Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 21: Môi trường đới lạnh

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 21: Môi trường đới lạnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.

- Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.

- Phân tích được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.

- Đánh giá hiện trạng vấn đề khai thác và những tác động của biến đổi khí hậu và con người đến HST tự nhiên từ đó để xuất giải pháp khai thác theo hướng bền vững.

2. Kĩ năng

- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.

3. Thái độ

- Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên

- Lên án hành vi khai thác tài nguyên quá mức của con người

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Khai thác tri thức địa lí qua hình vẽ, tranh ảnh, video

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lược đồ SGK phóng to/máy chiếu

- Bản đồ miền cực

- Một số tranh ảnh về sinh vật ở môi trường đới lạnh.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

- Sưu tầm tranh ảnh cảnh quan

 

docx 31 trang sontrang 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 21: Môi trường đới lạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần : PPCT :
CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Phân tích được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
- Đánh giá hiện trạng vấn đề khai thác và những tác động của biến đổi khí hậu và con người đến HST tự nhiên từ đó để xuất giải pháp khai thác theo hướng bền vững.
2. Kĩ năng 
- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh..
3. Thái độ
- Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên 
- Lên án hành vi khai thác tài nguyên quá mức của con người
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Khai thác tri thức địa lí qua hình vẽ, tranh ảnh, video
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lược đồ SGK phóng to/máy chiếu 
- Bản đồ miền cực
- Một số tranh ảnh về sinh vật ở môi trường đới lạnh.
2.Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Sưu tầm tranh ảnh cảnh quan
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội
Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Đặc điểm của môi trường.
- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Liên hệ được sự nóng dần lên của khí hậu gây ra những tác hại không nhỏ đến đời sống của con người. 
- Phân tích được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến sự sống của con người.
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
- Nêu được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
- Phân tích được mối quan hệ của khí hậu với sinh vật
- Nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ các loài động vật quý hiếm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh và định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung bài mới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan
3. Phương tiện: Tranh ảnh
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: Quan sát hình ảnh sau:
+ Kể tên các loài vật mà các em biết
+ Những loài vật đó sống ở đâu? Trong môi trường nào? 
+ Nêu những hiểu biết của em về môi trường đó?
- Bước 2: Học sinh trả lời
- Bước 3: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài. 
+ Các loài: Chim cánh cụt, gấu trắng, sư tử biển, hải cẩu, cá voi, nhạn biển...
+ Những loài vật sống trong môi trường băng giá, vùng cực
+ Những hiểu biết: HS tự nêu
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường đới lạnh (15 phút)
1. Mục tiêu: 
- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
2. Phương pháp dạy học 
+ Nêu và giải quyết vấn đề 
+ Sử dụng, lược đồ, tranh ảnh
3. Phương tiện
- Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
- Lược đồ môi trường đới lạnh ở cực Bắc.
- Lược đồ môi trường đới lạnh ở cực Nam.
- Biểu đồ khí hậu ở Hon-man (Canada)
4. Tiến trình hoạt động 
Bước 1: Học sinh quan sát lược đồ .
+ Hãy xác định vị trí môi trường đới lạnh trên lược đồ (HS lên bảng xác định)
>>> GV gọi 2 HS lên chỉ bản đồ. HS hoàn thành nhanh
Lược đồ các môi trường đới nóng
Bước 2: HS quan sát hình ảnh, HS làm việc cá nhân, ghi thông tin trong giấy nhớ.
+ Xác định ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu
+ Cho biết sự khác nhau của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu
HS xác định lại vị trí của 2 môi trường đới lạnh cực Bắc và cực Nam trên bản đồ thế giới
Bước 3: Thảo luận nhóm (thời gian 4’)
+ Quan sát biểu đồ
+ Nhận xét biểu đồ khí hậu, rút ra kết luận
+ Điền thông tin vào PHT
+ Phân tích H21.3 . Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hon – man ( Ca-na-da) . 
+ GV phát PHT. HS thực hiện và điền kết quả vào bảng sau:
 Đặc điểm
Nhận xét
Nhiệt độ
Lượng mưa
Tháng cao nhất
Tháng thấp nhất
Số tháng có nhiệt độ > 00C, có mưa
Số tháng có nhiệt độ < 00C, tuyết rơi.
Kết luận về đặc điểm khí hậu
Nguyên nhân
+ Hết giờ, HS trình bày theo vòng tròn. 
+ GV chiếu kết quả, HS chấm chéo và báo cáo điểm
 Đặc điểm
Nhận xét
Nhiệt độ
Lượng mưa
Tháng cao nhất
Tháng thấp nhất
T7: < 100 C
T2: < - 300 C
T7: < 20mm
T2: Tuyết rơi
Số tháng có nhiệt độ > 00C, có mưa
3 tháng
3 tháng
Số tháng có nhiệt độ < 00C, tuyết rơi.
9 tháng
9 tháng
Kết luận về đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ thấp lạnh giá .
- Mùa hạ ngắn.
Mùa đông kéo dài, rất lạnh. Mưa rất thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi
Nguyên nhân
+ Góc tới ánh sáng MT nhỏ
+ Trục trái đất nghiêng
+ Phân hóa mùa sâu sắc
Bước 4: GV mở rộng, tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu
Quan sát hình ảnh sau:
+ Nhìn vào hình ảnh các em cho biết, vấn đề nào đang diễn ra? 
+ Vấn đề này sẽ dẫn đến những hậu quả nào? 
+ Theo em, chúng ta cần làm gì đế ứng phó?
Lỗ thủng tầng ozone 2018
Bước 5: HS thảo luận theo cặp đôi, sau đó nêu vấn đề trước lớp. GV cùng HS làm rõ thông tin, nhấn mạnh:
+ Biến đổi khí hậu, ấm lên toàn cầu đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có
+ Năm 2019 là năm nóng nhất trong lịch sử
+ Băng tan chảy ở các cực và vùng núi cao
+ Nước biển dâng nhấn chìm nhiều đảo và vùng đất thấp
+ Giải pháp: Cắt giảm khí nhà kính, trồng cây xanh 
GV liên hệ, mở rộng:
Hoàng Thị Minh Hồng là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực, khi Minh Hồng tham gia chuyến thám hiểm Nam Cực mang tên One Step Beyond do UNESCO tổ chức nhân dịp 50 năm thành lập UNESCO vào tháng 1.1997, với mục tiêu kêu gọi cộng đồng toàn thế giới cùng hành động bảo vệ châu Nam Cực và bảo vệ môi trường toàn cầu, chống biến đổi khí hậu. Chuyến thám hiểm có 35 thành viên là thanh niên tuổi từ 17-24, đến từ 25 quốc gia, cùng với 7 người khác là Trưởng đoàn, các nhà thám hiểm, nhà khoa học, quay phim... Đó cũng là lần đầu tiên một chuyến thám hiểm Nam Cực được tổ chức dành riêng cho thanh niên.
( 
Bước 6: GV chốt ý ngắn gọn cho phần 1
	Nội dung phần 1
I. Đặc điểm của môi trường .
1. Vị trí
- Nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
 2. Khí hậu
- Đặc điểm: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít, chủ yếu là ở dạng tuyết, đất đóng băng quanh năm.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sinh vật đới lạnh (15’)
Mục tiêu: 
- Trình bày, phân tích được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
- Đánh giá tiềm năng kinh tế của đới lạnh
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Trực quan: sử dụng hình ảnh.
- Hoạt động nhóm/cá nhân
3. Phương tiện:
- Hình ảnh sinh vật ở môi trường.
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: Cho học sinh thảo luận chơi trò chơi “Đóng vai”. Qua các hình ảnh, gv cho học sinh chơi đóng vai các con thú và giới thiệu về bản thân (sự thích nghi đối với môi trường)
- Bước 2: Các học sinh lần lượt lựa cho con thú mà mình đóng vai sau đó trình bày theo mẫu:
+ Tôi là .
+ Tôi có 
+ Tôi sẽ 
+ Chúng tôi đang
(Ví dụ:
+ Tôi là gấu trắng
+ Tôi có lớp lông dày
+ Tôi sẽ ăn các loài vật nhỏ như hải cẩu, cá
+ Chúng tôi đang suy giảm số lượng do biến đổi khí hậu và nguồn thức ăn cạn kiệt)
Một số hình ảnh cung cấp cho học sinh:
Bước 3: Học sinh trình bày xong, rút ra kết luận chung và trình bày lại theo sơ đồ về sự thích nghi của động thực vật với môi trường.
Bước 4: GV chốt ý, nhấn mạnh vấn đề mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học và vai trò của con người. Nhấn mạnh giá trị của Hệ sinh thái đới lạnh.
Nội dung mục 2
 2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
- Thực vật: Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lấn với rêu và địa y.
- Động vật:
+ Có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước.
+ Di cư hoặc ngủ đông.
- Động vật phong phú hơn thực vật.
C. Hoạt động luyện tập (8 phút)
1. Mục tiêu
- HS mô tả nhanh kiến thức có liên quan
- HS đánh giá vấn đề toàn diện
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, lí giải
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
3. Phương tiện
- Bảng phụ/máy chiếu/giấy ghi khái niệm...
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giới thiệu thể lệ
+ 1 HS gợi ý, các nhóm thống nhất đáp án trên bảng nhóm
+ Giơ kết quả sau khi gợi ý xong trong 3s
+ Gợi ý không lặp từ, không dùng tiếng nước ngoài, ngôn ngữ cơ thể
+ GV gọi ngẫu nhiên số thứ tự trong nhóm
+ Gợi ý sai, nhóm bị trừ điểm
+ Trả lời đúng, nhóm có người gợi ý được +2 và nhóm khác +1
- Bước 2: GV tiến hành trò chơi
Các từ khóa: Vòng cực, bão tuyết, núi băng, băng tan, hải cẩu, gấu trắng, chim cánh cụt, rêu, địa y, ngủ đông, Bắc cực, Nam cực, Bắc Băng Dương, di cư, Nga, Canada, biến đổi khí hậu, 
- Bước 3: HS hệ thống lại kiến thức bằng cách ghép nối các từ thành một đoạn văn bản có ý nghĩa về đới lạnh.
- Bước 4: GV kết luận chung về đới lạnh
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (2’)
1. Mục tiêu
- Thiết kế 1 sản phẩm sáng tạo mô tả đới lạnh
- Phát triển năng lực sáng tạo
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học
3. Phương tiện
- Giấy A4, bút màu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV nêu yêu cầu
+ Tìm kiếm tư liệu về đới lạnh
+ Thiết kế 1 sản phẩm trên giấy A4
+ Vẽ hình, icon, trình bày vắn tắt về đới lạnh theo cách hiểu của HS
+ Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí
1 điểm
2 điểm
3 điểm
Nội dung
Thông tin sơ sài chưa rõ về đới lạnh
Thông tin vắn tắt theo SGK
Thông tin bám sát SGK, có mở rộng phong phú
Bố cục, thiết kế
Trình bày sơ sài, sản phẩm chưa sáng tạo, màu sắc mờ nhạt, thiếu sinh động
Bố cục cân đối, màu sắc ổn, dễ nhìn, chữ to rõ, dễ đọc
Bố cục hài hòa, màu sắc nổi bật, tương phản tốt, có hình ảnh, icon dễ hiểu 
- Bước 2: HS hỏi đáp, GV phản hồi
- Bước 3: Dặn dò, kết luận
V. RÚT KINH NGHIỆM 
Tư liệu:
Link:
1/ 
2/ 
3/ 
4/ 
Bài 22. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại ở đới lạnh.
- Phân tích một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh: Thiếu nhân lực, nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. 
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề kinh tế và môi trường đới lạnh
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Nâng cao nhận thức bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đới lạnh. 
- Phê phán những tác động xấu đến môi trường.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ, hình ảnh, Clip liên quan đến bài học.
- Bài trình chiếu, trò chơi liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
- Giấy A4
- Bút màu
- Tranh ảnh nếu có
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
Việc nghiên cứu và khai thác môi trường 
 Trình bày được các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh 
Phân tích và giải thích đặc điểm khí hậu và sinh vật
 Đánh giá tình hình môi trường và hiện trạng tài nguyên
Đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên và phát triển bền vững
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
Tạo hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức cho học sinh.
Phát huy năng lực ngôn ngữ, khả năng diễn giải và phản xạ của các HS
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan
3. Phương tiện
- Bài báo nói về những người chăn tuần lộc ở phương bắc lạnh giá: 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc thông tin và yêu cầu: Học sinh quan sát và nêu ra những đặc điểm của môi trường đới lạnh. 
- Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra đáp án của mình.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
CỦA CÁC DÂN TỘC Ở PHƯƠNG BẮC (12 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh.
- Phát triển năng lực hợp tác, thảo luận nhóm
- Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua phản biện
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận cặp đôi.
- Phản biện
3. Phương tiện
- Tranh ảnh
- Phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS đọc SGK mục 1, quan sát các hình ảnh và hoàn thành phiếu học tập số 1: 
Hình 1. Nơi ở và phương tiện đi lại của người dân ở đới lạnh
Hình 2. Lược đồ địa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương Bắc
Hình 3. Một số hoạt động kinh tế của dân ở đới lạnh
Phiếu học tập số 1
Bài 1. Quan sát hình 1 cho biết những khó khăn lớn nhất đối với cuộc sống của người dân ở đới lạnh là gì?
Bài 2. Quan sát hình 2, hình 3 và thông tin trong SGK hãy hoàn thành bảng sau
Dân tộc
Địa bàn cư trú
Hoạt động kinh tế
Chúc, I – a – kut (Yakuts), .......
 .......
 .......
 .......
 ..
 ..
 ..
và phía bắc bán đảo Xcan-đi-na-vi.
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 .
 .
 .
Bắc Mĩ và 
 ..
 ..
Săn bắt hải cẩu, tuần lộc .
 ..
- Bước 2: Tiến hành hoạt động. 
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi cặp đôi để thống nhất nội dung trả lời
- Bước 3: Đánh giá
+ GV chiếu bài tập, gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trình bày đáp án
+ GV chiếu đáp án, HS chấm chéo/tự chấm sản phẩm cặp đôi của mình.
- Bước 4: Tổng kết, khen ngợi HS.
GV nhấn mạnh một số trọng tâm nếu có
NỘI DUNG
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da.
- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo.
b. Hoạt động kinh tế hiện đại.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Chăn nuôi thú có lông quý.
- Nguyên nhân: Khoa học kĩ thuật phát triển.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ KHAI THÁC MÔI TRƯỜNG (10 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và môi trường đới lạnh và đề xuất giải pháp
- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đóng vai
- Think – Pair - Share
- Hùng biện
3. Phương tiện
- Hình ảnh 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh và làm việc theo gợi ý – Hình thức THINK – PAIR - SHARE:
+ Suy nghĩ và ghi ra giấy note trong vòng 2 phút, kể tên các loại khoáng sản ở đới lạnh.
+ Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên ở đới lạnh vẫn chưa được khai thác.
+ Việc tăng cường công tác nghiên cứu, khai thác vùng cực đã có tác động sâu sắc đến bộ mặt vùng cực trên Trái Đất. Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn cần giải quyết trong đới lạnh hiện nay. Theo em đó là những vấn đề gì.
+ Đề xuất 1 giải pháp nhằm giải quyết cho vấn đề đó
+ HS chia sẻ ý kiến với bạn trong nhóm về các thông tin cá nhân ghi nhận được
Giàn khoan dầu mỏ trên biển băng phương Bắc
Khoan thăm dò 
Khai thác dầu khí
- Bước 2: GV quay số ngẫu nhiên chọn HS lên bảng trình bày suy nghĩ và giải pháp
- Bước 3: HS lên thể hiện phần trình bày cá nhân. Các thành viên khác lắng nghe và phản biện. Mỗi lượt có 45s – 1 phút thực hiện 
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của HS theo tiêu chí. GV giảng giải, chốt nội dung.
NỘI DUNG
2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường
- Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh .
- Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
C. Hoạt động luyện tập – củng cố mở rộng (10 phút)
1. Mục tiêu: 
- Luyện tập củng cố nội dung bài học
2. Phương pháp dạy học: Thực hành/tự học
3. Phương tiện: Giấy A4
4. Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: GV yêu cầu hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1. Cho những cụm từ: khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật rất nghèo nàn, rất ít người sinh sống. Hãy lập một sơ đồ theo mẫu thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh.
Băng tuyết phủ quanh năm
Bài 2. Nối các ý sau cho phù hợp
Tên tộc người
Nối
Địa bàn cư trú
Xa-mô-y-ét
Bắc Á
La-pông
Bắc Âu
I-nuc
Bắc Á
I-a-kut
Bắc Á
Chúc
Bắc Mỹ
Bài 3. Đặt câu hỏi phù hợp cho câu trả lời bên dưới:
Câu hỏi:
Trả lời: Bởi vì đới lạnh có nhiều nguồn tài nguyên chưa khai thác, đặc biệt là khoáng sản, trong khi đó đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái đất do khí hậu quá lạnh.
Bước 2: Trao đổi với HS bên cạnh để chấm chéo
Bước 3: GV khen ngợi các HS có tiến bộ, học sinh làm tốt.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học – nâng cao (1 phút)
1. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Phát triển năng lực tự học, thiết kế sơ đồ kiến thức
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học, mindmap
3. Phương tiện
- Vở, bút màu
4. Tiến trình hoạt động
- Hệ thống lại bài thành 1 sơ đồ kiến thức
- Tô màu, thêm biểu tượng để sản phẩm thu hút
- Giới thiệu sản phẩm cá nhân vào tiết sau, GV chấm lấy điểm
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu tham khảo:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_21_moi_truong_doi_lanh.docx