Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 23, Bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 23, Bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức:

- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).

- Nêu và giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).

2/ Năng lực: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích, rút ra bài học lịch sử.

3/ Phẩm chất: Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến thời Lý.

- Giải thích được nghệ thuật quân sự độc đáo trong các cuộc kháng chiến.

- Đánh giá được vai trò của các anh hùng dân tộc gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

*Tích hợp: môn Ngữ văn 7, môn GDCD, Địa lý.

II/ Thiết bị và học liệu

1/ Giáo viên:

- Máy tính; Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075 - 1077).

2/ Học sinh:

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.

- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong TL.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 23, Bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2021
Ngày giảng: 18/11 - 7C ; /11 – 7B; /11 – 7ADE
Period 23 - Unit 18: 
CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM THỜI LÝ, TRẦN, HỒ (THẾ KỈ XI - ĐẦU THẾ KỈ XV) (TT)
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: 
- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
- Nêu và giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
2/ Năng lực: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích, rút ra bài học lịch sử. 
3/ Phẩm chất: Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến thời Lý.
- Giải thích được nghệ thuật quân sự độc đáo trong các cuộc kháng chiến.
- Đánh giá được vai trò của các anh hùng dân tộc gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
*Tích hợp: môn Ngữ văn 7, môn GDCD, Địa lý.
II/ Thiết bị và học liệu
1/ Giáo viên: 
- Máy tính; Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075 - 1077).
2/ Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong TL.
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ: 
H. Trình bày cuộc tiến công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt trên lược đồ? Nhận xét nghệ thuật ”tiến công trước để tự vệ” của Lý Thường Kiệt?
- HS trả lời, chia sẻ, nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
	Hoạt động 1- Mở đầu (3p)
Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú để HS bắt đầu một tiết học mới. 
	H. Nêu hiểu biết của em về sông Như Nguyệt?
HSTL - GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
1.2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
 Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Nêu và giải thích được nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
HSHĐCĐ – 5’ – chia sẻ
 Đọc thầm thông tin mục 1.2 kết hợp quan sát hình 5,6 để trả lời câu hỏi mục 1.2 (t.109).
- HSTL, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
GV: Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã:
- Các tù trưởng miền núi mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
- Lý Kế Nguyên chỉ huy thủy binh đóng ở Đông Kênh.
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt đối phó với quân xâm lược Tống.
H: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống? (Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây (TQ) đến Thăng Long; được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua).
H: Vì sao quân Tống phải đóng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt?
(bộ binh không thể vượt sông được phải chờ quân thuỷ nhưng quân thuỷ không vào được. Phía nam là phòng tuyến kiên cố của ta không dễ gì phá được). Chờ mãi không thấy quân thuỷ, quân Tống đã cho quân bắc cầu phao, đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta. Sau hai lần tấn công vào phòng tuyến của ta đều bị đẩy lùi, tinh thần quân Tống thất vọng.
* GV dẫn câu nói của Quách Quỳ và trình bày thêm: tương truyền để động viên tinh thần binh sĩ...Bài thơ khẳng định ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc...Bài thơ này được xem như là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta).
H: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng và giảng hoà với giặc? (không muốn làm tổn thương danh dự nước lớn, đảm bảo mối quan hệ bang giao giữa hai nước, đảm bảo một nền hoà bình lâu dài, truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
* Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt: tiến công trước để tự vệ; phòng thủ chặt-xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt; tấn công bất ngờ, kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hoà khi giặc ở thế cùng lực kiệt.
H: Vì sao cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi? (tinh thần đoàn kết, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt...)
Giáo dục học sinh lòng biết ơn, noi gương anh hùng Lý Thường Kiệt 
H: Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc k/c chống Tống? (Quân do các tù trưởng chỉ huy dân binh miền núi đánh châu Ung, khi k/c bùng nổ các tù trưởng đã tập trung lực lượng cho quân mai phục ở những vị trí chiến lược quan trọng gần biên giới Việt - Tống...)
H: Ý nghĩa chiến thắng này?
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
1.2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Cuối 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo 2 đường thủy bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.
- 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Qùy, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.
- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. 
- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến nhưng bị quân ta đẩy lùi.
- Cuối 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to.
- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp thuận ngay, rút về nước.
* Ý nghĩa: nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
4. Củng cố (2’)
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
5. Hướng dẫn học (3’) 
- Bài cũ: Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
- Bài mới: Đọc trước mục 2, tìm hiểu về Trần Quốc Tuấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_tiet_23_bai_18_cac_cuoc_khang_chien_chong.docx