Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 18: Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 18: Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nhận biết được các kiểu môi trường của đới Ôn hòa qua tranh ảnh và phân tích biểu đồ khí hậu.

- Nhận xét và giải thích được nguyên nhân làm cho Trái đất nóng lên.

- Đề xuất đựơc giải pháp nhằm giảm thải khí CO2 ra môi trường.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

 + Đọc và phân tích biểu đồ, so sánh được sự khác nhau về đặc điểm giữa các môi trường thuộc đới Ôn Hòa.

 + Phân tích thông tin từ tranh ảnh địa lí, rèn luyện tư duy tổng hợp.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

- Chăm chỉ:

 Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Biểu đồ các kiểu khí hậu ôn đới (phóng to).

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1:

GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí đới ôn hoà?

- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước đới ôn hoà?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Gv chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và thực vật khác nhau. Việc nhận biết được các kiểu môi trường đó như bài học hôm nay đề cập là rất cần thiết. Ngoài ra chúng ta còn học cách vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải để tăng thêm sự hiểu biết về tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất trầm trọng hiện nay

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Phân biệt các kiểu môi trường thuộc đới ôn hòa (20 phút)

a) Mục đích:

- Phân biệt được các kiểu môi trường thuộc đới ôn hòa dựa vào việc phân tích biểu đồ tương quan nhiệt ẩm.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 59 kết hợp quan sát các biểu đồ tương quan nhiệt ẩm để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

 

docx 5 trang sontrang 6750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 18: Thực hành Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH:
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nhận biết được các kiểu môi trường của đới Ôn hòa qua tranh ảnh và phân tích biểu đồ khí hậu.
- Nhận xét và giải thích được nguyên nhân làm cho Trái đất nóng lên.
- Đề xuất đựơc giải pháp nhằm giảm thải khí CO2 ra môi trường.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
 + Đọc và phân tích biểu đồ, so sánh được sự khác nhau về đặc điểm giữa các môi trường thuộc đới Ôn Hòa.
 + Phân tích thông tin từ tranh ảnh địa lí, rèn luyện tư duy tổng hợp.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
- Chăm chỉ:
 Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Biểu đồ các kiểu khí hậu ôn đới (phóng to).
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ cho HS: 
- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí đới ôn hoà?
- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước đới ôn hoà?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Gv chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và thực vật khác nhau. Việc nhận biết được các kiểu môi trường đó như bài học hôm nay đề cập là rất cần thiết. Ngoài ra chúng ta còn học cách vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải để tăng thêm sự hiểu biết về tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất trầm trọng hiện nay
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Phân biệt các kiểu môi trường thuộc đới ôn hòa (20 phút)
a) Mục đích:
- Phân biệt được các kiểu môi trường thuộc đới ôn hòa dựa vào việc phân tích biểu đồ tương quan nhiệt ẩm.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 59 kết hợp quan sát các biểu đồ tương quan nhiệt ẩm để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Bài tập 1 :
Biểu đồ A: 
- Nhiệt độ tháng 7: 10 0C, tháng 1: – 29 0C
- Lượng mưa ít nhiều nhất không quá 50 mm, cả năm 200 mm , có mưa dạng tuyết rơi.
- A mùa đông lạnh, dài, nhiệt độ phần lớn dưới 00C, mưa ít dạng tuyết rơi. 
ð A không thuộc đới nóng, cũng không thuộc đới ôn hòa. (đới lạnh)
Biểu đồ B:
- Nhiệt độ tháng 1: 100C Tháng 8: 250C
- Lượng mưa mùa đông
- B mùa đông ấm, hạ nóng khô , mưa vào thu đông ð Khí hậu Địa Trung Hải .
Biểu đồ C:
- Nhiệt độ tháng 1: 50C, Tháng 7 : 130C
- Lượng mưa khá cao, thấp nhất 80 mm, cao nhất 170 mm
- C mùa đông ấm, hạ mát, mưa thu đông.
ð C khí hậu ôn đới hải dương.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Biểu đồ A: 
- Nhiệt độ tháng 7: 10 0C, tháng 1: – 29 0C
- Lượng mưa ít nhiều nhất không quá 50 mm, cả năm 200 mm , có mưa dạng tuyết rơi.
- A mùa đông lạnh, dài, nhiệt độ phần lớn dưới 00C, mưa ít dạng tuyết rơi. 
ð A không thuộc đới nóng, cũng không thuộc đới ôn hòa. (đới lạnh)
Biểu đồ B:
- Nhiệt độ tháng 1: 100C Tháng 8: 250C
- Lượng mưa mùa đông
- B mùa đông ấm, hạ nóng khô , mưa vào thu đông ð Khí hậu Địa Trung Hải .
Biểu đồ C:
- Nhiệt độ tháng 1: 50C, Tháng 7 : 130C
- Lượng mưa khá cao, thấp nhất 80 mm, cao nhất 170 mm
- C mùa đông ấm, hạ mát, mưa thu đông.
ð C khí hậu ôn đới hải dương.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Thảo luận 4 nhóm - 5 phút 
- Nhóm 1.2 : Biểu đồ A , C
- Nhóm 3.4 : Biểu đồ B , C
- Trong từng biểu đồ xem :
+ Diễn biến nhiệt độ như thế nào ?
+ Diễn biến lượng mưa như thế nào ?
+ Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào .
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Gv chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Nhận xét sự gia tăng lượng khí CO2 (15 phút)
a) Mục đích:
- Đề xuất đựơc giải pháp nhằm giảm thải khí CO2 ra môi trường.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Bài tập 3: Nhận xét sự gia tăng lượng khí CO2.
- Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới. Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
- Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới. Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Gv yêu cầu Hs: Nhận xét về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840-1997 
- Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Gv chuẩn kiến thức.(Tích hợp giáo dục môi trường)
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã hoàn thành các bài tập.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành bài tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hs tiếp tục hoàn thành các bài tập.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em sinh sống và học tập?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_18_thuc_hanh_nhan_biet_dac_diem_moi.docx