Giáo án Địa lý 7 - Môi trường nhiệt đới gió mùa - Trần Quốc Việt

Giáo án Địa lý 7 - Môi trường nhiệt đới gió mùa - Trần Quốc Việt

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Phân tích được mối quan hệ giữa con người với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan thiên nhiên trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu, tôn trọng quy luật tự nhiên.

- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 3770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Môi trường nhiệt đới gió mùa - Trần Quốc Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:THCS Phạm Hùng Họ và tên giáo viên: Trần Quốc Việt
Tổ: Sử - Địa 
TÊN BÀI DẠY: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa. 
- Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan thiên nhiên trong môi trường nhiệt đới gió mùa. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á. 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai. 
3. Phẩm chất
Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu, tôn trọng quy luật tự nhiên.
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí hậu châu Á;
- Tranh ảnh về cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa;
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh :- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Hs ghi ra giấy được các đặc điểm của rừng nhiệt đới ẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh. Học sinh quan sát và nêu ra những đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới ẩm. 
- Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra đáp án của mình.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa. 
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Khí hậu
- Môi trường nhiệt đới gió mùa điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào ở Nam Á và Đông Nam Á có hướng Tây Nam. Loại gió này mang theo nhiều hơi ẩm, gây mưa lớn.
- Gió mùa mùa đông thổi từ lục địa thổi đến Nam Á và Đông Nam Á có hướng Đông Bắc. Loại gió này mang theo không khí lạnh khô.
- Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đó là: Có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Nhiệt độ trung bình 200C
+ Lượng mưa trung bình 1000mm/năm. Có nơi mưa nhiều hơn tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, đón gió hay khuất gió.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Địa điểm/Tiêu chí
Hà Nội (210B)
Mum – bai (190B)
Nhiệt độ cao nhất/tháng
300C/T6
300C/T4
Nhiệt độ thấp nhất/tháng
180C/T1
230C/T12
Biên độ nhiệt
120C
70C
Các tháng mưa trên 100mm
T5 – T10
T6 – T9
Các tháng khô hạn và ít mưa
T11 – T4
T10 – T5
Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau.
Hà nội có mùa đông lạnh, mùa đông mưa nhiều hơn ở Mum-bai
Mum-bai nóng quanh năm
Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình >200C
Lượng mưa trên 1500mm
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên đưa bản đồ khí hậu châu Á lên. Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ khu vực hoạt động của gió mùa và xác định vị trí của Việt Nam trong lược đồ.
Giáo viên treo 2 lược đồ 2 mùa gió ở Nam Á và Đông Nam Á, gợi ý để học sinh trả lời và chỉ dẫn trên lược đồ hướng gió ở 2 khu vực và giải thích vì sao có sự chênh lệch lượng mưa rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ: thảo luận nhóm
Nhóm lẻ: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội – đại diện cho Đông Nam Á
Nhóm chẵn: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mumbai – đại diện cho Nam Á
Quan sát biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai. Hoàn thành phiếu học tập.
Địa điểm/Tiêu chí
Hà Nội (210B)
Mum – bai (190B)
Nhiệt độ cao nhất/tháng
Nhiệt độ thấp nhất/tháng
Biên độ nhiệt
Các tháng mưa trên 100mm
Các tháng khô hạn và ít mưa
Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau.
Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Bước 3: Giáo viên cho các nhóm báo cáo vòng tròn theo từng ý đã nêu trong phiếu học tập. 
- Bước 4: Giáo viên chốt nội dung.
Quan sát biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai. Hoàn thành phiếu học tập.
Địa điểm/Tiêu chí
Hà Nội (210B)
Mum – bai (190B)
Nhiệt độ cao nhất/tháng
Nhiệt độ thấp nhất/tháng
Biên độ nhiệt
Các tháng mưa trên 100mm
Các tháng khô hạn và ít mưa
-Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau.
- Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, thảm thực vật, cây trồng của môi trường nhiệt đới gió mùa. 
- Giải thích được vì sao cảnh sắc thiên nhiên trong môi trường thay đổi trong năm.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 24, 25 kết hợp quan sát hình 7.5, 7.6 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
2. Các đặc điểm khác của môi trường.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.
- Nhịp điệu mùa ảnh lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và con người trong khu vực.
- Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp.
- Đây là những nơi sớm tập trung đông dân nhất thế giới.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
- Hs hoàn thành phiếu học tập
Hãy điền tên các thảm thực vật tương ứng với các điều kiện khí hậu trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
Điều kiện khí hậu
Cảnh quan
Thảm thực vật
Nhiệt đới gió mùa mưa nhiều
Rừng nhiệt đới ẩm
Nhiệt đới gió mùa mưa ít
Rừng thưa, xavan
Nhiệt đới gió mùa ở vùng cửa sông
Rừng ngập mặn
Vì sao môi trường nhiệt đới có nhiều dân cư sinh sống nhất thế giới.
Khí hậu thuận lợi, đất đai phù hợp trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thông tin sau và phát phiếu học tập để mỗi cá nhân trong lớp hoàn thành. 
Đọc đoạn thông tin sau: 
“Môi trường nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Mưa nhiều vào mùa gió thổi từ biển vào lục địa và mưa ít vào mùa gió thổi từ lục địa ra đại dương. Tuy lượng mưa vào mùa khô ít nhưng vẫn đủ ẩm để tạo nên thảm thực vật đa dạng và phong phú với nhiều tầng. Môi trường nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng các cây trồng nhiệt đới như lúa nước, cao su, cà phê. Tuy nhiên, môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, gây ảnh hưởng tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người”
- Bước 2: Học sinh có 5 phút để hoàn thành phiếu học tập
Hãy điền tên các thảm thực vật tương ứng với các điều kiện khí hậu trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
Điều kiện khí hậu
Cảnh quan
Thảm thực vật
Nhiệt đới gió mùa mưa nhiều
..............
Nhiệt đới gió mùa mưa ít
...........
Nhiệt đới gió mùa ở vùng cửa sông
.............
Vì sao môi trường nhiệt đới có nhiều dân cư sinh sống nhất thế giới.
 .
 .
Bước 3: Giáo viên kiểm tra và cho học sinh 2 phút để trao đổi trong nhóm hoàn thành phiếu học tập của mình. 
Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức và chuẩn lại nội dung.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu :
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Đồng bằng
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh về cảnh quan của môi trường nhiệt đới và tìm các thẻ từ khóa ở dưới ghép với bức tranh.
Đồi chè
Bước 2: HS tham gia hoạt động
Bước 3: HS giới thiệu nhanh nội dung các bức tranh, liên hệ với địa phương trong sản xuất nông nghiệp, thời tiết, thiên tai
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Sưu tầm tài liệu, ảnh chụp, tranh vẽ về thiên nhiên môi trường nhiệt đới gió mùa
Bước 2: HS về nhà sưu tầm, tiết sau trình bày.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_7_moi_truong_nhiet_doi_gio_mua_tran_quoc_viet.doc