Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 6: Môi trường nhiệt đới

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 6: Môi trường nhiệt đới

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới.

- So sánh đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

 + Đọc các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.

+ Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: bảo vệ nguồn tài nguyên, khí hậu, bảo vệ môi trường.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ khí hậu thế giới;

- Hình 6.1 và 6.2 phóng to;

- Ảnh xa van ,trảng cỏ nhiệt đới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đới nóng phân bố ở đâu, có đặc điểm gì ? Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng .

- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?

Bước 2: Hs suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

 

docx 6 trang sontrang 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 6: Môi trường nhiệt đới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới.
- So sánh đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
 + Đọc các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới. 
+ Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới.
3. Phẩm chất
Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: bảo vệ nguồn tài nguyên, khí hậu, bảo vệ môi trường.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí hậu thế giới;
- Hình 6.1 và 6.2 phóng to;
- Ảnh xa van ,trảng cỏ nhiệt đới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đới nóng phân bố ở đâu, có đặc điểm gì ? Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng .
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?
Bước 2: Hs suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới.
- So sánh đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới với môi trường xích đạo ẩm.
b) Nội dung:
- Học sinh phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa hình 6.1, 6.2 kết hợp khai thác nội dung văn bản sgk trang 20 để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính
1.Khí hậu :
- Nằm từ vĩ tuyến 50C đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
- Đặc điểm: nóng (trên 200C ) và lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm).
- Càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn. 
c) Sản phẩm:
- Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành PHT.
Yếu tố
Ma-la-can ( 90 B )
Gia –mê- na ( 120 B )
Nhiệt độ cao nhất 
Nhiệt độ thấp nhất 
Biên độ nhiệt độ 
Lượng mưa cả năm
Các tháng có mưa 
Tháng khô hạn 
290C
260C
30C
860 mm
Tháng 3 – 11
Tháng 12,1,2
32.50C
22.50C
100C
620 mm
Tháng 4 – 10
Tháng 11,12,1,2,3
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới
- Xác định vị trí Malacan và Gia mêna .
- Quan sát hình 6.1 nhận xét về sự phânbố nhiệt độ và lượng mưa của Malacan và Giamêna. Điền thông tin vào bảng 
Yếu tố
Ma-la-can ( 90 B )
Gia –mê- na ( 120 B )
Nhiệt độ cao nhất 
Nhiệt độ thấp nhất 
Biên độ nhiệt độ 
Lượng mưa cả năm
Các tháng có mưa 
Tháng khô hạn 
+ Nhóm 1,2: Malacan .
+ Nhóm 3,4: Gia mêna .
- Chế độ nhiệt và lượng mưa hai địa điểm này khác nhau như thế nào ?
- Từ phân tích trên nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới .
- So sánh với môi trường Xích đạo ẩm . 
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận.
Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét . 
Bước 4: GV Chuẩn xác kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 21 kết hợp quan sát hình 6.3 và 6.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Đất đai: đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới rất dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác hợp lý .
- Sông ngòi: Sông ngòi nhiệt đới có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
- Thực vật: Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến (từ rừng thưa sang đồng cỏ cao nhiệt đới, cuối cùng là vùng cỏ thưa thớt và cây bụi).
- Động vật: khá phong phú về số loài (thú ăn cỏ lớn và thú ăn thịt)
- Hđ sản xuất và con người: Ở vùng nhiệt đới có thể trồng được nhiều cây lương thực và cây công nghiệp. Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên. Hoàn thành đúng luật trò chơi.
1 năm ở môi trường nhiệt đới có 2 mùa >>> đúng
Mùa mưa, sinh vật phát triển mạnh >>> đúng
Mùa mưa, nước sông dâng cao >>> đúng
Loại đất chính ở đây là đất phù sa >>> sai
Đất feralit có chứa nhiều sắt nên có màu xám >>> sai
Môi trường nhiệt đới, đất đai dễ bị xói mòn >>> đúng
Rừng ở đây được bảo tồn tốt >>> sai
Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến. Càng về chí tuyến càng phát triển mạnh >>> sai
Xavan là cảnh quan tiêu biểu của môi trường này >>> đúng
Đây là môi trường có ít dân >>> sai
Môi trường này thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây CN>>>đúng
Việt Nam nằm trong môi trường này >>> sai
Tài nguyên suy giảm nhanh là do dân số quá đông >>> đúng
Hoang mạc hóa đang diễn ra nhưng ko đáng kể ở đây >>> sai
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV giới thiệu trò chơi “ĐẤU TRƯỜNG SÔI ĐỘNG”
+ HS có 3 phút đọc SGK, gạch chân ý chính, suy nghĩ các câu hỏi tại sao.
+ Trò chơi đúng – sai theo hình thức giơ tay. Nếu cho rằng là đúng thì giơ – nếu cho là sai thì không giơ tay.
+ Nếu đúng được tham gia tiếp
+ Nếu sai ra các vị trí được bố trí sẵn làm quan sát viên
+ Các câu hỏi xoay quanh nội dung bài học
+ 3s cho suy nghĩ và giơ tay, chạm trễ là bị loại
- Bước 2: GV thực hiện trò chơi, đọc câu hỏi, có thể mở chút nhạc cho hào hứng nhưng mở nhỏ
1 năm ở môi trường nhiệt đới có 2 mùa 
Mùa mưa, sinh vật phát triển mạnh 
Mùa mưa, nước sông dâng cao 
Loại đất chính ở đây là đất phù sa 
Đất feralit có chứa nhiều sắt nên có màu xám 
Môi trường nhiệt đới, đất đai dễ bị xói mòn 
Rừng ở đây được bảo tồn tốt 
Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến. Càng về chí tuyến càng phát triển mạnh
Xavan là cảnh quan tiêu biểu của môi trường này
Đây là môi trường có ít dân 
Môi trường này thích hợp cho phát triển cây lương thực và cây CN
Việt Nam nằm trong môi trường này
Tài nguyên suy giảm nhanh là do dân số quá đông 
Hoang mạc hóa đang diễn ra nhưng ko đáng kể ở đây 
- Bước 3: GV khen ngợi các HS xuất sắc. 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành bài tập được giao.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV cho HS các từ khóa, yêu cầu HS sắp xếp, nối lại thành sơ đồ hoàn chỉnh, thể hiện các mối quan hệ nhân quả.
- Bước 2: HS làm việc trong 2 phút, GV theo dõi, động viên, hỗ trợ nếu cần
- Bước 3: GV mời 2 HS ngẫu nhiên cùng lên gắn lên bảng từ và dùng mũi tên nối lại. 
- Bước 4: GV và HS cùng nhận xét, điều chỉnh để hoàn thiện sơ đồ. HS vẽ vào vở. GV chốt kiến thức. HS có thể nối thêm nhiều mũi tên càng tốt. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
- Khô hạn kéo dài, hiện tượng hoang mạc hóa, tài nguyên suy giảm...
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hiện nay vấn đề nào đang được quan tâm ở MTNĐ ? 
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_6_moi_truong_nhiet_doi.docx