Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mỹ - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mỹ - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Nguyệt

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.

- Đưa ra được những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ

Đặt tình huống:

Trong một lớp học. Giáo viên chia diện tích lớp làm 2 khu vực. Yêu cầu khoảng 28HS đứa về bên trái. 2HS đứng về bên phải.

+ Yêu cầu HS tính nhanh mỗi khu vực chiếm bao nhiêu % sĩ số HS trong lớp và bao nhiêu % diện tích lớp.

+ Sự bất hợp lí ở việc phân chia của GV là gì?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. GV nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rõ ràng trong sự phân chia của thầy (cô) có sự bất hợp lí. 95% HS trong lớp lại chỉ đứng vào ô có diện tích nhỏ. Ngược lại, 2/3 diện tích lớp lại chỉ có 5% HS. Điều này cũng cũng giống như sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Nam Mĩ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (15 phút)

a) Mục tiêu:

- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 135 kết hợp quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

d) Cách thực hiện:

 

docx 11 trang sontrang 2910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mỹ - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tráng Việt
Tổ : KHTN
Giáo viên : Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Tuần: 21 
Ngày soạn: 15/02/2021 
Ngày giảng: 18/02/2021 
Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết – tiết 42 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
- Đưa ra được những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. 
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Đặt tình huống:
Trong một lớp học. Giáo viên chia diện tích lớp làm 2 khu vực. Yêu cầu khoảng 28HS đứa về bên trái. 2HS đứng về bên phải.
+ Yêu cầu HS tính nhanh mỗi khu vực chiếm bao nhiêu % sĩ số HS trong lớp và bao nhiêu % diện tích lớp.
+ Sự bất hợp lí ở việc phân chia của GV là gì?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. GV nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rõ ràng trong sự phân chia của thầy (cô) có sự bất hợp lí. 95% HS trong lớp lại chỉ đứng vào ô có diện tích nhỏ. Ngược lại, 2/3 diện tích lớp lại chỉ có 5% HS. Điều này cũng cũng giống như sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Nam Mĩ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (15 phút)
a) Mục tiêu:
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 135 kết hợp quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Bước 1: HS quan sát 3 hình: 44.1, 44.2, 44.3 
- Mô tả 3 ảnh trên?
- Có mấy hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
- Đặc điểm 2 hình thức sản xuất chính:
+ Quy mô diện tích.
+ Quyền sở hữu.
+ Hình thức canh tác.
+ Nông sản chủ yếu.
+ Mục đích sản xuất.
Bước : HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau: 
Nâng cao
- Vì sao các nước Trung và Nam Mĩ phải tiến hành cải cách ruộng đất? Kết quả ra sao? Và tại sao lại như vậy?
- Dựa vào Hình 44.4 cho biết Trung và Nam Mĩ có những loại cây trồng chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
1. Nông nghiệp.
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
Tiểu điền trang(Mi-ni-fun-đi-a)
Đại điền trang
(La-ti-fun-đi-a)
1.Quy mô dt
< 5 ha
Hàng ngàn ha
2.Quyền sở hữu
Các hộ nông dân
Cac đại điền chủ(chiếm 5% dsố, chiếm 60% dt canh tác và đồng cỏ chăn nuôi)
3.Hthức canh tác
Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp.
Hiện đại, cơ giới hoá các khâu sxuất.
4.Nông sản chủ yếu
Cây lương thực
Cây CN, chăn nuôi.
5.Mđích sxuất
Tự cung tự cấp
Xuất khẩu nông sản
- Chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ rất bất hợp lí.
- Nền nông nghiệp nhiều nước bị lệ thuộc vào nước ngoài.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành nông nghiệp (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Kể tên được các sản phẩm nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk 135, 136trang kết hợp quan sát hình 44.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu 2 bạn ngồi gần nhau tạo thành 1 cặp. 
+ GV yêu cầu hs quan sát hình 44.4 - Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ, yêu cầu trong 15s các cặp nhớ được tên các sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mĩ. 
+ Sau 15s giáo viên gọi bắt kì cặp nào để kể tên.
+ Cặp nào nhớ được tên nhiều nhất là cặp chiến thắng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi “Hỏi gì đáp nấy”. Trong vòng 30s, Đội A đưa ra tên sản phẩm nông nghiệp nào thì đội B trả lời nhanh nơi phân bố của sản phẩm đó. Mỗi đội cần đưa ra 5 tên sản phẩm nông nghiệp không trùng nhau để hỏi đội bạn. 
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận
Nâng cao: Sự mất cân đối trong trồng trọt của Trung và Nam Mĩ dẫn tới tình trạng gì?
- So sánh với ngành trồng trọt của Bắc Mĩ?
- Dựa vào Hình 44.4 cho biết Trung và nam Mĩ có những vật nuôi nào? Phân bố ở đâu?
- Mở rộng Ven bờ biển Chi-lê, Pê-ru có dòng biển lạnh đem theo nhiều sinh vật dưới đáy làm mồi cho nhiều loài cá quần tụ sinh sống đặc biệt là cá trỗng kéo theo các loài chim biển đông đến 26 triệu con. Cá trỗng và phân chim là 2 nguồn lợi quan trọng của pê-ru.
b. Các ngành nông nghiệp.
* Trồng trọt.
- Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả: Cà phê, ca cao, chuối, mía để xuất khẩu.
- Một số nước Nam Mĩ trồng cây lương thực: Ngô, lúa mì 
→Trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
→ Thiếu lương thực thực phẩm.
* Ngành chăn nuôi và đánh cá.
- Bò thịt, bò sữa: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay. Pa-ra-guay.
- Cừu, lạc đà la-ma: Sườn trung An-đét.
- Đánh cá: Pê-ru đứng đầu thế giới.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Tìm hiểu công nghiệp Trung và Nam Mĩ. 
- Tìm hiểu về rừng Amazon.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét buổi học.
..........................................................................................
Tuần Trường THCS Tráng Việt
Tổ : KHTN
Giáo viên : Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Tuần: 22 
Ngày soạn: 16/02/2021 
Ngày giảng: 18/02/2021 
Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ ( tiếp theo ) 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết – tiết 43 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Kể tên được các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày được đặc điểm của khối thị trường chung Mec-cô-xua.
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ rừng Amadôn. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ.
- Tranh ảnh rừng Amadon.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi lật mảnh ghép. HS phải trả lời 4 câu hỏi tương ứng với 4 mảnh ghép. Trả lời đúng sẽ mở được mảnh ghép đó để tìm hình Từ khóa dưới mảnh ghép. Bất cứ khi nào có câu trả lời về từ khóa bên dưới, HS đều có thể trả lời.
Câu hỏi
Ô số 1: Quốc gia có diện tích lớn nhất Trung và Nam Mĩ?
Ô số 2: Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt là ngành gì?
Ô số 3: Nguồn tài nguyên tập trung nhiều ở phía Bắc Nam Mĩ?
Ô số 4: Rừng mưa nhiệt đới lớn nhất Thế giới?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ (15 phút)
a) Mục Tiêu:
- Kể tên được các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 137, 138 kết hợp quan sát hình 45.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 5 nhóm. Dán hình 45.1 Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ, yêu cầu các nhóm trong 1 phút nhớ được nơi phân bố các ngành công nghiệp: 
+ Nhóm 1: Khai thác dầu, lọc dầu
+ Nhóm 2: Thực phẩm, dệt
+ Nhóm 3: Lọc dầu, hóa chất
+ Nhóm 4: Ô tô, đóng tàu
+ Nhóm 5: Luyện kim (đen, màu)
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
GV yêu cầu các nhóm:
+ Trình bày sự phân bố ngành công nghiệp mà nhóm tìm hiểu? 
+ Tại sao lại phân bố ở đó?
+ Những nước nào tập trung nhiều ngành công nghiệp?
Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2. Công nghiệp.
- Phân bố CN không đều:
+ Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xuê-la: là những nước CN mới, gồm các ngành CN chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất 
+ Các nước khu vực An-đet, eo đất Trung Mĩ phát triển CN khai khoáng phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
+ Các nước trong biển Ca-ri-bê phát triển ngành CN chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò và thực trạng khai thác rừng Amazon hiện nay.
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ rừng Amazôn.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 138 kết hợp quan sát hình giáo viên cung cấp để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV cho HS xem ảnh về cháy rừng amazon, đặt câu hỏi cho HS:
+ Nội dung của hình ảnh?
+ Vai trò của rừng amazon?
+ Thực trạng rừng Amazon hiện nay?
+ Hậu quả khi rừng Amazon bị tàn phá?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Gv mở rộng kiến thức:
3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn.
* Vai trò.
- Nguồn dự trữ sinh học quý giá.
- Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.
- Vùng đất rừng có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có nhiều tiềm năng để phát triển ktế.
* Ảnh hưởng của việc khai thác rừng A-ma-dôn.
- Tích cực: Khai thác rừng để phát triển ktế, nâng cao đời sống của người dân vùng ĐB A-ma-dôn.
- Tiêu cực: Sự khai thác quá mức rừng tác động xấu đến cân bằng sinh thái, khí hậu của khu vực và thế giới.
2. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu khối thị trường chung Mec-cô-xua (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Kể được tên các nước trong khối thị trường chung Mec-cô-xua.
- Trình bày được đặc điểm của khối thị trường chung Mec-cô-xua.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 138 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
Khối thị trường chung Mec-cô-xua
Thời gian thành lập
1991
Các thành viên ban đầu
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ra-quay, Pa-ra-quay
Mục tiêu
Tăng cường quan hệ ngoại thương, thoát khoảng lũng đoạn kinh tế
Tên thành viên mới kết nạp
Chi-lê, Bô-li-vi-a
Mục đích kết nạp thành viên mới
Thành lập thị trường chung liên Mĩ
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Bước 2: HS thực hiện trò chơi. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV gọi nhóm hoàn thành nhanh nhất và chính xác nhất lên trình bày. 
- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Khối kinh tế Méc-cô-xua
- 1941: 4 quốc gia là Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay thành lập khối thị trườngchung Méc-cô-xua.
- Mtiêu: 
+ Tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các nước.
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn ktế của Hoa Kỳ.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Tại sao phải bảo vệ rừng Amazon?
Trình bày sự phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
Kể tên các nước trong khối thị trường chung Mec-co-xua?
Mục tiêu của khối thị trường chung Mec-co-xua?
Kể tên 4 nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Trung và Nam Mĩ?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế được sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế được sơ đồ tư duy.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Thiết kế sơ đồ tư duy về khối thị trường chung Mec-cô-xua để so sánh với hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ NAFTA.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Về nhà xem trước bài 46

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_44_kinh_te_trung_va_nam_my_nam_hoc.docx