Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 13, Bài 16: Sự hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Trình bày được những nét chính về pháp luật và quân đội nhà Trần.
2/ Năng lực: Rèn HS các kĩ năng trình bày, giới thiệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử, kĩ năng vẽ sơ đồ, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích các sự kiện lịch sử.
3/ Phẩm chất: Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến độc lập.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
Đánh giá được tổ chức quân đội, nội dung chính sách của các bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội đối ngoại của triều đại phong kiến Trần.
II/ Thiết bị và học liệu
- GV: giáo án, SGK, máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Phần hình thành kiến thức (phần 4 trang 96,97)
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(slide 1) H1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Em có nhận xét gì về sự thành lập nhà Trần?
H2: Bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì giống và khác thời Lý?
HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá.
GV chốt đáp án (slide 1) , đánh giá.
1) - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu: Chính quyền không chăm lo đời sống nhân, quan lại ăn chơi sa đoạ.
- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra, nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh.
- Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý dựa vào họ Trần chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 1/1266, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh -> Nhà Trần thành lập.
=> Nhà Trần thành lập hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nhà Lý đang trên đà suy yếu, nhà Lý thay nhà Trần là cần thiết. Là sự tất yếu khi một triều đại suy yếu.
2) Giống nhà Lý nhưng tổ chức chặt chẽ hơn. Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.
Ngày soạn: 12/10/2021 Ngày giảng: 7/12 Tiết 13 - Bài 16 - SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN LÝ, TRẦN, HỒ (THẾ KỈ XI - ĐẦU THẾ KỈ XV) (TT) I/ Mục tiêu 1/ Kiến thức: Trình bày được những nét chính về pháp luật và quân đội nhà Trần. 2/ Năng lực: Rèn HS các kĩ năng trình bày, giới thiệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử, kĩ năng vẽ sơ đồ, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích các sự kiện lịch sử. 3/ Phẩm chất: Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến độc lập. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi Đánh giá được tổ chức quân đội, nội dung chính sách của các bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội đối ngoại của triều đại phong kiến Trần. II/ Thiết bị và học liệu - GV: giáo án, SGK, máy chiếu, máy tính... - Học sinh: Phần hình thành kiến thức (phần 4 trang 96,97) III/ Tiến trình các hoạt động 1/ Ổn định tổ chức (1') 2/ Kiểm tra bài cũ (5’) (slide 1) H1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Em có nhận xét gì về sự thành lập nhà Trần? H2: Bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì giống và khác thời Lý? HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá. GV chốt đáp án (slide 1) , đánh giá. 1) - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu: Chính quyền không chăm lo đời sống nhân, quan lại ăn chơi sa đoạ. - Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra, nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh. - Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý dựa vào họ Trần chống lại các lực lượng nổi loạn. - Tháng 1/1266, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh -> Nhà Trần thành lập. => Nhà Trần thành lập hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nhà Lý đang trên đà suy yếu, nhà Lý thay nhà Trần là cần thiết.... Là sự tất yếu khi một triều đại suy yếu. 2) Giống nhà Lý nhưng tổ chức chặt chẽ hơn. Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. 3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p) Hoạt động 1- Khởi động (3p) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS. HĐCN – 3p, H. Nêu hiểu biết của em về pháp luật, quân đội nhà Trần. HS trả lời. HS nhận xét - GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 2. HĐ 2 – Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về pháp luật và quân đội nhà Trần. (slide 2) HĐCN - 2’, đọc thầm thông tin đoạn đầu mục 4 (TL/97) để trả lời các câu hỏi: 1) Nêu nét chính về pháp luật thời Trần. 2) Pháp luật thời Trần có điểm gì mới so với thời Lý. - HS báo cáo, chia sẻ. - GVNX, chốt KT. Gv mở rộng (slide 3) - Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. - Vua Trần để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần. - Tội trộm cắp bị phạt rất nặng: + Lần 1: Bị đánh 80 trượng thích chữ vào mặt. + Lần 2: Chặt chân tay, đền cho chủ gấp 9 lần, không có tiền làm nô tì. - Tội gian dâm bị giết, sau chuyển gian phu phải nộp 300 quan tiền, gian phụ về nhà chồng làm nô tì. H: Việc nhà Trần chú trọng xây dựng và sửa lại luật pháp có ý nghĩa gì? Nhà Trần quan tâm đến đời sống nhân dân muốn đảm bảo sự công bằng. GV: Tuy nhà Trần đặt cơ quan chuyên trách việc xử kiện nhưng vua Trần vẫn để chuông lớn ở thềm cung điện Long Trì cho dân đến kêu oan, chứng tỏ mối quan hệ giữa vua với dân còn gần gũi. (slide 4) HĐN 2, 5p, tìm hiểu 3 đoạn cuối mục 4 kết hợp quan sát H.5 (TL/97) và trả lời các câu hỏi: 1) Nêu nét nổi về quân đội thời Trần. 2) Việc xây dựng quân độ của nhà Trần có gì giống và khác nhau với nhà Lý? Em có nhận xét gì về quân đội nhà Trần? Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ. GV chốt kiến thức. H: Tại sao cấm quân chỉ tuyển chọn những trai tráng khoẻ mạnh từ quê hương nhà Trần? HS chia sẻ - GV chốt: Nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khỏe mạnh ở quê họ Trần để làm cấm quân tăng thêm sự tin tưởng... - Việc xây dựng quân độ của nhà Trần giống và khác với nhà Lý + Giống: 2 bộ phận chính, đều thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. + Khác: cấm quân..., chủ trương về quân đội... => Quân đội nhà Trần phát triển và hoàn thiện... H: Vì sao nhà Trần quan tâm đến việc xây dựng quân đội? HS chia sẻ - GV chốt: Nước ta luôn đứng trước nạn ngoại xâm nhất là thời kì này đế quốc Mông-Nguyên đang mở rộng xâm lược khắp nơi. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh sụp đổ của nhà Lý, một số thế lực phong kiến nổi loạn, đất nước không yên ổn.... HĐCL: Em có nhận xét gì về các chính sách củng cố quốc phòng của nhà Trần? Là chính sách tích cực trong việc phát triển kinh tế bảo vệ đất nước. GV nhấn mạnh: Từ cuối TK XII - đầu TK XIII, nhà Lý bước vào thời kì suy yếu, không đủ khả năng quản lí đất nước, xã hội rối loạn, đời sống nhân dân cực khổ. Trong bối cảnh đó nhà Trần thay là cần thiết. Bằng nhiều biện pháp tích cực, nhà Trần đã củng cố chế độ quân chủ, tăng cường pháp luật... đưa quốc gia Đại Việt có những bước phát triển mới. 4) Pháp luật và quân đội nhà Trần a) Pháp luật - Ban hành bộ Quốc triều hình luật. - Giống thời Lý nhưng chặt chẽ cụ thể hơn: + Bảo vệ quyền sở hữu tài sản. + Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. b) Quân đội - Gồm có: + Cấm quân + Quân ở các lộ + Hương binh ở làng xã + Ngoài ra còn có quân đội của các vương hầu. - Chủ trương tuyển dụng “quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”. - Thực hiện Chính sách “ngụ binh ư nông”. - Thường xuyên học binh pháp và luyện tập võ nghệ. - Cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu. 4/ Củng cố: - HSHĐCL, thực hiện câu hỏi H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào? - HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung. GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 5/ HDHB (slide 5) * Bài cũ: Pháp luật và quân đội thời Trần, so sánh với thời Lý. * Bài mới: Chuẩn bị phần 5 và phần luyện tập trang 97,98. Tìm hiểu về sự thành lập nhà Hồ (hoàn cảnh xuất thân HQL) và những cải cách về chính trị, quân sự của Hồ Quý Ly.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_7_tiet_13_bai_16_su_hinh_thanh_va_phat_trien.doc