Giáo án Địa lý 7 - Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng - Trần Quốc Việt

Giáo án Địa lý 7 - Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng - Trần Quốc Việt

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.

- Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.

- Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động

- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh, khai thác văn bản địa lí.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

- Chăm chỉ: tích cực, chăm chỉ trong các hoạt động học.

- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng - Trần Quốc Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:THCS Phạm Hùng Họ và tên giáo viên: Trần Quốc Việt
Tổ: Sử - Địa 
TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN 
VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.
- Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
- Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh, khai thác văn bản địa lí.
3. Phẩm chất
Phẩm chất chủ yếu
- Chăm chỉ: tích cực, chăm chỉ trong các hoạt động học.
- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ phân bố dân cư ở đới nóng.
- Tư liệu bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu :
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh kể tên các quốc gia đông dân trên thế giới.
+ Trung Quốc, Ấn Độ, 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Kể tên các quốc gia đông dân thuộc đới nóng trên thế giới ?
Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới.
Trên thế giới có rất nhiều nước đông dân, trên 100 triệu, thậm chí cả tỉ người, trong đó có không ít nước thuộc đới nóng. Điều này thực sự đã gây nên nhiều sức ép đến kinh tế - xã hội – tài nguyên và môi trường ở mỗi quốc gia. Vậy thực trạng vấn đề đó như thế nào? Giải pháp ra sao, mời các em đến với các tiểu phẩm của các nhóm.”
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số đới nóng (10 phút)
a) Mục tiêu :
- Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng.
- Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 33 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1 . Dân số :
- Chiếm gần 50 % dân số thế giới .
- Tập trung đông : Đông Nam Á , Nam Á , Tây Phi .
- Bùng nổ dân số gay khó khăn cho phát triển kinh tế và đời sống .
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
+ Đông NamÁ, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.
+ Tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, môi trường, rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt...
d)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát lược đồ và cho biết dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những khu vực nào ?
- Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ tập trung sinh sống ở 4 khu vực đó, thì sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó ? 
- GV cho HS quan sát biểu đồ 1.4 và cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào ?
-Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống cấp thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào ?
Bước 2: Hs suy nghĩ, thảo luận để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Hs trình bày trước lớp, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv chuẩn xác. (Tích hợp giáo dục môi trường)
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sức ép của của dân số tới tài nguyên, môi trường (10 phút)
a) Mục tiêu :
- Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số 
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 33, 34 kết hợp quan sát hình 10.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
2 . Sức ép của của dân số tới tài nguyên, môi trường :
- Dân số tăng nhanh làm cho đời sống khó cải thiện, làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt do khai thác quá mức, làm cho môi trường bị tàn phá .
- Cần phải :
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số .
+ Tăng cường phát triển kinh tế , nâng cao đời sống nhân dân
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
+ Sản lượng lương thực 1975 - 1990 tăng từ 100% lên hơn 110% .Tăng dân số tự nhiên 1975 - 1990 từ 100% lên gần 160% .
=> Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không tăng kịp với đà gia tăng dân số.
+ Do dân số tăng nhanh hơn là tăng lương thực.
+ Giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên.
+ Dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người .
+ Diện tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha 
=> dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do : cất nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học 
d) Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu nhóm HS nữ quan sát hình 10.1,®gv giải thích các kí hiệu .
- Biểu đồ bình quân lương thực đầu người : giảm từ 100% xuống còn 80% . Nêu nguyên nhân giảm ?
- Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là gì ?
- Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm nữ , cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 - 1990) và nhận xét.
Bảng số liệu về số dân và diện tích rừng của khu vực Đông Nam Á qua các năm
 [trang 34]
Năm
Số dân 
(triệu người)
Diện tích rừng 
(triệu ha)
1980
360
240,2
1990
442
208,6
2000
526
221,0
2010
597
214.6
2015
632
210,8
Bước 2: HS suy nghĩ.
Bước 3: Hs trình bày, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chốt kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách cần tiến hành ngay ở các nước nhiệt đới nóng ? Biện pháp ?
Bước 2: HS nam trình bày trước lớp, HS nam khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu :
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
- Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm nhanh chóng 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Sức ép của dân số đông làm cho tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Các tác động tiêu cực của dân số đến kinh tế, xã hội và môi trường ? 
Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_7_dan_so_va_suc_ep_dan_so_toi_tai_nguyen_va_m.doc