Giáo án Địa lí Lớp 7 - Học kì I

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Học kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh học về:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các con sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.

2. Năng lực

- Năng lực Địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên của châu Âu.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,. tìm tòi; tăng cường khai thác Internet trong học tập .

+ Năng lực vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lý về tự nhiên châu Âu.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.

- Yêu vẻ đẹp tự nhiên của châu Âu.

 

docx 132 trang phuongtrinh23 26/06/2023 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU
Bài 1
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Học sinh học về:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các con sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
2. Năng lực
- Năng lực Địa lí: 
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên của châu Âu.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,... tìm tòi; tăng cường khai thác Internet trong học tập .
+ Năng lực vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ và tự học: thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lý về tự nhiên châu Âu.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.
- Yêu vẻ đẹp tự nhiên của châu Âu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Các phiếu học tập.
- Bảng nhóm, bút lông, giấy A0, bút màu (chuẩn bị cho HS).
- Hình ảnh, video về tự nhiên châu Âu.
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp.
- Bút màu, giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu ( . phút)
a) Mục tiêu: Huy động kiến thức hiểu biết của học sinh về châu Âu.
b) Nội dung: HS được yêu cầu chia nhóm chơi trò chơi “Nhanh mắt đoán hình”, sau đó cho biết em nghĩ tới châu lục nào khi xem các hình đó, trình bày một số thông tin em biết về châu lục đó.
c) Sản phẩm: Đáp án trong bảng nhóm và câu trả lời miệng của HS.
Cung điện Kremlin, Liên Bang Nga
Tháp nghiêng Pisa, Ý
Tháp đồng hồ BigBen, Anh
Tháp Eiffel, Pháp
Công viên quốc gia Plitvice Lakes, Croatia
Vườn hoa tulip, Hà Lan
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, phổ biến trò chơi “Nhanh mắt đoán hình”.
+ Các nhóm chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
+ Mỗi hình ảnh hiện trên slide, các nhóm nhìn hình đoán nội dung và quốc gia, sau đó ghi đáp án vào bảng nhóm.
+ Thời gian: 10 giây/hình.
+ Nhóm đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
+ HS: Suy nghĩ và trả lời trong 10 giây.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Có thể nhiều nhóm sẽ đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. 
+ GV đưa ra đáp án chính xác, ghi điểm cho nhóm trả lời đúng.
+ Khi trò chơi kết thúc, GV đưa ra 2 câu hỏi để HS suy nghĩ và gọi 1 số HS trả lời:
Các địa danh trên khiến em nghĩ đến châu lục nào?
 Trình bày một số thông tin mà em biết về châu lục đó?
- Kết luận, nhận định:
+ GV kết luận và khéo léo dẫn vào bài mới: Các hình ảnh mà các em vừa đoán được như: Cung điện Kremlin, tháp nghiêng Pisa, tháp đồng hồ BigBen, đều là những cảnh quan đẹp của châu Âu. Không những thế, châu Âu còn là nơi được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. Vậy đặc điểm này được biểu hiện ra sau, các em cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU.
2. Hình thành kiến thức mới ( .phút)
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC
a) Mục tiêu:
- HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát bản đồ tự nhiên châu Âu, hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
- Kết quả làm việc theo cặp.
- Đáp án trong PHT và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu 2 bạn ngồi gần nhau tạo thành một nhóm.
+ GV phát PHT cho các cặp (hoặc GV chiếu PHT mẫu trên slide, cho các cặp tự viết vào giấy note).
+ Yêu cầu các cặp đọc SGK kết hợp xem bản đồ để hoàn thành PHT.
+ Thời gian: 3 phút.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ HS: Suy nghĩ và trả lời trong 3 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV yêu cầu các cặp dừng viết.
+ GV gọi một số cặp báo cáo kết quả trong PHT.
+ Các cặp khác nhận xét, góp ý, đối chiếu kết quả, bổ sung cho nhau.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc của các cặp.
+ GV chuẩn kiến thức. 
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
1. Vị trí, hình dạng, kích thước
- Diện tích khá nhỏ: 10,5 triệu km2 (chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
- Thuộc lục địa: Á –Âu.
- Vĩ độ: 360B đến 710B
- Ba mặt giáp biển và đại dương.
- Ranh giới với châu Á: dãy U-ran.
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, ăn sâu vào đất liền.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CHÂU ÂU
Mục tiêu: 
Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các con sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng ở châu Âu.
Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, thực hiện 2 nhiệm vụ:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU về tự nhiên châu Âu.
- Nhóm 1: tìm hiểu về địa hình châu Âu.
- Nhóm 2: tìm hiểu về khí hậu châu Âu.
- Nhóm 3: tìm hiểu về sông ngòi châu Âu.
- Nhóm 4: tìm hiểu về các đới thiên nhiên châu Âu.
Nhiệm vụ 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng ở châu Âu.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả làm việc theo nhóm. 
- Câu trả lời miệng và sản phẩm trên giấy A0 của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
NHIỆM VỤ 1
+ Các nhóm chuẩn bị giấy A0, bút màu, SGK.
+ Đọc thông tin SGK, tìm hiểu về tự nhiên châu Âu.
+ Phân chia công việc:
Nhóm 1: tìm hiểu về địa hình châu Âu.
Nhóm 2: tìm hiểu về khí hậu châu Âu.
Nhóm 3: tìm hiểu về sông ngòi châu Âu.
Nhóm 4: tìm hiểu về các đới thiên nhiên châu Âu.
NHIỆM VỤ 2
+ Các nhóm chuẩn bị giấy note, bút.
+ Quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng ở châu Âu, trả lời câu hỏi:
Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng ở châu Âu.
Cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc kiểu khí hậu nào? 
Sản phẩm dự kiến:
* Trạm khí tượng Bret (Pháp)
* Trạm khí tượng Ca-đan (Nga) 
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6) từ 10 - 15oC.
+ Nhiệt độ mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12) từ 8 - 13,5oC.
+ Không có tháng nào trong năm nhiệt độ dưới OoC.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 18oC (tháng 8), nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 80C (tháng 1), biên độ nhiệt năm không quá lớn (10oC).
- Lượng mưa: 820mm/năm.
=> Khí hậu mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm, lượng mưa nhiều.
🡺thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6) từ 3,5 - 18oC.
+ Nhiệt độ mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12) từ 3,5 xuống -10oC.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 20oC (tháng 6, 7), nhiệt độ thấp nhất khoảng – 8oC (tháng 1), biên độ nhiệt năm lớn (28oC).
- Lượng mưa: 443 mm/năm.
=> Khí hậu mùa hè nóng, mùa đông lạnh khô, lượng mưa ít.
🡺 thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ Thời gian mỗi nhiệm vụ: 5 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ các nhóm dán sản phẩm lên bảng.
+ GV gọi đại diện các nhóm trình bày. 
+ Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc và trình bày của các nhóm.
+ GV chuẩn kiến thức, mở rộng cho HS xem video về các mùa ở Anh, yêu cầu HS nêu cảm nghĩ: 
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
2. Đặc điểm tự nhiên của châu Âu
a. Địa hình
- 2 khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.
- Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục gồm đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu, hạ lưu Đa-nuyp, 
- Khu vực miền núi bao gồm:
+ Địa hình núi già phân bố ở phía Bắc và trung tâm châu lục gồm dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...Phần lớn các dãy núi có độ cao trung bình và thấp.
+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía Nam, chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, gồm dãy An-pơ, Ban-căng,... Phần lớn các núi có độ cao trung bình dưới 2 000m. 
b. Khí hậu
Có sự phân hóa mạnh từ bắc xuống nam, từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau gồm:
- Đới khí hậu cực và cận cực: quanh năm giá lạnh, lượng mưa rất ít (dưới 500mm).
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất
+ Khí hậu ôn đới hải dương (ven biển phía Tây): ôn hòa, mùa đông tương đối ẩm, mùa hạ mát, có mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm tương đối lớn (800 – 1000 mm trở lên).
+ Khí hậu ôn đới lục địa (vùng trung tâm và phía đông): mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và ẩm. Lượng mưa nhỏ, trung bình năm chỉ trên dưới 500mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
- Đới khí hậu cận nhiệt (phía nam), kiểu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, thời tiết ổn định. Mùa đông ấm và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 – 700mm.
- Vùng núi: khí hậu phân hóa theo độ cao, đỉnh núi thường có tuyết.
c. Sông ngòi
- Mạng lưới dày đặc.
- Có lượng nước dồi dào, chế độ nước phức tạp (sông Vôn-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ,...)
- Nguồn cấp nước: mưa, băng tuyết tan.
- Hệ thống kênh đào phát triển, giao thông thuận lợi.
d. Đới thiên nhiên
- Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực; chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, bao gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và một dải hẹp ở phía Bắc châu lục.
+ Quanh năm tuyết bao phủ, sinh vật nghèo nàn, động vật có một số loài chịu được lạnh.
- Đới ôn hòa: chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu, thiên nhiên phân hóa đa dạng (thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa).
+ Ven biển phía tây: mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều. Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng. 
+ Lục địa phía đông: khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít, thiên nhiên thay đổi từ Bắc – Nam: rừng lá kim 🡪 rừng hỗn giao 🡪 thảo nguyên rừng 🡪 thảo nguyên 🡪 bán hoang mạc. 
+ Phía nam: khí hậu cận nhiệt đới trung hải. Rừng và cây bụi lá cứng phát triển.
3. LUYỆN TẬP ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua 2 trò chơi: “Tìm từ khóa” và “Khám phá châu Âu”.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham 2 trò chơi: “Tìm từ khóa” và “Khám phá châu Âu”. Nội dung về tự nhiên châu Âu. 
c) Sản phẩm: 
- Đáp án ghi trên giấy note và bảng nhóm của HS. 
- Câu trả lời miệng của HS.
Châu Âu không tiếp giáp với biển hay đại dương nào sau đây?
Đại Tây Dương.
Địa Trung Hải.
Ban Tích.
Ấn Độ Dương.
 Nguyên nhân chính của thực vật ở châu Âu có sự phân hóa là do
sự phân bố các hệ thống sông ngòi.
sự thay đổi các dạng địa hình.
sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.
dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình châu Âu?
Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích toàn châu lục.
Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng núi già, núi trẻ.
Núi trẻ nằm ở phía bắc, có đỉnh cao, nhọn cùng thung lũng sâu.
Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm có đỉnh tròn, sườn thoải.
Châu Âu nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến
60B và 230B.
 360B và 710B.
 60N và 230N.
 360N và 710N.
Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là
Dãy U-ran.
Dãy An-pơ.
Dãy Xcan-đi-na-vi.
 Dãy Hi-ma-lay-a.
Địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở phía Nam châu Âu là
núi trẻ.
núi thấp.
cao nguyên.
đồng bằng.
Sông nào sau đây thuộc châu Âu?
Sông Mit-xi-si-pi.
Sông Von-ga.
Sông Nin.
Sông Mit-xu-ri.
Dãy núi nào sau đây là núi già?
An-pơ.
 Xcan-đi-na-vi.
 Ban - căng.
 Các-pát.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ HS được yêu cầu tham 2 trò chơi: “Tìm từ khóa” và “Khám phá châu Âu”. Nội dung về tự nhiên châu Âu. 
+ Trò chơi: “Tìm từ khóa”:
Hoạt động: Cá nhân.
Chuẩn bị giấy note bút.
Ghi số thứ tự từ 1🡪 10 vào giấy note.
Tìm các từ khóa đúng điền vào chỗ chấm tương ứng với các số.
3 HS nhanh và đúng nhất 🡪 chiến thắng.
TỪ KHÓA
+ Trò chơi: “Khám phá châu Âu”:
Hoạt động: nhóm.
Chuẩn bị bảng nhóm, bút, xóa bảng.
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Viết đáp án vào bảng nhóm 🡪 Hết giờ, đồng loạt giơ bảng.
Thời gian trả lời mỗi câu: 5 tiếng đếm của GV.
Nhóm nhiều đáp án đúng 🡪 Chiến thắng.
1. Châu Âu không tiếp giáp với biển hay đại dương nào sau đây?
A.	Đại Tây Dương.
B.	Địa Trung Hải.
C.	Ban Tích.
D.	Ấn Độ Dương.	 
2. Nguyên nhân chính của thực vật ở châu Âu có sự phân hóa là do
A.	sự phân bố các hệ thống sông ngòi.
B.	sự thay đổi các dạng địa hình.
C.	sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.
D.	dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.
3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình châu Âu?
A.	Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích toàn châu lục.
B.	Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng núi già, núi trẻ.
C.	Núi trẻ nằm ở phía bắc, có đỉnh cao, nhọn cùng thung lũng sâu.
D.	Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm có đỉnh tròn, sườn thoải.	
4. Châu Âu nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến
A.	60B và 230B.
B.	 360B và 710B.
C.	 60N và 230N.
D.	 360N và 710N.
5. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là
A.	Dãy U-ran.
B.	Dãy An-pơ.
C.	Dãy Xcan-đi-na-vi.
D.	 Dãy Hi-ma-lay-a.	
6. Địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở phía Nam châu Âu là
A.	núi trẻ.
B.	núi thấp.
C.	cao nguyên.
D.	đồng bằng.
7. Sông nào sau đây thuộc châu Âu?
A.	Sông Mit-xi-si-pi.
B.	Sông Von-ga.
C.	Sông Nin.
D.	Sông Mit-xu-ri.	
8. Dãy núi nào sau đây là núi già?
A.	 An-pơ.
B.	 Xcan-đi-na-vi.
C.	 Ban - căng.
D.	 Các-pát.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo yêu cầu. 
- Báo cáo, thảo luận:
+ Trò chơi: “Tìm từ khóa”: 3 HS nhanh nhất giơ tay trình bày, GV hỏi các bạn khác nhận xét. GV đưa ra đáp án đúng, nếu đúng hết thì được điểm cộng. Hoặc GV có thể tổ chức cho HS đổi bài chấm chéo.
+ Trò chơi: “Khám phá châu Âu”: Các nhóm giơ bảng nhóm, GV có thể gọi một trong các nhóm giải thích tại sao lại chọn đáp án đó. Nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần trình bày của HS.
+ GV đưa ra kết luận, chuẩn kiến thức.
4. VẬN DỤNG ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham gia hoạt động THINK-PAIR-SHARE:
+ Nếu được đi du lịch châu Âu, em sẽ chọn đi vào mùa nào? Vì sao? Em cần chuẩn bị những gì?
c) Sản phẩm: 
- Sản phẩm của hoạt động THINK-PAIR-SHARE.
- Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ HS được yêu cầu tham gia hoạt động: THINK-PAIR-SHARE.
+ Trả lời các câu hỏi: Nếu được đi du lịch châu Âu, em sẽ chọn đi vào mùa nào? Vì sao? Em cần chuẩn bị những gì?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo yêu cầu. 
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS quay sang bạn kế bên, 2 bạn chia sẻ phần trả lời mà mình tìm được cho nhau trong 1 phút.
+ Sau đó GV gọi HS xung phong lên trình bày trước lớp.
+ Các HS khác lắng nghe, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi và tôn trọng ý kiến về sự chọn lựa đi du lịch vào mùa nào của HS.
+ GV chuẩn kiến thức và mở rộng về vẻ đẹp 4 mùa ở châu Âu:
Thời tiết mùa xuân ở Châu Âu vô cùng trong lành
Tuy nhiên, thời tiết mùa xuân ở Châu Âu khá ẩm ướt và mưa nhiều nhất là ở một số nước ở phía đông Bắc Âu và phía bắc Đông Âu khi mùa xuân đến là thời điểm tuyết bắt đầu tan. Vậy nên nếu bạn không thích bị ướt thì nên chọn các nước Châu Âu sát biển ở hoặc phía Nam và Tây Âu có thời tiết ấm áp, ít mưa hơn với rất nhiều loài hoa đang đua nhau khoe sắc.
Sự kiện đêm trắng ở St. Petersburg- Nga
Đến Châu Âu vào mùa hè bạn sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện giải trí đầy thú vị được tổ chức thường xuyên như Lễ hội hoa hồng, hoa oải hương; Festival âm nhạc... tại các nước giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Đặc biệt, sự kiện Đêm trắng diễn ra ở St. Petersburg- Nga sẽ là tâm điểm trong mùa hè. Sự kiện thu hút hàng triệu triệu du khách từ khắp nơi tìm về đây để chiêm ngưỡng.
Mùa thu ở Châu Âu mang một chút gì đó của sự quý phái và sang trọng
Đến đây vào mùa thu bạn cũng sẽ có cơ hội tham gia những lễ hội hấp dẫn, bắt đầu với lễ hội bia Oktoberfest ở Đức, đây là lễ hội bia lớn nhất thế giới bắt đầu khoảng giữa tháng chín đến đầu tháng Mười, diễn ra trong 18 ngày, thu hút hơn 6 triệu người tham gia.
Những ngôi nhà phủ tuyết trắng ở Châu Âu vào mùa đông
Ở châu Âu, mùa đông không chỉ là thời điểm của những bông tuyết trắng, không chỉ có những cảnh đẹp quyến rũ mà còn có những lễ hội và hoạt động đặc sắc đầy hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến du lịch Châu Âu đầy ý nghĩa: Lễ hội Carnival ở Venice- Ý, lễ hội ánh sáng Amsterdam- Hà Lan, Lễ hội băng đăng ở Bruges – Bỉ, lễ hội lửa ở Scotland, Bạn cũng sẽ được trải nghiệm vô số trò chơi sôi động với tuyết: trượt tuyết, ném tuyết, đi dạo trên tuyết hay đơn giản là chụp những bức hình kỉ niệm, lưu lại khoảnh khắc mùa đông tuyệt vời ở châu Âu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 V. PHỤ LỤC
1/ PHT 
2/ Câu hỏi luyện tập
1. Châu Âu không tiếp giáp với biển hay đại dương nào sau đây?
A.	Đại Tây Dương.
B.	Địa Trung Hải.
C.	Ban Tích.
D.	Ấn Độ Dương.	 
2. Nguyên nhân chính của thực vật ở châu Âu có sự phân hóa là do
A.	sự phân bố các hệ thống sông ngòi.
B.	sự thay đổi các dạng địa hình.
C.	sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.
D.	dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.
3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình châu Âu?
A.	Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích toàn châu lục.
B.	Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng núi già, núi trẻ.
C.	Núi trẻ nằm ở phía bắc, có đỉnh cao, nhọn cùng thung lũng sâu.
D.	Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm có đỉnh tròn, sườn thoải.	
4. Châu Âu nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến
A.	60B và 230B.
B.	 360B và 710B.
C.	 60N và 230N.
D.	 360N và 710N.
5. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là
A.	Dãy U-ran.
B.	Dãy An-pơ.
C.	Dãy Xcan-đi-na-vi.
D.	 Dãy Hi-ma-lay-a.	
6. Địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở phía Nam châu Âu là
A.	núi trẻ.
B.	núi thấp.
C.	cao nguyên.
D.	đồng bằng.
7. Sông nào sau đây thuộc châu Âu?
A.	Sông Mit-xi-si-pi.
B.	Sông Von-ga.
C.	Sông Nin.
D.	Sông Mit-xu-ri.	
8. Dãy núi nào sau đây là núi già?
A.	 An-pơ.
B.	 Xcan-đi-na-vi.
C.	 Ban - căng.
D.	 Các-pát.
3/ Một số hình ảnh
Bản đồ tự nhiên châu Âu
Bornholm là một hòn đảo thuộc đất nước Đan Mạch. Kỳ quan thiên nhiên này nằm trong vùng biển Baltic gần mũi Nam Thụy Điển và rất gần với Ba Lan. Bờ biển phía Bắc của hòn đảo nổi bật với những ghềnh đá nhấp nhô cùng sóng biển. Ngược lại, phía Nam của đảo là những bãi tắm bằng phẳng chạy dọc theo bờ cát trắng, nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm.
Một trong những điểm đặc biệt ở Bornholm là đá hoa cương và cát được đem đi xuất khẩu để làm vật liệu xây dựng. Một giai thoại đã kể rằng, Napoleon thường yêu cầu quân lính lấy cát từ đảo Bornholm đem về để làm ra những chiếc đồng hồ cát mà ông yêu thích
Las Médulas ở Tây Ban Nha. 
Khung cảnh vào lúc bình minh cũng như hoàng hôn sẽ khiến bạn thực sự choáng ngợp trước những kỳ quan thiên nhiên ở nơi này. Hiện tại, Las Medulas là kỳ quan thiên nhiên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
VÙNG MULLERTHAL – LUXEMBOURG, THỤY SĨ
Mullerthal được biết đến với tên gọi “tiểu Thụy Sĩ”. Kỳ quan thiên nhiên này nổi tiếng với những đồi núi có phong cảnh đẹp như tranh vẽ cùng các ngôi làng cổ, hang đá đẹp Đến đây, du khách có thể đi bộ quanh Mullerthal, thăm thú Echternach – thành phố lớn nhất Luxembourg.
Kỳ quan thiên nhiên: hồ Bled ở Slovenia. Hồ nước này nằm trong dãy Julian Alps ở khu vực Thượng Carniola. Phong cảnh nơi đây nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp mê đắm lòng người. Đặc biệt, từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, hồ nước này hoàn toàn đóng băng, đây là cơ hội cho du khách có thể đi bộ cũng như thoải mái ngắm cảnh trên hồ.
4/ Các tài liệu khác
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 2
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Học sinh học về:
- Trình bày được đặc điểm dân số của châu Âu.
- Trình bày được đặc điểm di cư của châu Âu.
- Trình bày được đặc điểm đô thị hóa của châu Âu.
2. Năng lực
- Năng lực Địa lí: 
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí dân cư, xã hội của châu Âu.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,... tìm tòi; tăng cường khai thác Internet trong học tập .
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.
+ Năng lực tự chủ và tự học: thu thập thông tin và trình bày báo cáo về dân số của châu Âu.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Các phiếu học tập.
- Bảng nhóm, bút lông, giấy A0, bút màu (chuẩn bị cho HS).
- Hình ảnh về dân cư – xã hội châu Âu.
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp.
- Bút màu, giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu ( . phút)
a) Mục tiêu: Huy động kiến thức hiểu biết của học sinh về châu Âu.
b) Nội dung: HS được yêu cầu chia nhóm chơi trò chơi “THỬ TÀI ĐẶT TÊN”, giải thích lí do khi đặt tên như vậy.
c) Sản phẩm: Đáp án trong bảng nhóm và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, phổ biến trò chơi “THỬ TÀI ĐẶT TÊN”.
+ Các nhóm huẩn bị bảng nhóm, bút lông.
+ Khi hình vẽ hiện trên slide, các nhóm suy nghĩ và ghi tên hình vào bảng nhóm. Các nhóm cần giải thích lí do khi đặt tên như vậy. 
+ Thời gian: 1phút 30 giây.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
+ HS: Suy nghĩ và trả lời trong 1 phút 30 giây.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Có thể nhiều nhóm sẽ đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. 
+ GV yêu cầu các nhóm giải thích lý do khi đặt tên như vậy.
- Kết luận, nhận định:
+ GV tôn trọng cách đặt tên của các nhóm (không có đúng sai, chỉ cần cách giải thích hợp lí).
+ GV đưa ra kết luận và khéo léo dẫn vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới ( .phút)
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ CHÂU ÂU
a) Mục tiêu:
- HS trình bày được đặc điểm dân cư của châu Âu.
- Nhận xét được các bảng số liệu về dân cư.
- Đưa ra được giải pháp khắc phục cơ cấu dân số già ở châu Âu.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS nhận xét bảng số liệu về dân cư, sau đó rút ra kết luận về đặc điểm dân cư ở châu Âu. Đưa ra giải pháp khắc phục cơ cấu dân số già ở châu Âu.
c) Sản phẩm:
- Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1
+ Hoạt động cá nhân.
+ Dựa vào bảng và biểu đồ, nhận xét dân số của châu Âu?
Nhiệm vụ 2
+ Hoạt động cá nhân.
+ Dựa vào bảng, nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu?
Nhiệm vụ 3
+ Hoạt động nhóm.
+ Giải pháp khắc phục cơ cấu dân số già?
+ Viết trên giấy A0 theo kĩ thuật: khăn trải bàn.
+ Thời gian: 5 phút.
Nhiệm vụ 4
+ Hoạt động cá nhân.
+ Dựa vào bảng hoặc biểu đồ, nhận xét cơ cấu dân số theo giới tính ở châu Âu?
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ HS: Suy nghĩ và trả lời.
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi 1 số bạn xung phong hoặc bốc thăm theo số thứ tự để trả lời.
+ HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
+ Riêng nhiệm vụ 3: Mỗi nhóm đều trình bày nhanh giải pháp của nhóm.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc của HS.
+ GV chuẩn kiến thức. 
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
1. Đặc điểm dân cư châu Âu
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ DI CƯ Ở CHÂU ÂU
Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm dư cư ở châu Âu.
Nội dung: Thông qua trò chơi “diễn tả từ” để tìm ra các đặc điểm về di cư ở châu Âu. 6 từ khóa: Khai phá, nhập cư; 86,7 triệu người; di cư nội bộ; thiếu hụt lao động; nhập cư trái phép.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả làm việc theo nhóm. 
- Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, chuẩn bị giấy, bút.
+ Đọc nhanh mục 2 SGK trong 2 phút. 
+ Hết thời gian, đóng hết sách vở.
+ GV cho sẵn từ khóa về liên quan đến mục 2/SGK: Khai phá, nhập cư; 86,7 triệu người; di cư nội bộ; thiếu hụt lao động; nhập cư trái phép.
+ Diễn tả từ khóa vào giấy A3 trong 5 phút.
+ Câu diễn đạt phải: chứa từ khóa và nội dung liên quan đến mục 2 SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ Thời gian: 5 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV gọi các nhóm trình bày kết quả.
+ Các nhóm cùng nhận xét, góp ý lẫn nhau.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc và trình bày của các nhóm.
+ GV chuẩn kiến thức, mở rộng cho HS.
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
2. Đặc điểm di cư ở châu Âu
+ Từ thế kỉ 15, người châu Âu đã di cư đến khai phá các vùng đất mới ở châu Mỹ.
+ Từ giữa thế kỉ 20 đến nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh.
+ Châu Âu đã tiếp nhận khoảng 86,7 triệu người di cư quốc tế (2020)
+ Di cư nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng do nhu cầu lao động và tìm kiếm việc làm.
+ Người nhập cư đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ.
+ Việc nhập cư trái phép vào châu Âu gây ra nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở CHÂU ÂU
a) Mục tiêu: 
Trình bày được đặc điểm đô thị hóa của châu Âu.
Đọc được bản đồ phân bố đô thị ở châu Âu.
b) Nội dung: Làm việc theo cặp, đọc nhanh mục 3 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
- 1. Quá trình công nghiệp hóa khiến số dân đô thị của châu Âu tăng nhanh vào thời gian nào ?
- 2. Các đô thị vệ tinh ở châu Âu được hình thành như thế nào?
- 3. Nhận xét về mức độ đô thị hóa ở Châu Âu?
- 4. Dựa vào bản đồ, kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu?
c) Sản phẩm: 
- Kết quả làm việc theo cặp 
- Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ 2 bạn kế nhau tạo thành một cặp, chuẩn bị giấy note, bút.
+ Đọc SGK mục 3, trả lời các câu hỏi sau:
 1. Quá trình công nghiệp hóa khiến số dân đô thị của châu Âu tăng nhanh vào thời gian nào?
2. Các đô thị vệ tinh ở châu Âu được hình thành như thế nào?
3. Nhận xét về mức độ đô thị hóa ở Châu Âu?
4. Dựa vào bản đồ, kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu?
Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ Thời gian: 5 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV gọi một số HS trình bày.
+ Lần lượt gọi 6 HS lên bảng chỉ bản đồ và đọc tên đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu (mỗi HS chỉ 1 đô thị và đọc tên).
+ Các HS khác nhận xét, góp ý.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc và trình bày của các cặp.
+ GV chuẩn kiến thức, mở rộng cho HS.
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
3. Đặc điểm đô thị hóa châu Âu
3. LUYỆN TẬP ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua trò chơi: “Trả lời nhanh”.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham trò chơi: “Trả lời nhanh”. Nội dung về dân cư – xã hội châu Âu. 
c) Sản phẩm: 
- Đáp án ghi trên giấy note của HS. 
- Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ HS được yêu cầu tham trò chơi: “Trả lời nhanh”. Nội dung về tự nhiên châu Âu. 
+ Trò chơi: “Tìm từ khóa”:
Hoạt động: Cá nhân.
Chuẩn bị giấy note bút.
GV đọc câu hỏi 🡪 HS giơ tay trả lời.
HS giơ tay nhanh nhất 🡪 trả lời. Nếu đúng thì được điểm cộng, sai thì bạn khác giành quyền trả lời.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo yêu cầu. 
- Báo cáo, thảo luận:
+ Khi HS giơ tay nhanh nhất trả lời, GV hỏi các bạn khác nhận xét, nếu đúng thì được điểm cộng. Nếu sai thì bạn khác giành quyền trả lời.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần trình bày của HS.
+ GV đưa ra kết luận, chuẩn kiến thức.
4. VẬN DỤNG ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham gia hoạt động THINK-PAIR-SHARE: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của dân nhập cư vào châu Âu?
Hoạt động về nhà: Thiết kế poster về tình trạng già hóa dân số ở các nước châu Âu (thực trạng, nguyên nhân, hậu quả) Đề xuất các biện pháp hạn chế già hóa dân số nhanh chóng.
c) Sản phẩm: 
- Sản phẩm của hoạt động THINK-PAIR-SHARE.
- Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: 
+ HS được yêu cầu tham gia hoạt động: THINK-PAIR-SHARE.
+ Trả lời câu hỏi: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của dân nhập cư vào châu Âu?
Nhiệm vụ 2: 
Hoạt động theo cặp, (về nhà): Thiết kế poster về tình trạng già hóa dân số ở các nước châu Âu (thực trạng, nguyên nhân, hậu quả). Đề xuất các biện pháp hạn chế già hóa dân số nhanh chóng.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: HS làm việc theo yêu cầu. 
+ Nhiệm vụ 2: HS làm việc ở nhà.
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS quay sang bạn kế bên, 2 bạn chia sẻ phần trả lời mà mình tìm được cho nhau trong 1 phút.
+ Sau đó GV gọi HS xung phong lên trình bày trước lớp.
+ Các HS khác lắng nghe, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần trình bày của HS.
+ GV chuẩn kiến thức.
+ Tuần sau, các cặp nộp sản phẩm poster.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 V. PHỤ LỤC
1/ PHT 
2/ Câu hỏi luyện tập
Vùng phân bố đông dân ở châu Âu?
Dân số tăng ở một số nước châu Âu chủ yếu do .........
Dân số châu Âu có xu hướng........
Mức độ đô thị hóa ở châu Âu ............ Dân đô thị chiếm .....................
Vùng phân bố thưa dân ở châu Âu?
Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc .
Đô thị có dân số trên 10 triệu người ở châu Âu là 
Vì sao di cư nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng?
3/ Một số hình ảnh
Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020
Một nhà dưỡng lão với tỷ lệ các cụ bà áp đảo ở Bulgaria.
4/ Các tài liệu khác
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU
Bài 3
PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Học sinh học về:
- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
2. Năng lực
- Năng lực Địa lí: 
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_hoc_ki_i.docx