tuổi)
+ Nhóm tuổi tăng về tỉ lệ là 15-19 tuổi( thân tháp phình rộng ra)
+ Nhóm tuổi giảm về tỉ lệ là 0-14 tuổi ( đáy tháp thu hẹp)
=> dân số TP HCM có sự giảm về tỉ lệ sinh.
Bài tập 3: Phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu á.
- Khu vực tập trung đông dân ở châu á: Đông á, Nam á, Đông Nam á
- Các đô thị lớn ở châu á thưòng phân bố ở dọc ven biển hay dọc các con sông lớn.
3.3 Củng cố, đánh giá:
 	- GV kết luận đánh giá kết quả làm việc của HS 
5. HDVN
 HS về nhà: - Hoàn thành bài thực hành vào vở
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 5 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
.. ..
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Phần II: Các môi trường địa lí
Chương I: Môi trường đới nóng. Hoạt Động kinh tế của con người ở đới nóng.
Tiết 5 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
I. Mục tiêu
	 Sau bài học, HS cần:
 	- Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng.
 	- Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm( nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm).
 	- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
 	- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một số đoạn văn miêu tả và một số ảnh chụp.
II. Phương tiện dạy học
 	- Bản đồ khí hậu thế giới hay bản đồ các miền tự nhiên thế giới.
 	- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác (rừng ngập mặn)
	- Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK.
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp 
 	2. Kiểm tra
 	GV chấm vở bài tập thực hành của 5 HS
 	3. Bài mới
 	3.1 Mở bài
	GV giới thiệu: Trên thế giới có 3 môi trường địa lí được phân bố thành 5 vành đai bao quanh Trái Đất: 1 đai môi trường đới nóng, 2 đai môi trường đới ôn hoà và 2 đai môi trường đới lạnh. 
	GV hướng dẫn HS đọc lược đồ 5.1 để nhận biết một cách dễ dàng hơn.
 	GV giới thiệu tổng quát về đới nóng nhằm khêu gợi sự chú ý của HS vào bài học : 
 	3.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 ? Quan sát lược đồ H.5.1, em hãy xác định vị trí đới nóng.
 GV hướng dẫn HS dựa vào 2 đường vĩ tuyến 300B và 300N hay 2 đường chí tuyến để xác định 
? Với vị trí trên đới nóng có nhiệt độ như thế nào? Có loại gió gì?
? So sánh diện tích đới nóng với diện tích đất nổi trên thế giới, em có nhận xét gì?
? Giới thực, động vật đới nóng có đặc điểm như thế nào?
? Dựa vào H.5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?
- GV cho HS biết: môi trường hoang mạc có cả ở đới nóng và đới ôn hoà nên sẽ học riêng.
? Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên hình 5.1.
- GV xác định vị trí của Xin-ga-po trên lược đồ
? Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po (vĩ độ 10B) và nhận xét:
+ Đường biểu diễn trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin-ga-po có đặc điểm gì? 
+ Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm khoảng ra sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng bao nhiêu milimét? 
 GV dẫn dắt cho HS rút ra nhận xét về đặc điểm cơ bản khí hậu xích đạo ẩm qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po. 
=> Kết quả cần đạt của H.5.2
Ÿ Đường nhiệt độ ít dao động và ở mức cao trên 250C -> Nóng quang năm
Ÿ Cột mưa tháng nào cũng có và ở mức trên 170mm -> mưa nhiều và tháng nào cũng có mưa
(Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là 80mm).
 ? Dựa vào sự phân tích biểu đồ khí hậu của Xin-ga-po và SGK nêu tính chất khí hậu môi trường xích đạo ẩm. 
? Quan sát ảnh và hình vẽ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm, cho biết: Rừng có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
? Giới thực vật, động vật ở đây như thế nào?
I. Đới nóng
- Vị trí: nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến nên còn gọi là đới nóng"nội chí tuyến"
- Nhiệt độ cao
- Gió: Tín phong Đông Bắc
 Tín phong Đông Nam
- Đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên thế giới
- Giới thực, động vật đa dạng và phong phú
- Các kiểu môi trường đới nóng:
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
II. Môi trường xích đạo ẩm
1. Khí hậu
- Về nhiệt độ:
 + Nhiệt độ trung bình từ 250 C - 280 C
 + Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông (BĐNN) thấp: 30C
 + Nóng nhiều quanh năm
- Về lượng mưa:
 + Mưa nhiều quanh năm
 + Lượng mưa trung bình từ 1500 - 2500 mm
=>Nóng ẩm quanh năm
2. Rừng rậm xanh quanh năm
- Rừng rậm rạp xanh quanh năm có nhiều tầng cây từ trên cao xuống đến mặt đất có các tầng cây chính: Tầng cây vượt tán, tầng cây gỗ cao, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây bụi, tầng cỏ quyết.
- Có nhiều loài chim thú sinh sống.
	3.3 Củng cố
 	GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK .
5. HDVN
- Học bài cũ 
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 6, bài 6. Môi trường nhiệt đới
.. ..
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Tiết 6 Bài 6: Môi trường nhiệt đới
I. Mục tiêu
	 Sau bài học, HS cần:
 	- Nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới (nóng quanh năm và có thời kì khô hạn) và lượng mưa thay đổi : càng về gần chí tuyến càng giảm dần và thời kì khô hạn càng kéo dài) .
 	- Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xa van hay đồng cỏ cao nhiệt đới
 	- Củng cố và rèn luyện KN đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho HS
 	- Củng cố KN nhận biết môi trường địa lí cho HS qua ảnh chụp.
II. Phương tiện dạy học
 	- Bản đồ khí hậu thế giới.
 	- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường nhiệt đới
	- ảnh Xa van hay trảng cỏ nhiệt đới và các động vật trên Xa van Châu Phi, Ô- xtrây-li-a.
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp 
 	2. Kiểm tra Trả lời câu 4 trong SGK
 	3. Bài mới
 	3.1 Mở bài
	Khí hậu môi trường nhiệt đới so với môi trường xích đạo ẩm có gì khác nhau? Các đặc điểm tự nhiên khác ở đây như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó ta vào bài mới tìm hiểu: Tiết 6 - Bài 6 : Môi trường nhiệt đới
 	3.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 ? Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên H.5.1.
 (Từ khoảng vĩ tuyến 50 đến đường chí tuyến ở cả hai bán cầu)
- GV yêu cầu HS xác định vị trí của các điểm Ma-la-can(Xu - đăng) và Gia-mê-na(Sát)
 < Ma-la-can(Xu - đăng) : 90B
 Gia-mê-na(Sát) : 120B >
? Quan sát các biểu đồ dưới đây, nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới.
HS trả lời, kết quả cần đạt: * Nhận xét biểu đồ: 
+ Đường nhiệt độ: dao động mạnh từ 220C đến 340C và có 2 lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3- 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt trời đi qua thiên đỉnh).
+ Các cột mưa chênh lệch nhau từ Omm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía 2 chí tuyến và thời kì khô hạn cũng tăng lên(từ tháng 8-9).
 Từ đó GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu nhiệt đới và những khác biệt so với khí hậu xích đạo ẩm. GV bổ sung, chuẩn KT.
 ? So sánh Xa van ở Kê-ni-a và Xa van ở Cộng Hoà Trung Phi vào mùa mưa thông qua H.6.3 và H.6.4, em có nhận xét gì?
(Xa van ở Kê-ni-a ít mưa hơn và khô hạn hơn Cộng Hoà Trung Phi, nên cây cối ít hơn, cỏ cũng không xanh tốt bằng).
- GV kết luận: ở MTNĐ, lượng mưa và thời gian khô hạn có ảnh hưởng đến thực vật, đến con người và thiên nhiên. Xa van hay đồng cỏ cao nhiệt đới là thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới.
- GV: Từ sự thay đổi lượng mưa trong năm theo mùa ở Môi trương nhiệt đới theo em: 
? Cây cối biến đổi như thế nào trong một năm?
? Mực nước sông thay đổi như thế nào trong một năm? 
? Đất đai sẽ như thế nào khi mưa tập trung vào một mùa?
? Cây cối sẽ thay đổi như thế nào trong khi chúng ta đi từ xích đạo về 2 chí tuyến?
 HS trả lời, GV chuẩn KT
? Tại sao khí hậu nhiệt đới có 2 mùa mưa và khô hạn rõ rệt lại là một trong những khu vực đông dân trên thế giới?
? Tại sao diện tích xa van đang ngày càng được mở rộng?
(do lượng mưa ít và do xa van, cây bụi bị phá đi để làm nương rẫy, lấy củi .)
1. Khí hậu
*Đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới:
- Về nhiệt độ: 
+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 220C 
+ Biên độ nhiệt năm càng gần chí tuyến càng cao: đến hơn 100C => lớn
+ Có hai lần nhiệt độ tăng cao lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh
 - Về lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm từ 500->1500mm, giảm dần về phía 2 chí tuyến.
+ Có 2 mùa rõ rệt: một mùa mưa và một mùa khô hạn, càng về 2 chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài (từ 3 đến 8-9 tháng )
=>Khí hậu nhiệt đới có dặc điểm là nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa. Càng gần 2 chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa:
+ Thực vật: mùa mưa: cây cỏ tốt tươi
 mùa khô: cây cỏ úa vàng
+ Động vật: mùa mưa: chim thú linh hoạt
 mùa khô: chim thú di cư.
+ Sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
+ Đất Fe ra lít đỏ vàng.
- Càng về gần 2 chí tuyến cây cối càng nghèo nàn khô cằn: Rừng thưa -> đồng cỏ cao nhiệt đới (xa van)->vùng cỏ mọc thưa thớt, vài đám bụi gai.
- Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây nông nghiệp => khu vực đông dân của thế giới.
- Diện tích xa van và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng.
	3.3 Củng cố
 HS làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống từ thích hợp: Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến . đến .. ở cả 2 bán cầu.
Câu 2: Điền Đ vào ô trống ý em cho là đúng. Đặc điểm của môi trường nhiệt đới là:
	c 	Thiên nhiên thay đổi theo mùa rõ rệt (có một mùa mưa và một mùa khô. 
	c 	Trong năm có đủ 4 mùa 
	c 	Mùa mưa cây cối tươi tốt, sông đầy nước 
	c 	Thời kì khô hạn nước sông giảm. 
	c 	Hình thành đất Fe ra lít do chất Ô xít sắt, nhôm tích tụ gần mặt đất 
5. HDVN
- Học bài cũ + làm bài tập 4
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 7, bài 7 : Môi trường nhiệt đới gió mùa
.. ..
Soạn:........................	Dạy:........................... 	 
Tiết 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
I. Mục tiêu
	 Sau bài học, HS cần:
 	- Nắm được sơ bộ nguyên nhân hình thành gió mùa đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.
 	- Nắm được 2 đặc điểm cơ bản của mô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_7_hoc_ky_1_nam_hoc_2016_2017_le_thi_ngoc_cham.doc