Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Năm học 2020-2021

1. MỤC TIÊU

2. Kiến thức:

- Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành quan hệ sản xuất TBCN

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

 

docx 7 trang Trịnh Thu Thảo 4660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Le Thuong Q7 (sttk)
Ngày soạn: 28 /6 /2021
BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CNTB Ở CHÂU ÂU
MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành quan hệ sản xuất TBCN
Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo án:
- Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
Học liệu:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trực quan H.3sgk Tàu Ca – ra – ven. Các nhà thám hiểm đã dùng tàu này để vượt đại dương đến các châu lục. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:Thế kỷ XV nền KT hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí để tìm ra những vùng đất mới và con đường mới như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
a) Mục tiêu: HS nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn về địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (6 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:
- GV giải thích k/n phát kiến địa lí?
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
- Kể tên các cuộc phát kiến?
- GV nêu sơ lược hành trình đó trên bản đồ:
? Kết quả của các cuộc phát kiến?
? Các cuộc phát kiến đó có ý nghĩa gì?
thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- Nguyên nhân : do nhu cầu phát triển sản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu...
- Những cuộc phát kiến lớn :
Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như : B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487) ; Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) ; C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492) ; Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).
- Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
Hoạt động 2: Sự hình thành CNTB ở Châu Âu
a) Mục tiêu: Hiểu được sự hình hành CNTB ở Châu Âu
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:
? tìm hiểu sự hình thành CNTB ở Châu Âu?
? Những việc làm đó có tác động gì với xã hội?
? Giai cấp Tư sản và Vô sản hình thành từ những tầng lớp nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Sự ra đời của giai cấp tư sản : Quý tộc, thương nhân trở lên giàu có nhờ cướp bóc của cải và tài nguyên ở các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động người làm thuê, giai cấp tư sản ra đời.
- Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp của tư sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí?(B)
Do khát vọng muốn tìm mãnh đất có vàng. B. Do yều cầu phát triển của sản xuất.
Do muốn tìm những con đường mới. D. Do nhu cầu của những người dân.
Câu 2. Những nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí?(vdc)
Anh, Tây Ban Nha. B. Pháp, Bồ Đào Nha.
Anh, I-ta-li-a. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 3. Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?(H)
Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông
Các thành thị trung đại
Vốn và công nhân làm thuê.
Sự phá sản của chế độ phong kiến.
Câu 4. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?(H)
Ấn Độ và các nước phương Đông
Trung Quốc và các nước phương Đông.
Nhật Bản và các nước phương Đông
Ấn Độ và các nước phương Tây
Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?(H)
Công nhân, quý tộc. B. Thương nhân, quý tộc.
Tướng lĩnh, quý tộc. D. tăng lữ, quý tộc.
Câu 6. Giai cấp vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?
Nông nô B. Tư sản C. Công nhân D. Địa chủ.
+ Phần tự luận
Câu 1: Kể tên các cuộc phát kiến? Kết quả của các cuộc phát kiến?
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
D
A
A
A
B
A
d) Tổ chức thực hiện:
GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
b) Nội dung:
+ Phát vấn
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d) Tiến trình hoạt động
Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí.
+ Chuẩn bị bài mới
- Học bài cũ, đọc và soạn bài 3 cuộc đấu tranh.......
- Nắm được nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_bai_2_su_suy_vong_cua_che_do_phong_kien_va.docx