Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 59: Khu vực Đông Âu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Xác định được vị trí của khu vực Đông Âu.
- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Âu.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Phân tích và tổng hợp lược đồ tự nhiên Đông Âu.
+ Phân tích sơ đồ thảm thực vật để thấy được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật.
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của Đông Âu, đặc điểm phân hóa khí hậu;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết lien hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của Đông Âu
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh về kinh tế Đông Âu
- Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu và lược đồ các nước châu Âu
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: KHU VỰC ĐÔNG ÂU Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Xác định được vị trí của khu vực Đông Âu. - Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Âu. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Phân tích và tổng hợp lược đồ tự nhiên Đông Âu. + Phân tích sơ đồ thảm thực vật để thấy được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật. - Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của Đông Âu, đặc điểm phân hóa khí hậu; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết lien hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của Đông Âu 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình ảnh về kinh tế Đông Âu - Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu và lược đồ các nước châu Âu 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh đoán được các từ khóa. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn. GV phổ biến trò chơi “Đoán ý đồng đội”: Các nhóm sẽ chọn 1 đại diện lên diễn tả các từ khóa mà GV đưa ra. Các nhóm chỉ có 1 phút để vừa diễn tả vừa trả lời 1 từ khóa. Nhóm nào đúng được nhiều từ khóa nhất sẽ là nhóm chiến thắng. Lưu ý: HS diễn tả bằng lời, không dùng từ có trong từ khóa, không dùng từ đồng nghĩa hoặc tiếng Anh. HS dưới lớp được phép thảo luận nhanh và chốt 1 đáp án. Từ khóa nhóm 1 Từ khóa nhóm 2 Đồng bằng rộng lớn Ôn đới lục địa Thảo nguyên Liên Bang Nga Sông Volga Bề mặt lượn sóng Rừng lá kim Đóng băng Ukraine Dãy Ural - Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiền trò chơi và ổn định trật tự lớp. HS trả lời được từ khóa nào, GV ghi nhanh từ đó lên bảng. - Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định lớp. GV vinh danh nhóm chiến thắng. GV khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các từ khóa mà các bạn tìm được là các điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Đông Âu. Để biết cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế của khu vực này thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Âu (15 phút) a) Mục đích: - Xác định được vị trí khu vực Đông Âu trên bản đồ. - Dựa vào bản đồ để phân tích những đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu. - Phân tích được sơ đồ thảm thực vật và giải thích được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật từ bắc xuống nam. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 178, 179 kết hợp quan sát hình 59.1, 59.2, 59.3, 59.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 1. Khái quát tự nhiên - Địa hình: + Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu. + Bề mặt có dạng lượn sóng, cao trung bình 100-200m. - Khí hậu: Có khí hậu ôn đới lục địa. Khí hậu có sự thay đổi theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. - Sông ngòi: Nhìn chung đều đóng băng vào mùa đông, có các sông lớn: Von – ga, Đôn, Đni – ep... - Thực vật: Thảm thực vật có sự phân hóa theo khí hậu rõ rệt từ bắc – nam. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Bước 1: GV cho HS xem hình 59.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu và lược đồ các nước châu Âu. Yêu cầu HS: + Nêu vị trí của khu vực Đông Âu? + Kể tên các nước ở khu vực Đông Âu? Bước 2: GV gọi HS lên xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác nhanh. Sau đó, GV chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình Đông Âu + Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu Đông Âu + Nhóm 3: Tìm hiểu về sông ngòi Đông Âu + Nhóm 4: Tìm hiểu về cảnh quan Đông Âu Tự nhiên Đông Âu Địa hình Khí hậu Sông ngòi Cảnh quan Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Câu hỏi thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm trình bày 1 nội dung và yêu cầu HS rút ra kết luận về thuận lợi và khó khăn của tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này? Quan sát hình 59.2 sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ bắc xuống nam, yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích về sự thay đổi của thảm thực vật? Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu kinh tế khu vực Đông Âu (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu. - Giải thích được đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Âu. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 179, 180 kết hợp quan sát hình ảnh giáo viên cung cấp để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 2. Kinh tế - Có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp - Công nghiệp: khá phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống: khai khoáng, luyện kim, cơ khí... - Các nước phát triển nhất: LB Nga, Ucraina. - Nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới (ngô, củ cải đường, hướng dương, bò sữa, lợn...) c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ + Nhóm 1: Đông Âu có điều kiện thuận lợi như thế nào cho việc trồng lúa mì? (Diện tích đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới lục địa). + Nhóm 2: Đông Âu có điều kiện thuận lợi như thế nào để phát triển ngành chăn nuôi? (diện tích đồng bằng rộng lớn, cơ sở thức ăn dồi dào, công nghiệp chế biến). + Nhóm 3: Tại sao Đông Âu phát triển mạnh ngành công nghiệp truyền thống? (Các ngành công nghiệp truyền thống: khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phát triển mạnh vì tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: quặng sắt, kim loại màu, than đá và dầu mỏ). + Nhóm 4: Tại sao trong một thời kì dài, ngành công nghiệp ở Đông Âu gặp khó khăn? (do chậm đổi mới công nghệ). Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Gv cho HS xem một số hình ảnh về kinh tế ở Đông Âu: Sản xuất lúa mì ở Nga Chế tạo máy bay ở Ucraina 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Câu 1: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là: A. Núi. B. Đồi. C. Đồng bằng. D. Cao nguyên, sơn nguyên. Câu 4: Đông Âu có khí hậu: A. Ôn đới lục địa. B. Ôn đới hải dương. C. Địa trung hải. D. Cận nhiệt đới. Câu 2: Trong số các con sông của khu vực Đông Âu, con sông nào chảy biển Ca-xpi? A. Sông Đni-ep. B. Sông Đôn. C. Sông Von-ga. D. Sông U-ran. Câu 5: Con sông nào dài nhất châu Âu? A. Sông Đni-ep. B. Sông Đôn. C. Sông Von-ga. D. Sông U-ran. Câu 3: Nước có vựa lúa mì lớn nhất châu Âu là: A. Liên Bang Nga. B. U-crai-na C. Liên Bang Đức. D. Thổ Nhĩ Kỳ. Câu 6: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Đông Âu là: A. Quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ. B. Quặng sắt, vàng, than đá, đồng và khí đốt. C. Khí đốt, dầu mỏ, vàng, manga và quặng sắt. D. Quặng kim loại màu, dầu mỏ, sắt và khí đốt. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - Học sinh thiết kế sơ đồ tư duy. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Thiết kế sơ đồ tư duy về khu vực Đông Âu. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_bai_59_khu_vuc_dong_au.docx