Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.

2. Kĩ năng

- Phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí, các nguyên nhân di dân.

- Phân tích ảnh địa lý về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng.

3. Thái độ

 Ủng hộ các chính sách dân số, các vấn đề di dân có tổ chức ở đới nóng.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ,

5. Nội dung tích hợp: Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.

- Biết được nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội do đô thị hóa dẫn đến.

- Biết được tác động của các tệ nạn xã hội đến quốc phòng an ninh.

II Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sgk, tranh ảnh về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định: (Thời gian: 1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 4 phút)

Câu hỏi 1: Em hãy nêu hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Biện pháp khắc phục?

Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường?

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3 phút

Bước 1: Giao nhiệm vụ: giáo viên cho học sinh xem video về những hậu quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh và không có kế hoạch.

? Hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Bước 2: HS theo dõi và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Dân số gia tăng quá nhanh ở đới nóng đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đời sống chậm được cải thiện làm xuất hiện các luồng di dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng này các em cùng phân tích trong bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 HOẠT ĐỘNG 1. Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng, nguyên nhân. (14 phút)

 1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác .

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân

 

doc 191 trang sontrang 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2018
Ngày dạy: 06/9/2018
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1 : DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Có những hiểu biết về:
- Dân số và tháp tuổi. 
- Tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.
- Bùng nổ dân số và hậu quả của nó đặc biệt đối với môi trường, biện pháp khắc phục.
2. Kĩ năng 
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số. 
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ tháp tuổi và biểu đồ dân số thế giới.
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp tuổi. 
3. Thái độ, hành vi
- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 
4. Định hướng phát triể̉n năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ 
* Lưu ý: Mục 3 "Sự bùng nổ dân số": từ dòng 9-12 SGK không dạy (giảm tải).
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Đối với giáo viên 
- H1.1, H1.2/sgk phóng to 
- Bảng phụ ghi nội dung trò chơi nhỏ
- Tranh sưu tầm về nạn đói, bùng nổ dân số,... 
 2. Đối với học sinh 
- Sách, vở, bảng nhóm.
- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4 phút)
GV giới thiệu sơ lược về chương trình Địa lí 7 và giới thiệu bao quát về nội dung phần "Thành phần nhân văn của môi trường".
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động qua tháp tuổi và điều tra dân số (9 phút)
1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về dân số, nguồn lao động. Biết khai thác kiến thức và phân biệt các tháp tuổi thông qua biểu đồ.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
- GV giới thiệu bảng thuật ngữ, cho HS đọc thuật ngữ “dân số”. GV giới thiệu vài số liệu nói về dân số 
+ TG hiện nay gần 7.6 tỉ người.
+ Năm 2018 nước ta có khoảng >96 triệu người 
(theo thống kê Liên Hiệp Quốc)
Bước 1: 
- GV giới thiệu 2 tháp tuổi về cấu tạo, màu sắc thể hiện của 3 nhóm tuổi 
- GV hướng dẫn HS dựa vào H1.1 trao đổi theo nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi: 
+ Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai, gái ? 
+ So sánh hình dạng 2 tháp tuổi (đáy, thân ) 
+ Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: GV ghi bảng phụ, đánh giá và chuẩn xác kiến thức - Từ 2 tháp GV dẫn dắt HS đến những hiểu biết về tháp tuổi 
+ Biểu hiện dân số của một địa phương 
+ Các độ tuổi, nam-nữ, số người dưới - trong - trên tuổi lao động 
+ Nguồn lao động hiện tại và tương lai 
+ Dân số già hay trẻ 
1. Dân số, nguồn lao động
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động ... của một địa phương, một quốc gia .
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số (giới tính, độ tuổi, nguồn lao động...) 
GV chuyển ý
* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số (12 phút)
1. Mục tiêu: HS biết tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK, KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
 - GV cho HS đọc các thuật ngữ: tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng dân số 
- GV giới thiệu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới
Bước 1:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, biểu đồ H1.2 trao đổi và trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1, 2, 3: Dân số thế giới tăng chậm trong khoảng thời gian nào? Vì sao ? 
+ Nhóm 4, 5, 6: Dân số thế giới tăng nhanh từ năm nào? Tăng vọt từ năm nào? Giải thích nguyên nhân từ các hiện tượng trên ?
Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV giải thích thêm và rút ra kết luận :
Sau 1950 một số nước kém phát triển ở Châu Á –Phi – Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. 
* GV kết luận: Dân số thế giới tăng nhanh ở các thế kỉ XIX- XX 
2.Tình hình gia tăng dân số thế giới
- Dân số thế giới tăng chậm chạp ở nhiều thế kỉ trước do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.
- Dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến nay nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, y tế .
 GV chuyển ý 
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về Bùng nổ dân số: nguyên nhân, hậu quả, cách giải quyết (12 phút)
1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về bùng nổ dân số và hậu quả của nó, biện pháp khắc phục.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, video KT tự học ,tự hợp tác
3. Hình thức tổ chức: cá nhân - cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS xem một số tranh về bùng nổ dân số ở Châu Phi, nạn đói,.. đọc thông tin mục 3, lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Bùng nổ dân số là gì? Xảy ra khi nào ? 
- Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ?
 - Hậu quả bùng nổ dân số? Theo em thấy, ở địa phương giữa 2 gia đình có mức thu nhập như nhau, 1 gia đình 2 con và gia đình 4 con thì có sự khác nhau về mức sống như thế nào? 
- Biện pháp khắc phục, liên hệ địa phương?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung
GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc, các bạn khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.
3. Sự bùng nổ dân số
- Dân số tăng nhanh và đột biến (tỉ lệ gia tăng dân số >2.1%) -> bùng nổ dân số.
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
+ Nguyên nhân: do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
+ Hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội,...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Nhóm - Chơi trò chơi nhỏ -6 phút) 
Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi:
- Có 2 gói các cụm từ có trong bài học, mỗi gói 3 cụm từ.
 + Gói 1: bùng nổ dân số; hơn 7,6 tỉ người; thất nghiệp.
 + Gói 2: tháp tuổi;96 triệu người; ô nhiễm môi trường.
- Cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS (Lần lượt)
- Trong vòng 2 phút 1 hs diễn tả bằng hình thể, bằng lời nhưng không được nhắc đến từ có trong đáp án.
- Hết thời gian cho mỗi đội, đội nào diễn tả được nhiều hơn, ít thời gian hơn sẽ giành chiến thắng.
- Bước 2: GV tổ chức trò chơi.
- Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2 phút) 
 - GV hướng dẫn : 
+ Thực hiện bài tập 2/SGK/trang 6
+ Về nhà : Sưu tầm tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
Tuần: 1
Tiết: 2
Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ -CÁC CHỦNG TỘC TRÊN
THẾ GIỚI
NS: 
NG: 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được
1.Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2.Kĩ năng
- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức tôn trọng , đòan kết các dân tộc trên thế giới. 
4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân số thế giới hay dân cư châu Á
- Tranh ảnh 3 chủng tộc chính. Bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3’
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trênTG, sử dụng kĩ năng đọc lược đồ, tranh ảnh về nơi dân đông, dân thưa và tranh ảnh về các màu da để nhận biết sự phân bố dân cư cũng như sự khác nhau giữa các chủng tộc.
=> Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết để kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về dân cư và màu da
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết: 
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 HOẠT ĐỘNG 1. Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? (Thời gian: 20’)
1. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.
- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á
- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác 
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân/ cặp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung Ghi bảng
Hoạt động : Cá nhân
Bước 1: GV giới thiệu và phân biệt 2 thuật ngữ”dân số “và “dân cư”.
- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.
- Dân cư là tất cả những người sinh sống trên một lãnh thổ, được định lượng bằng mật độ dân số.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số”.
Bước 3: Áp dụng hiểu biết về mật độ dân số, tính mật độ dân số bài tập 2/9 sgk.
- GV dùng bảng phụ ghi bài tập, gọi HS tính mật độ dân số năm 2001 của nước sau:
Tên nước
Diện tích(k)
Dân số(tr.ng)
Mật độ(ng/km2)
-Việt Nam
-Tr/Quốc.
-Inđônêxia
330.991
9.579.000
1.919.000
78,7
1273,3
206,1
238
133
107
Công thức: Mật độ dân số = Số dân
 Diện tích.
Áp dụng tính mật độ dân số năm 2002 biết:
Diện tích : 149 tr. k
Dân số: 6.294tr.ng( MĐDS:)
Bước 4: gv nhận xét.
HĐ nối tiếp: Cặp
Bước 1: HS cùng bàn và trao đổi theo các câu hỏi GV đưa ra.
- Quan sát lược đồ hình 2.1 SGK. Cho biết trên lược đồ ph/bố dân cư được biểu hiện bằng kí hiệu gì? (Chấm đỏ) 
- Qua đó, những dấu chấm đỏ đó nói lên điều gì ?
- Kể tên khu vực đông dân của thế giới (từ châu Á sang châu Mỹ). Chủ yếu phân bố tập trung ở những nơi đâu?
- Khu vực thưa dân nằm ở những vị trí nào?
- Nguyên nhân của sự phân bố?
Bước 2: Đại diện các cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, kết luận
Những khu vực đông dân là những thung lũng, đồng bằng châu thổ, các sông lớn: Hòang Hà, sông Ấn Hằng, Sông Nin, sông Lưỡng Hà.
Những khu vực có nền kinh tế phát triển ở các châu lục: Tây và Trung Âu, Đông bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi.
Những khu vực thưa dân: hoang mạc, các địa cực, vùng núi hiểm trở, vùng rất xa biển.
Bước 4: Mở rộng kiến thưc: Tại sao nói rằng “ ngày nay con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất? ( phương tiện đi lại với kĩ thuật hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển ).
1. Sự phân bố dân cư trên thế giới:
- Dân cư thế giới phân bố không đều.
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như :
đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
+ Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,..
khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các chủng tộc trên TG ( 15’)
1. Mục tiêu 
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
- Giáo dục hs ý thức tôn trọng , đòan kết các dân tộc trên thế giới. 
- Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, 
3. Hình thức tổ chức: Nhóm/ cả lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung Ghi bảng
Hoạt động cả lớp
Bước1: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ ‘chủng tộc”
Bước2: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc?
Hoạt động nhón
Bước1: GV tổ chức cho HS họat động nhóm:
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm trao đổi, thảo luận một chủng tộc lớn về vấn đề sau:
- Đặc điểm hình thái bên ngòai ; Địa bàn sinh sống chủ yếu (theo phiếu học tập GV phát cho nhóm)
Nhóm 1: chủng tộc Ơrôpêốit.
Nhóm 2: Chủng tộc:Nêgrốit.
Nhóm 3: Chủng tộc Môngôlốit.
HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức
Bước2: Các nhóm thảo luận
Bước3: Đại diện nhóm lên trình bày trên bảng phụ
Bước4: Gv chuẩn xác kiến thức, nhận xét ở bảng tư liệu bên dưới
2. Các chủng tộc:
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it(thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu- châu Mĩ.
- Chủng tộc Nê-gro-it(thường gọi là người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it(thường gọi là người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
1. Hoạt động cá nhân
- HS lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực dân cư thế giới sống chủ yếu.
2. Bài tập trắc nghiệm
HS làm bài tập trắc nghiệm. Chọn phương án trả lời đúng trong câu sau
Câu 1. Mật độ dân số là
số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
số diện tích trung bình của một người dân.
dân số trung bình của các địa phương trong nước.
dân số trung bình sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ.
Câu 2. Dân số phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới là do
sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
điều kiện tự nhiên ảnh hưởng.
điều kiện sống và đi lại của con người chi phối.
khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2’)
- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới.
 -Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở thành thị và nông thôn có gì giống và khác nhau.?
 Phụ lục: HĐ 2
-----Hết-----
Ngày soạn: 30/9/18 Ngày giảng: 02/10/18
Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, 
MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1- Kiến thức: Học sinh cần nắm được các nội dung sau khi học.
+ Dân số đới nóng đông, tập trung ở một số khu vực. Dân số tăng nhanh, kinh tế đang phát triển ảnh hưởng lớn đến tài nguyên và môi trường. 
+ Biết được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng. 
2- Kỹ năng: 
+ Luyện cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ các mối quan hệ.
+ Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.
3. Thái độ, hành vi: 
+ Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.
+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 
4. Định hướng phát triể̉n năng lực:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...
+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ, tranh ảnh 
5. Nội dung tích hợp:
5.1 Tích hợp giáo dục BVMT
5.2 Tích hợp giáo dục ANQP: Chứng Minh sự bùng nổ đô thị làm gia tăng các tệ nạn xã hội, từ đó phá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội. Một số giải pháp khắc phục bảo vệ tài nguyên và môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Đối với giáo viên 
+ Sưu tầm các ảnh về tài nguyên, môi trường bị hủy hoại do khai thác bừa bãi để minh họa thêm cho bài học.
 2. Đối với học sinh 
+ Sách, vở, đồ dùng học tập.
+ Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
A1.Ổn định lớp: (1 phút) 
A2.Kiểm tra bài cũ: Không
A3 Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát ) (3 phút)
1. Mục tiêu: HS nắm được: Con người có tác động lớn đến môi trường. 
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân, thảo luận cặp.
3. Phương tiện: 2 hình ảnh
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp 2hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết con người có tác động ntn đến môi trường.
 Đốt rừng làm nương rẫy. Hệ thống xử lí nước thải 
Hình 1và 2: Con người có tác động ntn đến môi trường? Cụ thể ở 2hình ntn?
Bước 2: HS quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét. 
Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài. Con người có tác động lớn đến môi trường. Như vậy dân số ở đới nóng ntn và có tác động ntn đến môi trường đới nóng. Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
 * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số. (15 phút)
1. Mục tiêu: HS: Biết được dân cư đới nóng đông và tập trung đông đúc ở một số khu vực.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng KT học tập hợp tác 
3. Phương tiện: Hình 2.1 Sgk, kênh chữ SGK
4. Hình thức tổ chức: Cá nhân 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ (cá nhân)
- H 2.1 SGK trang 7 Lược đồ phân bố dân cư TG 
? Dân cư thế giới tập trung đông ở các khu vực nào?
? Khu vực nào của đới nóng?
? Nhận xét về dân cư đới nóng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
GV: Các nước đới nóng mới giành được độc lập, kinh tế đang phát triển, dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số.
GV kết luận 
+ Dân số đới nóng có 2 đặc điểm (+ Đông nhưng chỉ sống tập trung một số khu vực.
+ Dân số đới nóng đông và tăng nhanh nhưng kinh tế còn chậm phát triển)
* Tình hình trên sẽ có tác động lớn đến tài nguyên, môi trường (Chuyển ý)
1- Dân số :
- Dân số đới nóng đông chiếm gần 50% dân số thế giới tập trung ở một số khu vực như Nam Á, Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra xin .
- Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường . 
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. (15 phút)
1. Mục tiêu: HS: Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK, KT học tập hợp tác 
3. Phương tiện: Hình 10.1 Sgk, Bảng số liệu trang 34SGK
4. Hình thức tổ chức: cá nhân và nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ. Hs thảo luận nhóm: 
Nhóm 1,2: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên ntn? 
Nhóm 3,4: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường và chất lươngj cuộc sống con người ntn? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi ở nhóm và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
GV giới thiệu H 10.1 Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực của châu Phi 
? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có diễn biến như thế nào? (Tăng từ 100% lên 168%) 
? Sản lượng lương thực có diễn biến ntn? ( Tăng 100% lên khoảng 110%)
? Bình quân lương thực theo đầu người ntn? (Giảm từ 100% xuống còn 80%)
? Nguyên nhân làm cho bình quân lương thực giảm? (Dân số tăng quá nhanh so với việc tăng lương thực)
GV: kết luận dân số tăng nhanh làm cho chất lượng cuộc sống con người giảm 
? Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á từ 1980 đến 1990? 
+ Dân số như thế nào? (tăng từ 360tr lên 442 triệu người) 
+ Diện tích như thế nào? (Giảm từ 240,2 xuống 208,6 triệu ha) 
? Em nêu nhận xét tương quan giữa dân số và diện tích rừng qua bảng số liệu?
 ( + Dân càng tăng, rừng càng giảm) 
? Nguyên nhân diện tích rừng giảm? (Phá rừng lấy đất canh tác, xây dựng nhà máy, lấy củi đun nấu, lấy gỗ làm nhà hoặc xuất khẩu để nhập lương thực và hàng tiêu dùng)
GV: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến tài nguyên rừng bị giảm sút.
GV: Liên hệ thực tế ở VN
? Để khắc phục những mặt tiêu cực trên nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường cần có biện pháp gì? 
(Giảm tỷ lệ dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của con người)
Tích hợp giáo dục ANQP
Gv chiếu bản đồ hành chính Việt Nam
GV yêu cầu HS xác định 2 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) của nước ta.
CH: Em hãy cho biết số dân hiện nay của 2 thành phố trên ?
CH: Dân số của 2 thành phố lớn ở nước ta đông như vậy sẽ gây sức ép tới tài nguyên và môi trường ở đó như thế nào? 
dự kiến sản phẩm: số dân vào thời điểm năm 2017 của Hà Nội: 7.654.800 người. 
TP Hồ Chí Minh năm 2017: 8224.000 người.
Dân số đông nhu cầu lương thực thiếu hụt, nhu cầu củi gỗ tăng=> diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bị xóa mòn, bạc màu k/s bị khai thác cạn kiệt, thiếu nước sạch ->ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.,ô nhiễm đất 
Dân số đông vấn đề nhà ở đất chật người đông ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị
 Kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây sức ép lên nền kinh tế, thất nghiệp tăng, giáo dục, văn hóa, y tế chậm phát triển 
2- Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường : 
 Sức ép dân số đến:
 - Tài nguyên: Rừng bị thu hẹp, đất bị bạc màu, khoáng sản cạn kiệt 
- Môi trường bị ô nhiễm (nguồn nước, không khí )
- Chất lượng cuộc sống của người dân giảm sút.
- Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân ở đới nóng có tác động tích cực tới tài nguyên, môi trường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân - 5 phút)
 Câu 1: Đặc điểm dân cư đới nóng?
 Câu 2: Điền vào .. trong sơ đồ về hậu quả dân số tăng nhanh? 
 C/ lượng cuộc sống . .. ..
Tài nguyên:
 .. . .. ..
Môi trường: . .. .. .. ..
Dân số tăng nhanh dẫn đến . ..
 ảnh hưởng đến
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: ( 4 phút)
 GV hướng dẫn: 
 - Thực hiện bài tập 1/SGK/trang 35
 - Về nhà:
 + Học bài kết hợp SGK.
 + Xem trước bài mới: Bài 11 “ Di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng” 
 + Làm bài tập bản đồ. 
Tuần: 	 Ngày soạn: 03/10/18
Tiết: 10 	 Ngàydạy: 05/10/18
Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
 Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.
2. Kĩ năng
- Phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí, các nguyên nhân di dân.
- Phân tích ảnh địa lý về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng.
3. Thái độ
 Ủng hộ các chính sách dân số, các vấn đề di dân có tổ chức ở đới nóng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, 
5. Nội dung tích hợp: Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.
- Biết được nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội do đô thị hóa dẫn đến.
- Biết được tác động của các tệ nạn xã hội đến quốc phòng an ninh.
II Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên 
 Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sgk, tranh ảnh về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: (Thời gian: 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 4 phút)
Câu hỏi 1: Em hãy nêu hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Biện pháp khắc phục?
Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường? 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3 phút
Bước 1: Giao nhiệm vụ: giáo viên cho học sinh xem video về những hậu quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh và không có kế hoạch.
? Hậu quả của đô thị hóa tự phát.
Bước 2: HS theo dõi và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Dân số gia tăng quá nhanh ở đới nóng đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đời sống chậm được cải thiện làm xuất hiện các luồng di dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng này các em cùng phân tích trong bài học hôm nay. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 HOẠT ĐỘNG 1. Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng, nguyên nhân. (14 phút)
 1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác .
2. Hình thức tổ chức: Cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1 sgk trang 36. 
?Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng.
?Hậu quả của việc di dân không theo kế hoạch.
?Tình hình gia tăng dân số ở các nước đới nóng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: Học sinh trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
1. Sự di dân.
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân cao.
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng: 
+ Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm.
+ Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển.
 HOẠT ĐỘNG 2. Trình bày được sự bùng nổ đô thị ở đới nóng và hậu quả (cá nhân). (Thời gian: 16 phút)
 1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, 
 2. Hình thức tổ chức: Cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
2. Đô thị hóa.
Bước 1 Giáo viên giao nhiệm vụ.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung trong SGK.
?Dựa vào sgk cho biết tình hình đô thị hóa ở đới nóng diễn ra như thế nào?
- Nêu những biểu hiện tích cực và tiêu cực của việc đô thị hóa có kế hoạch và không có kế hoạch ở hình 11.1 và hình 11.2?
- Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
 GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức.
Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.
Khi dòng người từ nông thôn di dân về đô thị quá đông làm đẩy nhanh quá trinh đô thị hóa và dẫn tới phá vỡ kế hoạch phát triển đô thị. Nhiều vấn đề về xã hội đặt ra trong khi đó chính quyền không thể kiểm soát được tình hình dẫn đến những hậu quả sấu xảy ra trong đó có các tệ nạn xã hội như nạn trộm cắp, ma túy, mại dâm làm mất an ninh trật tự tại đô thị.
Ví dụ:Khi người lao động đến các đô thị để sinh sống làm ăn nhưng không tìm được việc làm thì những người thất nghiệp này có thể lâm vào các tệ nạn xã hội, nạn trộm cắp, giết người cướp quả, buôn bán ma túy diễn ra hoặc bị lôi kéo rũ rê để chống lại Đảng, nhà nước ta dẫn đến mất an ninh.
2. Đô thị hóa.
- Tốc độ đô thị hóa cao.
- Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị.
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP : (Thời gian: 4 phút)
 (Cá nhân): 
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến làng sóng di dân ở đới nóng?
Thu nhập ở vùng nông thôn quá thấp.
Thiên tai thường xuyên xảy ra làm mất mùa.
Xung đột tộc người thường xảy ra.
Bị chính quyền ép buộc phải bỏ quê.
Câu 2. Hệ quả của việc di dân theo kế hoạch là
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
gây ô nhiễm môi trường.
góp phần làm tăng dân số thành thị.
Gây sức ép việc làm đến các đô thị.
II. Tự luận
Câu 1. Đô thị hóa không theo kế hoạch dẫn đến hậu quả gì?
Câu 2. Hãy cho biết những hậu quả của sự đô thị hóa nhanh ở Việt Nam. 
Câu 3. Vì sao ở các đô thị phát triển tự phát tệ nạn xã hội thường xảy ra nhiều hơn những đô thị phát triển theo kế hoạch.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 2 phút)
Dựa vào biểu đồ tỉ lệ dân đô thị. Hãy nhận xét tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.
Dặn dò: (Thời gian: 1 phút)
HS về nhà chuẩn bị bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.
Tuân 6
Tiết 12
Bài 12: THỰC HÀNH
 NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
 Ngày soạn: 07/10/2018
Ngày dạy: 09/10/18
I. Mục tiêu bài học: Qua bài thực hành học sinh nắm được:
1. Kiến thức: 
- Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm về các kiểu môi trường ở đới nóng.
 2.Kĩ năng: 
- Củng cố các kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí qua tranh ảnh, biểu đồ.
- Rèn luyện các kĩ năng đã học, củng cố và nâng cao thêm các kĩ năng sau đây:
+ Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
+ Kĩ năng phát triển tư duy địa lí, phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường.
 + Giao tiếp và tự nhận thức 
 + Tư duy , xử lí thông tin 
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức khám phá thiên nhiên
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: đọc, khai thác biểu đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên : 	
- Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng
-Tranh ảnh các kiểu môi trường đới nóng
-Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa BT 2 SGK phóng to
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.
 III. Tiến trình bài dạy:
 Ổn định lớp: (1 phút)
A. Tình huống xuất phát: (3 phút)
 - Mục tiêu: giúp học sinh nắm lại vị trí, giới hạn, các kiểu môi trường thuộc đới nóng 
 - Phương pháp: Phương pháp trực quan- Cá nhân.
- Phương tiện: Lược đồ Các kiểu môi trường trong đới nóng, tranh ảnh các kiểu môi trường đới nóng.
- Các bước hoạt động:
+ B1: Giao nhiệm vụ: Giới thiệu LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng
+ B2: HS qua sát bản đồ
+ B3: Gv dẫn dắt vào bài.
Dựa vào các kiểu môi trường trong đới nóng, Xác định vị trí của Việt Nam trên LĐ ( Cho HS xác định vị trí của VN trên LĐ). VN thuộc kiểu môi trường nào?
 Ngoài môi trường đó, đới nóng còn có những kiểu môi trường nào? ( G

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_nam_hoc_2018_2019.doc