Giáo án Địa lí 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Ngọc Châm

Giáo án Địa lí 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Ngọc Châm

I. Mục tiêu

 Sau bài học, HS cần:

 - Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ ở Trung và Nam Mĩ.

 - Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu-Ba.

 - Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.

 - Rèn luyện KN nhận xét thông qua lược đồ.

II. Phương tiện dạy học.

 - Bản đồ các nước Châu Mĩ

 - Bản đồ dân cư Châu Mĩ

III. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra

? Nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ. Nhận xét?

? Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ

3. Bài mới

3.1. Mở bài

 Các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập, chủ quyền. Sự hợp huyết giữa người Âu, người Phi và người Anh-điêng đã làm cho Trung và Nam Mĩ có thành phần người lại khá đông và xuất hiện nền văn hoá Mĩ la tinh độc đáo.

 

doc 83 trang Trịnh Thu Thảo 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Ngọc Châm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:........................	
Dạy:........................... 	 
Tiết 39 Bài 34: Thực hành
So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi
I. Mục tiêu
	Sau khi thực hành, HS cần:
- Nắm vững sự khác biệt trong thu thập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
	- Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi 
	- Rèn luyện KN bản đồ và lập bảng so sánh
II. Phương tiện dạy học
 	- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (phóng to theo SGK)
III. Tiến trình dạy học
	 1. ổn định lớp 
	 2. Kiểm tra
	 ? Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi.
	 ? Em có nhận xét gì về kinh tế của các nước khu vực Nam Phi. Nêu một số đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của cộng hoà Nam Phi.
 3. Bài mới
3.1. Mở bài 
 GV nêu yêu cầu bài thực hành 
3.2. HĐ dạy học 
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
 ? Quan sát H34.1, cho biết:
 - Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm. Các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của châu Phi?
+ Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/năm. Các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào ở châu Phi?
+ Nêu nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của châu Phi.
- HS thảo luận nhóm.
 Nhóm 1, 2: Bắc Phi
 Nhóm 3, 4: Trung Phi
 Nhóm 5, 6: Nam Phi
 HS thảo luận, GV kẻ bảng so sánh. 
 Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn xác KT.
Bài tập 1
- Các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm.
Bắc Phi 
Trung Phi 
Nam Phi
Ma-rốc
Bốt-xoa-na
An-giê-ri 
Tuy ni di 
Li - bi 
Ai Cập 
Ga-bông 
CH Nam Phi Xoa-di-len Na-mi-bi-a
=> Các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm tập trung chủ yếu ở Bắc Phi và Nam Phi
- Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/năm.
Bắc Phi 
Trung Phi 
Nam Phi
Ni-giê 
Sat 
Ga-bông
Xê-ê-ra Lê-ông Buốc-ki-na pha-xô Eri-tơ-ri-a E-ti-ô-pi-a Xô -ma-li 
Ma-la-uy 
=> Các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/năm tập trung chủ yếu ở Trung Phi 
- Nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của châu Phi: Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa 3 khu vực: Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi. 
Bài tập 2: Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi theo mẫu.
 3.3. Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét thái độ học tập của HS và sự chuẩn bị bài thực hành.
- GV cho điểm thưởng đối với nhóm hoàn thành công việc tốt nhất.
5. HDVN - Hoàn thành bài thực hành 
- Nghiên cứu trước bài mới: 	 Chương VII. Châu Mĩ
	 	Tiết 40 Bài 35: Khái quát châu Mĩ.
 ..
Soạn:........................	
Dạy:...........................
Chương VII. Châu Mĩ
Tiết 40 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
- Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu rõ châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.
- Hiểu rõ châu Mĩ là lãnh thổ của dân cư nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn liền với sự tiêu diệt thổ dân.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ
- Bản đồ nhập cư vào châu Mĩ
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra 
	Chấm vở bài tập thực hành của 5 HS 
3. Bài mới
 3.1. Mở bài
 Châu Mĩ được người châu Âu phát kiến vào cuối thế kỷ XV nên được gọi là tân thế giới. Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
 3.2 HĐ dạy học	
HĐ dạy học của GV và HS
Nội dung bài học
? Quan sát H 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?
( Tại vì: Châu Mĩ có đường kinh tuyến nằm trong khoảng từ 300T đến 1700T).
? Quan sát H 35.1, em có nhận xét gì về kích thước lãnh thổ Châu Mĩ?
 GV gợi mở 
+ Vị trí của đường xích đạo?
+ Vị trí của đường chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam?
+ Vị trí của vòng cực Bắc, vòng cực Nam? 
+ Vị trí của eo đất Trung Mĩ?
 ? Cho biết vì sao nói châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn?
(Có diện tích rộng 42 triệu km2, trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam).
 ? Quan sát H 35.1, cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma?
 HS trả lời, GV chuẩn xác KT.
 ? Quan sát H 35.2, em có nhận xét về các luồng nhập cư vào Châu Mĩ như thế nào?
 GV gợi ý cho HS: Cần nêu các luồng nhập cư vào Châu Mĩ -> nhận xét.
 HS trả lời, GV chuẩn xác.
 - GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ của mục từ đoạn: "Trước khi..... cà phê..."
 ? Qua đoạn văn trên, em hãy nêu sơ lược lịch sử nhập cư ở châu Mĩ.
 HS nêu sơ lược, GV bổ sung và chuẩn xác.
 ? Các luồng nhâp cư có vai trò quan trọng đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ như thế nào?
 HS trả lời, GV chốt lại.
 (Thành phần chủng tộc đa dạng, hình thành nhóm người lai).
 ? Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
 HS trả lời, GV chuẩn xác
 GV kết luận: Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, trải dài vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam. Do lịch sử nhập cư lâu dài, châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng, sự hợp huyết của các chủng tộc đã tạo nên các thành phần người lai.
1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km2
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây
- Châu Mĩ nằm trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam
- Tiếp giáp: 
 + Bắc Băng Dương ở phía bắc 
 + Thái Bình Dương ở phía tây
 + Đại Tây Dương ở phía đông
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Quá trình nhập cư vào châu Mĩ.
+ Người Môn-gô-lô-it di dân đến châu Mĩ từ thời tiền sử, họ chia thành người E-xki-mô ở vùng cực Bắc châu Mĩ và người Anh- điêng phân bố khắp lãnh thổ châu Mĩ.
+ Trào lưu di dân từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX từ Châu Âu là người Anh, Pháp, Đức, Xcan-đi-na-vi, I-ta-li-a và người Xla-vơ, từ châu Phi là người da đen, từ châu á là người Trung Quốc và người Nhật Bản.
=> Có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới.
- Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hoà huyết hình thành nhóm người lai.
3.3. Củng cố:
 BTTN: khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng nhất.
1. Châu Mĩ có vị trí địa lý.
a) Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây 
b) Trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam 
c) Tiếp giáp với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương 
d) Cả a, b, c đều đúng
 2. Vai trò của các luồng nhập cư đối với sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ là:
a) Tạo nên các thành phần người lai	 	c) Cả a, b đều đúng.
b) Có thành phần chủng tộc đa dạng 	d) Cả a, b đều sai.
5. HDVN
 - Học bài cũ
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 41- Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
 ..
Soạn:........................	
Dạy:........................... 	 
Tiết 41 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
I. Mục tiêu
 Sau bài học, HS cần:
 - Nắm vững đặc điểm địa hình Bắc Mĩ
 - Nắm vững sự phân hoá theo hướng kinh tuyến kéo theo sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ
 - Rèn luyện KN phân tích lát cắt địa hình, phân tích bản đồ
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ
 - Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt địa hình cắt ngang qua Hoa Kì vĩ tuyến 40oB
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra
 ? Trình bày lịch sử nhập cư vào Bắc Mĩ
 ? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng động dân cư Châu Mĩ?
 3. Bài mới
 3.1 Mở bài
 Châu Mĩ gồm ba khu vực : Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ trong đó Bắc Mĩ là khu vực phát 
triển nhất, gồm 3 quốc gia: Ca-na-da, Hoa Kì, Mê-hi-cô. Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản
nhưng khí hậu đa dạng.
 3.2 HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV,HS
Nội dung bài học
? Quan sát H 36.1 và H 36.2 nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.
 HS trả lời,GV nêu rõ
? Quan sát H 36.1,em có nhận xét gì về địa hình ở đây?
 HS trả lời,GV chuẩn xác KT
? Quan sát H 36.1 và H3 6.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các sơn nguyên của hệ thống Cooc-di-e.
 HS trả lời, GV chuẩn xác KT
 GV lấy ví dụ:
+ các dãy núi chạy song song như dãy Roc-ki, dãy Ne-va-đa
+ xen giữa là các sơn nguyên và cao nguyên như cao nguyên Cô-lô-ra-dô, sơn nguyên Mê-hi-cô.
 GV mở rộng: Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam chắn sự di chuyển của khối khí từ tây sang đông nên dẫn đến mưa nhiều ở sườn phía tây, ngược lại sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nằm sâu trong nội địa ít mưa ở dãy Cooc-đi-e.
? Quan sát H 36.2 nêu tên các khoáng chính trên hệ thống Cooc-đi-e.
 HS nêu tên, GV chốt lại.
? Miền đồng bằng ở giữa có đặc điểm địa hình như thế nào?
 HS trả lời,GV chuẩn xác
? Bắc Mĩ với địa hình lòng máng có ảnh hưởng đối với khí hậu như thế nào?
 HS trả lời, GV giải thích 
? Miền núi già và sơn nguyên bao gồm bao nhiêu bộ phận ? Nêu đặc điểm của các bộ phận .
? Dựa vào H 36.3, nêu tên các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ, cho biết kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất?
? Quan sát H 36.2 và 36.2,giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì
 HS trả lời, GV giải thích lại
? Dựa vào H 36.3 và nội dung SGK, em hãy cho biết sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ.
 HS trả lời,GV chuẩn xác
1. Các khu vực địa hình
a>Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây
 - Dãy Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở; chạy theo hướng từ bắc xuống nam, dài 9000km;
độ cao trung bình 3000-4000m; gồm nhiều dãy núi chạy song song xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên
 - Giàu tài nguyên khoáng sản
b>Miền đồng bằng ở giữa
 - Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ,cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần ở nam và đông nam.
 - Nhiều hồ rộng như Hồ Lớn với hai hệ thống sông lớn: S.Mit-xi-xi-pi, S.Mit-xu-ri
c>Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
 Bao gồm:
 - Phía bắc là sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo
 - Phía nam là miền núi già A-pa-lat hướng Đông Bắc-Tây Nam
2. Sự phân hoá khí hậu 
 - Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng,gồm:
 +Khí hậu hàn đới
 +Khí hậu ôn đới
 +Khí hậu nhiệt đới
 +Khí hậu núi cao
 +Khí hậu cận nhiệt đới
 +Khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc
 ->khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất
 - Khí hậu vừa có sự phân hoá theo chiều Bắc-Nam, vừa phân hoá theo chiều Tây-Đông:
 + Theo chiều từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
 + Khi đi từ Tây sang Đông, mỗi đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu 
ví dụ: qua vĩ tuyến 40oB của Hoa Kì, có các kiểu khí hậu: Ôn đới-> núi cao-> hoang mạc và nửa hoang mạc-> ôn đới-> núi cao -> ôn đới
 3.3 Củng cố
 Khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng
 1. Cho biết địa hình Bắc Mĩ khi đi từ tây sang đông bao gồm:
 a. Hệ thống Cooc-đi-e, miền núi già và sơn nguyên, đồng bằng
 b. Miền núi già và sơn nguyên, đồng bằng, hệ thống Cooc-đi-e
 c. Hệ thống Cooc-đi-e, đồng bằng, miền núi già và sơn nguyên
 d. Đồng bằng, hệ thống Cooc-đi-e, miền núi già và sơn nguyên
 2. Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất Bắc Mĩ
 a. Hàn đới b. Ôn đới
 c. Nhiệt đới d. Cận nhiệt
 e. Hoang mạc và nửa hoang mạc f. Cận nhiệt đới
 3. Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều:
 a. Bắc - Nam b. Tây - Đông
 c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng
5. HDVN
 - Học bài cũ
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 42 - bài 37. Dân cư Bắc Mĩ
 ..
Soạn:........................	
Dạy:........................... 	 
Tiết 42 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
I. Mục tiêu 
 Sau bài học, HS cần:
 - Nắm vững sự phân bố dân cư khác nhau giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT
 - Hiểu rõ các luồng di cư từ vùng Hồ Lớn xuống Vành đai Mặt trời
 - Rèn luyện kỷ năng đọc lược đồ
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ
 - Hoặc bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ
III. Tiến trình dạy học
 	1. ổn định lớp
 	2. Kiểm tra
 	? Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ
 	? Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó?
 	3. Bài mới
 	3.1. Mở bài
Sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ đang biến động cùng với các chuyển biến trong nền kinh tế của các quốcgia trên lục địa này. Quá trình đô thị hoá nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp, hình thành nên các dải siêu đô thị.
 	3.2. HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
? Quan sát H 37.1, cho biết sự phân bố dân cư Bắc Mĩ, qua đó em có nhận xét gì?
 GV gợi mở cho HS :
 + Với mật độ dân số dưới 1 người/Km2 thuộc vùng nào của Bắc Mĩ? tương tự với các mật độ dân số còn lại.
 + Nhận xét: Có đặc điểm phân bố dân cư ra sao?
 HS trả lời, GV chuẩn KT 
? Tại sao ở miền bắc và phía tây dân cư lại quá thưa thớt như vậy?
 HS trả lời, GV chuẩn xác
? Vậy, tại sao miền nam và phía đông Hoa Kỳ đặc biệt dãi đất ven bờ phía nam Hồ Lớn vùng duyên hải đông bắc Hoa Kỳ là khu vực tập trung đông dân cư nhất?
 HS trả lời, GV chuẩn xác và chốt lại
-> Kết quả cần đạt: 
 - Miền bắc và phía tây dân cư thưa thớt là do:
 + Khí hậu khắc nghiệt (khô hạn hoặc lạnh lẽo)
 + Địa hình hiểm trở
 + Kinh tế chưa phát triển
 - Miền nam và phía đông dân cư đông đúc là:
 + Vùng có lịch sử khai thác sớm nhất
 + Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất sinh hoạt.
 + Có nhiều thành phố và kinh tế phát triển nhất. 
 ? Cho biết sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ có sự thay đổi như thế nào?
 HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn xác
 - GV dựa vào H 37.1, giới thiệu khái quát sự phân bố các thành phố ở Bắc Mĩ.
? Cho biết vùng Hồ Lớn và duyên hải ven bờ Đại Tây Dương có những dải siêu đô thị nào?
 HS lên bảng nêu tên và xác định vị trí của các dải siêu đô thị đó.
 - GV giới thiệu về 2 dải siêu đô thị đó và nhấn mạnh tên của một siêu đô thị với số dân lớn trên 16 triệu người đó là Mê-hi-cô Xi-ti.
? Dựa vào H 37.1, nêu tên một số thành phố lớn nằm trên 2 dải siêu đô thị từ Bôt-tơn đến Oa-sinh-xtơn, từ Si-ca-gô đến Môn- trê-an. 
 - GV chốt lại
? Cho biết tầm quan trọng của quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Mĩ?
 GV gợi mở cho HS:
 + ảnh hưởng đối với sự phân bố dân cư?
 + ảnh hưởng tới sự phát triển các ngành kinh tế?
 HS trả lời, GV bổ sung và chốt lại
1. Sự phân bố dân cư
 - Phân bố dân cư rất không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phần phía tây và phía đông:
 + Dân cư thưa thớt nhất ( mật độ dưới 1 người /km 2 ): Bán đảo A lax ca và phía bắc Ca-na-da
 + Dân cư cũng thưa thớt (1-10 người /km2): phía tây trong hệ thống Cooc-di-e, dải đất đồng bằng ven bờ Thái Bình Dương có mật độ dân số cao hơn (11-50 người/km2)
 + Tập trung đông dân nhất (mật độ 51 người - 100 người/ km2): phía đông Hoa Kỳ
 + Mật độ dân cư lên tới trên 100 người/km2 là ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kỳ
 - Dân cư có xu hướng di chuyển từ vùng Hồ Lớn và duyên hải Đông Bắc Hoa Kỳ xuống Vành đai Mặt Trời, từ Mê-hi-cô sang lãnh thổ Hoa Kỳ.
 2. Đặc điểm đô thị
- Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị
- Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương hình thành nên 2 dải siêu đô thị lớn: Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và Si-ca-gô đến Môn-trê-an. 
- ảnh hưởng của qúa trình đô thị hóa:
 + Dẫn tới sự phân bố lại dân cư
 + Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kỉ thuật cao và các ngành dịch vụ
3.3 Củng cố
 	Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng:
 	1. ở Bắc Mĩ nơi có mật độ dân cư trên 100 người/km2 là:
 	a. Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-da 
 	b. Ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kỳ
 	c. Phía đông Hoa Kỳ
 	d. Phía tây trong hệ thống khu vực Cooc-đi-e
 	2. Hai dải siêu đô thị lớn ở Bắc Mĩ là:
 	a. Oa-sinh-tơn đến Si-ca-go	b. Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn
 	c. Bô-xtơn đến Môn-trê-an	d. Si-ca-go đến Môn-trê-an 
5. HDVN
 - Học bài cũ
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 43- bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
 ..
Soạn:........................	
Dạy:........................... 	 
Tiết 43 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS cần: 
- Hiểu rõ nền nông nghiệp Bắc Mĩ đem lại hiệu quả cao mặc dù bị nhiều thiên tai và phụ thuộc vào thương mại và tài chính. 
- Rèn luyện KN đọc lược đồ.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ nông nghiệp Hoa Kì hoặc bản đồ kinh tế chung Bắc Mĩ .
- Một số hình ảnh về nông nghiệp Hoa Kì (nếu có) 
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra
? Trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mĩ 
3. Bài mới
3.1. Mở bài
Nông nghiệp Bắc Mĩ là nên nông nghiệp hàng hoá, phát triển đạt đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-da với nền nông nghiệp của Mê-hi-cô. 
3.2. HĐ dạy học 
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
? Quan sát bảng số liệu: nông nghiệp các nước Bắc Mĩ (năm 2001), em có nhận xét gì?
 GV gợi mở cho HS cách nhận xét:
+ Chú ý giá trị tỉ lệ lao động trong nông nghịêp với kết quả nông nghiệp đạt được (lương thực có hạt, bò, lợn).
+ Chú ý đến số liệu dân số với lương thực có hạt.
 HS trả lời -> kết quả cần đạt:
+ Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm tỉ trọng ít trong cơ cấu lao động song kết quả nông nghiệp đạt được lại rất cao. 
+ Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Mê-hi-cô chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu lao động song kết quả nông nghiệp chưa cao. 
=> Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp ở từng nước cho thấy trình độ phát triển ở Hoa Kì và Ca-na-đa cao hơn ở Mê-hi-cô.
+ Qua số liệu dân số và lương thực có hạt ta thấy Ca-na-đa và Hoa Kì có khả năng xuất khẩu lương thực. 
-> GV chốt lại 
- HS đọc đoạn "Hoa Kì và Ca-na-da có diện tích ... thế giới"
? Dựa vào KT trong bài, hãy lập sơ đồ về các yếu tố dẫn đến nền nông nghiệp có hiệu quả cao ở Hoa Kì và Ca-na-da.
 HS lên bảng lập sơ đồ, HS khác nhận xét, bổ sung; GV chuẩn xác
- GV trích dẫn chứng:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Có diện tích đất nông nghiệp lớn (ngoài ra còn nhờ yếu tố khí hậu) 
+ Trình độ khoa học kĩ thuật cao "Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực ... 500 kg/ha"
+ Quan sát hình 38.1 cho thấy rõ hơn: Thu hoạch bông của Hoa Kì được tiến hành cơ giới hoá, năng suất cao, sản phẩm đồng bộ, ít lẫn tạp chất, thuận lợi cho khâu phân loại và chế biến, chất lượng bông vải sẽ ổn định hơn, giá trị bông được nâng cao. 
+ Dẫn đến sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao biểu hiện "Hoa Kì và Ca-na-da là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
+"Nhờ đó đã phát triển ... quy mô lớn"
- Thảo luận lớp: 
? Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp của Bắc Mĩ trong HĐ thương mại và tài chính? 
 HS trả lời; GV bổ sung, chốt lại:
+ Sản xuất hàng hoá được chuyên môn hoá cao cho sản lượng lớn, chỉ có thể tiệu thụ phần lương thực dư thừa trên thị trường thế giới. 
+ ở thị trường thế giới, Hoa Kì và Ca-na-da phải chịu sự cạnh tranh với EU và Ô-xtrây-li-a
+ Muốn duy trì sản lượng cao, chính phủ Ca-na-da và Hoa Kì phải trợ cấp tiền cho các chủ trại để họ tiếp tục sản xuất một khối lượng dư thừa nông sản hàng hoá, tạo điều kiện cho Hoa Kì lũng đoạn giá cả trên thị trường nông sản hàng hoá xuất khẩu trên thế giới. 
? Dựa vào hình 38.2, trình bày sự phân bố một số sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi trên lãnh thổ Bắc Mĩ 
 HS trả lời, GV chuẩn xác 
? Cho biết sự phân bố các ngành trồng trọt và chăn nuôi trong mối quan hệ với điều kiện tự nhiên. 
 GV gợi mở: Các sản phẩm đó tương ứng với các đới khí hậu nào? 
 HS trả lời -> kết quả cần đạt: 
+ Ca-na-da và Hoa Kì có sản phẩm nông nghiệp ôn đới và cận nhiệt.
+ Mê-hi-cô có sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. 
 GV giảng giải, chốt lại 
1. Nền nông nghiệp tiên tiến
a. Nông nghiệp Bắc Mĩ là một nền nông nghiệp có hiệu quả cao
 Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt Hoa Kì và Ca-na-da có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất và khối lượng nông sản rất lớn.
b. Sự tổ chức các đơn vị nông công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Ca-na-da
Trình độ khoa học kĩ thuật cao
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao
Nền nông nghiệp hàng hoá
c. Nông nghiệp Bắc Mĩ phụ thuộc vào HĐ thương mại và tài chính.
- Nền sản xuất hàng hoá -> cần thị trường tiêu thụ 
- Bị cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. 
- Phụ thuộc vào sự trợ cấp của Chính phủ
d. Các vùng nông nghiệp Bắc Mĩ
- Phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá rõ rệt từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
3.3. Củng cố 
? Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-da phát triển đến trình độ cao?
? Cho biết sự phân bố các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi trên lãnh thổ Bắc Mĩ.
5. HDVN
 - Học bài cũ 
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 44 - Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
 ..
Soạn:........................	
Dạy:...........................
Tiết 44 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
I. Mục tiêu
 Sau bài học, HS cần:
 - Biết được công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển đến trình độ cao
 - Hiểu rõ mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA
 - Rèn luyện KN đọc bản đồ, nhận xét bảng số liệu
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ
 - Một số hình ảnh về các ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ, công nghệ thông tin của Bắc Mĩ
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra
 ? Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-da phát triển đến trình độ cao?
 ? Tại sao nói: nền nông nghiệp Bắc Mĩ phụ thuộc vào HĐ thương mại và tài chính?
 3. Bài mới
 3.1. Mở bài 
Hoa Kì và Ca-na-da là hai cường quốc công nghiệp hàng đầu trên thế giới . Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế, được xây dựng trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật mới nhất. Các nước Bắc Mĩ đã thành lập khối kinh tế chung.
 3.2. HĐ dạy học 
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
? Dựa vào H 39.1, nêu sự phân bố các ngành công nghiệp ở Bắc Mĩ.
 HS trả lời; GV bổ sung, chốt lại
? Cho biết tại sao có sự chuyển biến trong phân bố công nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kì? Sự chuyển biến đó diễn ra ở đâu?
 HS trả lời; GV giải thích rõ, chốt lại
? Quan sát H39.2, H39.3, em hãy mô tả và giải thích.
 HS mô tả, giải thích; GV chuẩn xác KT:
+ H39.2: Tàu con thoi Cha-len-giơ giống như một chiếc máy bay phản lực hơn là một tên lửa, như vậy có thể sử dụng nhiều lần như một máy bay phản lực. Điều đó đòi hỏi một trình độ khoa học kĩ thuật phát triển cao để có thể sử dụng các thành tựu mới nhất vào cải tiến và hoàn thiện các tàu vũ trụ từ dùng một lần sang sử dụng nhiều lần.
+ H39.3: Xưởng lắp ráp máy bay Bô-ing rộng lớn ,có nhiều nhân công cán bộ kĩ thuật cùng làm việc kết hợp với nhiều máy móc lắp ráp. Việc chế tạo và lắp rắp máy bay đòi hỏi sự chính xác cao độ, việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong khi chế tạo các chi tiết máy bay phải hợp lí, khoa học, chính xác và kịp thời để có thể lắp ráp thành các máy bay hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu riêng của người sử dụng máy bay.
->ngành hàng không, vũ trụ của Hoa Kì đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, của nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới nhất vào sản xuất 
? Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ 
 HS trả lời, GV chuẩn xác
? Dựa vào bảng số liệu dưới đây, cho biết vai trò của các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ.
 HS trả lời, GV chuẩn xác KT
- GV trình bày về cơ cấu ngành dịch vụ và sự phân bố của ngành 
? Quan sát H 39.1, xác định 3 nước thành viên của NAFTA: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mêhicô. Nhận xét về ngành công nghiệp của 3 quốc gia này?
 HS nhận xét, GV chuẩn xác 
? Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa như thế nào với các nước Bắc Mĩ?
 HS trả lời, GV chuẩn xác
2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới 
 a. Sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ 
 - Công nghiệp Ca-na-đa tập trung ở các thành phố lớn phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
 - Công nghiệp Hoa Kì tập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc, phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
 - Công nghiệp Mê-hi-cô tập trung chủ yếu ở Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê hi cô.
 - Sự chuyển biến trong phân bố sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kì do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
 b. Công nghiệp Bắc Mĩ đạt đến trình độ cao
 Hoa Kì và Ca-na-đa là hai cường quốc công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế, được xây dựng trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật mới nhất.
3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế
 Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP, ví dụ:
Hoa Kì: 68%
 Ca-na-đa: 72%
Mê hi cô: 68%
4. Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)
 Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê hi cô đã thông qua Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ hình thành khối kinh tế có tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và công nghệ hiện đại, nhằm cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường thế giới.
3.3. Củng cố 
 ? Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ . Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào?
 ? Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ?
5. HDVN
 - Học bài cũ
 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 45 - bài 40. Thực hành
	Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc
 Hoa Kì và vùng công nghiệp " Vành đai Mặt Trời "
 ..
Soạn:........................	
Dạy:........................... 	 
Tiết 45 Bài 40: Thực hành
Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì 
và vùng công nghiệp " Vành đai Mặt Trời "
I. Mục tiêu 
 Sau bài học, HS cần:
 - Hiểu rõ cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật đã làm thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.
 - Hiểu rõ sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở "Vành đai Mặt trời"
II . Phương tiện dạy học
 - Lược đồ công nghiệp Hoa Kì 
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra
 Kết hợp trong dạy bài mới
 3. Bài mới 
 3.1. Mở bài 
 HS cùng GV xác định yêu cầu của bài thực hành:
 - Xác định cơ cấu ngành công nghiệp vùng Đông Bắc và giải thích nguyên nhân của vùng công nghiệp này.
 - Thấy được sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới : "Vành đai Mặt Trời"
 3.2 . HĐ dạy học
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
? Quan sát H37.1, H39.1 và dựa vào KT đã học, hãy cho biết:
 + Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì. 
 + Tên các ngành công nghiệp chính ở đây.
 + Tên các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút
 HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét; 
GV bổ sung, chuẩn xác KT.
- HS HĐ theo nhóm:
 Quan sát trên hình 40.1 và dựa vào KT đã học , cho biết:
 + Nhóm 1: Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì. Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao đông ở Hoa Kì?
 + Nhóm 2: Vị trí của vùng công nghiệp 
" Vành đai Mặt Trời " có những thuận lợi gì?
 Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV chuẩn xác
 GV nhấn mạnh : Sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì phân hoá giữa các vùng: vùng Đông Bắc bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống chủ yếu: luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hoá chất, dệt vùng phía nam và phía tây phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như hoá dầu, hàng không vũ trụ 
Bài tập 1 Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông 
Bắc Hoa Kì 
 - Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì 
 Bô-xtơn
 Niu I-ooc
 Phi-la-đen-phi-a
 Oa-sinh-tơn
 Si-ca-gô
 Đi-tơ-roi
- Tên các ngành công nghiệp chính
 Cơ khí, luyện kim đen, hoá chất, đóng tàu, dệt, khai thác chế biến gỗ.
- Các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng 
Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút
 Trong một thời gian dài, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì có những biến động lớn do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp ( 1970-1973 và 1980-1982)
Bài tập 2 Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì
 Di chuyển từ vùng Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới ở phía nam và phía Tây của Hoa Kì. 
- Nguyên nhân : Sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới ở phía nam và phía tây trong giai đoạn hiện nay. 
- Vị trí của vùng công nghiệp " Vành đai Mặt Trời" có những thuận lợi :
 + Gần biên giới Mêhicô, dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và Nam Mĩ 
 + Phía tây thuận lợi cho việc giao lưu (xuất nhập khẩu) với các nước Châu á-Thái Bình Dương. 
 3.3. Củng cố, đánh giá 
 - GV nhận xét thái độ học tập của cả lớp 
 - GV cho điểm thưởng đối với HS và nhóm có câu trả lời đúng
5. HDVN
 - Hoàn thành bài thực hành 
 - Nghiên cứu trước bài mới : Bài 41- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
 ..
Soạn:........................	
Dạy:........................... 
Tiết 46 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS cần: 
 - Nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
 - Nhận biết các đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ.
II. Phương tiện dạy học
 - Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ
 - Một số hình ảnh về các dạng địa hình ở Trung và Nam Mĩ.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra
Chấm vở thực hành của 5 HS
3. Bài mới
 3.1. Mở bài 
 Với diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, trải dài theo phương kinh tuyến từ xích đạo đến vòng cực, Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu môi trường trên Trái Đất. 
 3.2. HĐ dạy học 
HĐ dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
HĐ 1: Trình bày đặc điểm vị trí lãnh thổ khu vưch Trung và Nam Mĩ.
? Quan sát hình 41.1 và nội dung đoạn đầu trong mục 1 SGK, hãy cho biết đặc điểm vị trí lãnh thổ Trung và Nam Mĩ.
 GV sử dụng các câu hỏi gợi mở:
+ Nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? 
+ Tiếp giáp với những nước nào? biển và đại dương nào?
+ Gồm những phần đất nào?
+ Diện tích khu vực là bao nhiêu?
+ Nơi rộng nhất và hẹp nhất là bao nhiêu km?
 HS trả lời, GV chuẩn xác
? Những đặc điểm về vị trí và lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới khí hậu của khu vực?
? ý nghĩa của kênh đào Pa-na-ma 
 => GV chốt lại 
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên khu vực Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti.
 HS làm việc theo cặp / nhóm:
? Dựa vào hình 5.1, 41.1 SGK, nội dung của mục 1a và hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành phiếu học tập theo gợi ý sau:
+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti nằm trong môi trường tự nhiên nào?
+ Loại gió thổi quanh năm là gió gì? Hướng gió thổi?
+ Địa hình có đặc điểm gì ?
+ Thảm thực vật đặc trưng của khu vực? 
 GV gọi đại diện 3 nhóm bất kì trình bày, các nhóm được gọi cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, GV chuẩn xác KT.
 - Liên hệ với thực tế: thiên nhiên khu vực này có gì giống thiên nhiên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_7_hoc_ky_2_nam_hoc_2016_2017_le_thi_ngoc_cham.doc