Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 59: Khu vực Đông Âu - Phạm Thị Hoài Bắc

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 59: Khu vực Đông Âu - Phạm Thị Hoài Bắc

I. Các em đọc bài 59:

- Xác định được vị trí của khu vực Đông Âu.

- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu.

- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Âu.

II. Các em tìm hiểu kiến thức mới

1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Âu

- Xác định được vị trí khu vực Đông Âu trên bản đồ.

- Dựa vào bản đồ để phân tích những đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu.

- Phân tích được sơ đồ thảm thực vật và giải thích được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật từ bắc xuống nam.

- Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 178, 179 kết hợp quan sát hình 59.1, 59.2, 59.3, 59.4

 Nội dung chính

1. Khái quát tự nhiên

- Địa hình:

+ Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.

 + Bề mặt có dạng lượn sóng, cao trung bình 100-200m.

- Khí hậu: Có khí hậu ôn đới lục địa. Khí hậu có sự thay đổi theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

- Sông ngòi: Nhìn chung đều đóng băng vào mùa đông, có các sông lớn: Von – ga, Đôn, Đni – ep.

- Thực vật: Thảm thực vật có sự phân hóa theo khí hậu rõ rệt từ bắc – nam. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

Quan sát hình 59.2 sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ bắc xuống nam, yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích về sự thay đổi của thảm thực vật?

 

doc 9 trang sontrang 6530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 59: Khu vực Đông Âu - Phạm Thị Hoài Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT
GVBM: Phạm Thị Hoài Bắc
Tiết: 65 
BÀI 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
I. Các em đọc bài 59:
- Xác định được vị trí của khu vực Đông Âu.
- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Âu.
II. Các em tìm hiểu kiến thức mới 
1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Âu
- Xác định được vị trí khu vực Đông Âu trên bản đồ. 
- Dựa vào bản đồ để phân tích những đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu.
- Phân tích được sơ đồ thảm thực vật và giải thích được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật từ bắc xuống nam.
- Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 178, 179 kết hợp quan sát hình 59.1, 59.2, 59.3, 59.4 
Nội dung chính
1. Khái quát tự nhiên 
- Địa hình: 
+ Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.
 + Bề mặt có dạng lượn sóng, cao trung bình 100-200m.
- Khí hậu: Có khí hậu ôn đới lục địa. Khí hậu có sự thay đổi theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
- Sông ngòi: Nhìn chung đều đóng băng vào mùa đông, có các sông lớn: Von – ga, Đôn, Đni – ep...
- Thực vật: Thảm thực vật có sự phân hóa theo khí hậu rõ rệt từ bắc – nam. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.
Quan sát hình 59.2 sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ bắc xuống nam, yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích về sự thay đổi của thảm thực vật?
2: Tìm hiểu kinh tế khu vực Đông Âu 
- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu.
- Giải thích được đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Âu.
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 179, 180 kết hợp quan sát hình ảnh 
Nội dung chính
 Kinh tế
- Có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp 
- Công nghiệp: khá phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống: khai khoáng, luyện kim, cơ khí...
 - Các nước phát triển nhất: LB Nga, Ucraina.
- Nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới (ngô, củ cải đường, hướng dương, bò sữa, lợn..
Sản xuất lúa mì ở Nga
Chế tạo máy bay ở Ucraina
Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
Câu 1: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là:
 A. Núi.
 B. Đồi.
 C. Đồng bằng.
 D. Cao nguyên, sơn nguyên.
Câu 4: Đông Âu có khí hậu:
 A. Ôn đới lục địa.
 B. Ôn đới hải dương.
 C. Địa trung hải.
 D. Cận nhiệt đới.
Câu 2: Trong số các con sông của khu vực Đông Âu, con sông nào chảy biển Ca-xpi?
 A. Sông Đni-ep.
 B. Sông Đôn.
 C. Sông Von-ga.
 D. Sông U-ran.
Câu 5: Con sông nào dài nhất châu Âu?
 A. Sông Đni-ep.
 B. Sông Đôn.
 C. Sông Von-ga.
 D. Sông U-ran.
Câu 3: Nước có vựa lúa mì lớn nhất châu Âu là:
 A. Liên Bang Nga.
 B. U-crai-na
 C. Liên Bang Đức.
 D. Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 6: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Đông Âu là:
 A. Quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ.
 B. Quặng sắt, vàng, than đá, đồng và khí đốt.
 C. Khí đốt, dầu mỏ, vàng, manga và quặng sắt.
 D. Quặng kim loại màu, dầu mỏ, sắt và khí đốt.
Tiết: 66 
TÊN BÀI DẠY: LIÊN MINH CHÂU ÂU
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
I. Các em đọc bài 60:
- Xác định được các nước trong khối liên minh châu Âu.
- Mô tả được quá trình mở rộng của liên minh châu Âu qua từng giai đoạn.
- Nhận xét, đánh giá được sự phát triển của liên minh châu Âu.
II. Các em tìm hiểu kiến thức mới 
1: Tìm hiểu sự mở rộng của Liên minh châu Âu 
- Xác định được các nước trong khối liên minh châu Âu.
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 181, 182 kết hợp quan sát hình 60.1 để tô màu các nước thuộc liên minh châu Âu 
Nội dung chính
 Sự mở rộng của Liên minh châu Âu
- Thành lập năm 1957.
- EU được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn.
- Năm 2001 Liên minh có diện tích 3.443.600km2 và có 378 triệu dân.
(Đến nay, diện tích là 4.475.757 km2. Dân số khoảng 512 triệu dân)
- Học sinh tô màu các nước thuộc liên minh châu Âu. 
Tô màu xanh các nước gia nhập EU năm 1957 (6 nước : Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, Hà Lan)
Tô màu hồng các nước gia nhập EU từ năm 1973 đến 1981 (4 nước: Năm 1973 thêm 3 nước : Anh, Ailen, Đan Mạch. Năm 1981 thêm 1 nước: Hy Lạp.) 
Tô màu nâu các nước gia nhập EU từ năm 1986 đến 1995 (5 nước: Năm 1986 thêm 2 nước : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha . Năm 1995 thêm 3 nước : Áo, Thụy Điển, Phần Lan)
Tô màu cam các nước gia nhập EU năm 2004 đến 2013 (kết nạp thêm 10 nước: Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia và Slovenia, Síp và Malta)
 2: Tìm hiểu sự phát triển của liên minh châu Âu.
- Nhận xét, đánh giá được sự phát triển của liên minh châu Âu
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi 
ĐÁP ÁN BỘ CÂU HỎI
EU - mô hình liên minh toàn diện
EU - tổ chức thương mại hàng đầu
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Cơ quan lập pháp của EU là? 
Nghị viện châu Âu
Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm bao nhiêu % trong hoạt động ngoại thương thế giới?
40%
Kể tên các mặt tự do lưu thông giữa các nước EU?
 Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
Nêu vài nét về hoạt động thương mại của EU?
Trao đổi giữa các trung tâm kinh tế, xuất nhập khẩu giữa các nước, 
Kể tên các mặt chung giữa các nước EU? 
Có chính sách chung, đồng tiền chung.
Điền vào chỗ trống trong câu sau: “EU là khu vực .. của Thế giới”
Kinh tế lớn
Về văn hóa xã hội, EU chú trọng vấn đề gì?
Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo nghề nghiệp.
Điền vào chỗ trống trong câu sau: “EU không ngừng quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới”
Mở rộng
Nội dung chính
Sự phát triển của liên minh châu Âu
a. Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới 
+ Có cơ cấu tổ chức toàn diện.
+ Chính trị: Có cơ quan lập pháp là nghị viện Châu Âu.
+ Kinh tế: Có chính sách chung, hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
+ Văn hóa – xã hội: Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo nghề nghiệp.
b. Liên minh châu Âu- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
+ Chiếm 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
+ EU không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì sao?
Lá cờ của liên minh châu Âu
Đồng tiền chung châu Âu (Euro)
 Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:
- Có chính sách kinh tế chung.
- Sử dụng đồng tiền chung (đồng ơ - rô)
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
Hiện nay, liên minh châu Âu chiếm tới 40% hoạt động ngoại thương của thế giới và có quan hệ chặt chẽ với nhiều trung tâm và khu vực trên thế giới).
Tiết: 67 
BÀI 61: THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CÂU KINH TẾ CHÂU ÂU.
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
I. Các em đọc bài 61:
- Kể tên các nước ở châu Âu và xác định được nước đó thuộc khu vực nào của châu Âu.
- Xác định được vị trí của các nước châu Âu trên bản đồ.
II. Các em tìm hiểu kiến thức mới 
1: Xác định vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu. 
- Kể tên được các nước châu Âu.
- Xác định được các nước trong các khu vực châu Âu.
Nội dung chính
1. Vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu.
Các khu vực
Tên các nước
1. Bắc Âu
- Các nước trên bán đảo Xcan – đi – na – vi : Na- uy, Thụy Điển, Phần Lan.
- Một quốc đảo: Ai-xơ-len. 
2. Tây và Trung Âu
- Các nước ven biển Bantich: Đan Mạch, Đức, Ba lan
- Các nước ven Đại Tây Dương: Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ
- Hai quốc đảo Anh và Ai-len
- Các nước nằm ở Trung Âu: CH Sec, Áo, Thụy Sỹ, Hung-ga-ri, Rumani, Nam Tư.
3. Nam Âu
- Trên bán đảo I-bê-rich: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Trên bán đảo Italia: Italia
- Trên bán đảo Ban căng: Hy Lạp, Amani, ...
4. Đông Âu
- Các nước ven biển Bantich: Latvia, Litva, Extonia.
- Các nước khác: LB Nga, Belarut, Ucraina, Môn-đô-va.
5. Các nước thuộc EU
- Bắc Âu gồm: Thụy Điển, Phần Lan
- Tây và Trung Âu gồm: Anh, Pháp, Ailen, Hà Lan, Đức, Áo, Lucxenbua, Bỉ, Đan Mạch
- Nam Âu gồm: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế 
- Vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina.
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học để vẽ biểu đồ.
Nội dung chính
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina năm 2014
Nhận xét:
 Giống nhau: Cả 2 nước đều có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỉ trọng ít nhất.
Tuy nhiên: Cơ cấu GDP có sự khác nhau, cụ thể: 
 + Pháp: Có nền kinh tế phát triển, trong cơ cấu GDP, ngành DV chiếm tỉ trọng lớn nhất (78,9%), đứng thứ 2 là CN-XD chiếm 19,4%, thấp nhất là nông nghiệp 1,7%.
 + U-crai-na: Nền kinh tế chưa phát triển bằng Pháp. Tỉ lệ dịch vụ thấp hơn Pháp và tỉ lệ nông nghiệp cao hơn Pháp. Các ngành kinh tế có tỉ trọng chênh lệch nhau không quá lớn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_59_khu_vuc_dong_au_pham_thi_hoai_ba.doc