Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1, Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (tiết 1)

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1, Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (tiết 1)

I. Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Biết được những sự kiện liên quan đến quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Biết được những việc làm của người Giecman sau khi tràn vào La Mã. Những việc làm đó đã đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

2. Năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.

+ Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.

+ Biết đọc lược đồ các vương quốc của người Giec man, đối chiếu với bản đồ Châu Âu hiện đại để xác định được khu vực Tây Âu trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ )

 

doc 74 trang phuongtrinh23 26/06/2023 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1, Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Chương 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU TK XVI
Tiết 1, Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Biết được những sự kiện liên quan đến quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Biết được những việc làm của người Giecman sau khi tràn vào La Mã. Những việc làm đó đã đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
2. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
+ Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.
+ Biết đọc lược đồ các vương quốc của người Giec man, đối chiếu với bản đồ Châu Âu hiện đại để xác định được khu vực Tây Âu trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay.
3. Phẩm chất: 
- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ )
II. Thiết bị dạy học và tài liệu
 - Giáo viên :
+ Bản đồ TG 
+ Lược đồ châu Âu thời phong kiến
 + Một số tư liệu có liên quan.
- Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Hiệp sĩ
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh các Hiệp sĩ ở phương Tây và hỏi: Nhìn vào bức tranh em liên tưởng đến tầng lớp nào?
 - Dựa vào câu trả lời của HS. GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.
B. Hoạt động hình thành kiến thức	
1. Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Người Giec-man tràn vào Rô ma thủ tiêu chế độ cũ, thành lập các vương quốc mới. Làm biến đổi xã hội xã hội phong kiến Tây Âu.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc:
- 4W + H (When, Who, What, Where + How)
? When: Đế quốc La Mã suy yếu vào thời gian nào?
? Who: Ai đã tràn xuống chiếm đất của La Mã?
? What: Khi tiến vào lãnh thổ của La Mã người Giéc man đã làm gì?
? Where: Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
? How: Sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến như thế nào?
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
? When: Đế quốc La Mã suy yếu vào thời gian nào?
- Từ thế kỷ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng.
? Who: Ai đã tràn xuống chiếm đất của La Mã?
- Từ thế kỷ V, các bộ tộc người Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ dẫn đến sự diệt vong của đế quốc La Mã
? What: Khi tiến vào lãnh thổ của La Mã người Giéc man đã làm gì?
- Người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt 
? Where: Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
-Vương quốc Phờ-răng
? How: Sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến như thế nào?
- Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Nữa cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
- Thành lập nhiều vương quốc mới. 
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp:
 	+ Lãnh chúa phong kiến.
	+ Nông nô.
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Khái niệm lãnh địa và đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa: Khép kín, tự cấp tự túc
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Trình bày khái niệm lãnh địa phong kiến?
? Sắp xếp vị trí các sự kiện để hoàn thành bức tranh mô tả về lãnh địa?
? Quan sát bức hình và cho biết: Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều gì?
? Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
? Trình bày khái niệm lãnh địa phong kiến?
-Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
? Sắp xếp vị trí các sự kiện để hoàn thành bức tranh mô tả về lãnh địa?
Lâu đài
Cối xay gió
Rừng
Đồng cỏ
Nhà thờ
Nhà ở của nông nô
Nhà ở của nông nô làm nghê thủ công
Đất canh tác nông nghiệp.
? Quan sát bức hình và cho biết: Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều gì?
- Sự đói khổ của nông nô
? Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
- Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm trình bày kết quả
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV cho HS xem 1 đoạn video về lãnh địa phong kiến để bổ trợ kiến thức cho HS
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Khái niệm:
+ Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
- Đặc điểm: Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Quan hệ xã hội:
+ Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của Nông Nô.
+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính. Nhận ruộng đất của lãnh chúa để sản xuất và nộp tô thuế.
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
b. Nội dung: GV mời HS tham gia trò chơi “Tây du kí”. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện:
+ GV phổ biến luật chơi cho HS: Trong khu rừng có rất nhiều yeu quái xuất hiện để cản đường thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Em hãy giúp thầy trò Đường tăng bằng cách vượt qua những câu hỏi của yêu quái.
Câu 1: Năm 476, đế quốc la mã bị diệt vong đánh dấu?
A. Chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu
B. Chế độ phong kiến chấm dứt
C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt. 
D. Thời kỳ đấu tranh của nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở tiêu
Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến ở Tây âu cho đến thế kỷ IX là
A. Trang trại	
B. Phường hội 
C. Lãnh địa
D. Thành thị
Câu 3: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là:
A. Quý tộc
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Hiệp sĩ
Câu 4: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
A. Tây Gốt
B. Đông Gốt
C. Ăng-lô Xắc-xông
D. Phơ-răng
Câu 5. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là:
A. Mỗi lãnh địa có luật pháp, chế độ thuế, khóa tiền tệ riêng
B . Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp
C. Thường xuyên có sự trao đổi hang hóa với bên ngoài lãnh địa	
D. Mỗi lãnh địa đều có sự phân công lao động nông nghiệp và thủ công nghiệp
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
5
ĐÁ
A
C
B
D
B
D. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em hãy đóng vai lãnh chúa hoặc nông nô miêu tả về cuộc sống của mình ở Lãnh địa 
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện.
Học sinh làm bài tập đầy đủ, học bài tốt. Xem trước phần tiếp theo của bài!
*******************************
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Chương 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU TK XVI
Tiết 2, Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (T2)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
- Mô tả được sự ra đời của Thiên Chúa giáo trong thời kì trung đại.
2. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
3. Phẩm chất: 
- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ )
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 - Giáo viên:
 + Bản đồ TG 
 + Lược đồ châu Âu thời phong kiến
 + Một số tư liệu có liên quan.
- Học sinh:
+ Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo.
d. Tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh tiêu biểu của các tôn giáo. HS sẽ đoán tên các tôn giáo dựa trên hình ảnh xuất hiện. 
 - GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn dắt HS vào bài mới
B. Hoạt động hình thành kiến thức
3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
a. Mục tiêu: Mô tả được sự ra đời của Thiên Chúa giáo. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Thiên Chúa giáo ra đời ở đâu? khi nào? vai trò của Thiên Chúa giáo đối với xã hội Tây Âu.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
? Thiên chúa giáo ra đời vào thời gian nào?
? Thiên chúa giáo ra đời ở đâu?
? Ai là người sáng lập ra thiên chúa giáo
? Thiên chúa giáo ra đời có tác dụng gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
? Thiên chúa giáo ra đời vào thời gian nào?
-Thiên chúa giáo ra đời vào đầu công nguyên 
? Thiên chúa giáo ra đời ở đâu?
Thiên chúa giáo ra đời vào ở vùng Giê-ru-xa-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).
? Ai là người sáng lập ra thiên chúa giáo?
-Chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo
? Thiên chúa giáo ra đời có tác dụng gì?
-Là tôn giáo của những người nghèo khổ và bị áp bức
- Về sau trở thành công cụ cai trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
gv phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV cho HS xem các đoạn video về Thập tự chinh, tòa thánh Vantican để bổ trợ kiến thức cho HS
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
3. Sự ra đời của Thiên chúa giáo
- Thiên Chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-da-lem
- Ban đầu đây là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức sau này trở thành công cụ cai trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị.
- Đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
4. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
a. Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh xuất hiện thành thị trung đại và các giai tầng trong thành thị. Hiểu được vai trò của thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến Tây Âu.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Nguyên nhân và vai trò của thành thị trung đại đối với xã hội phong kiến Tây Âu.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
? Em hãy nêu vai trò ra đời của thành thị trung đại?
? Em hãy nêu vai trò ra đời của thành thị trung đại?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
? Em hãy nêu vai trò ra đời của thành thị trung đại?
- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đem đi trao đổi, buôn bán ở những nơi đông người và lập xưởng sản xuất → thị trấn ra đời → thành thị trung đại xuất hiện.
- Cư dân sống trong thành thị chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công.
? Em hãy nêu vai trò ra đời của thành thị trung đại?
- Phá vở kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá
- Góp phần xoá bỏ CĐPK phân quyền, xây dựng CĐPK tập quyền
- Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hoá mới. Mang lại không khí tự do, cởi mở
- Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
4. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
Nguyên nhân: 
Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố).
Vai trò
+ Về kinh tế: Các nghành nghề và hội chợ, thống nhất thị trường, phá vỡ kinh tế lãnh địa
+ Về chính trị: Nhu cầu phát triển kinh tế dẫn đến việc ra đời và phát triển đã góp phần xóa bỏ chế dộ phong kiến phân quyền với biểu tượng là lãnh địa.
+ Về văn hóa: Mở mang tri thức
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự ra đời của Thiên Chúa giáo và sự xuất hiện của thành thị trung đại
	b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm : Câu trả lời của HS
D. Tổ chức thực hiện
- GV mời HS tham gia trò chơi “ Kéo co” và phổ biến luật chơi: Các em học sinh sẽ trả lời câu hỏi để giúp đội mình kéo thắng đội bạn. Mỗi câu trả lời đúng trong thời gian quy định sẽ giúp đội mình thắng 1 hiệp. 
- Trường hợp cả hai đội không trả lời đúng sẽ coi như hòa. Hiệp đó không tính vào số hiệp thắng.
Kết thúc trò chơi đội nào có số hiệp thắng nhiều hơn (tương đương với trả lời đúng nhiều câu hỏi hơn) sẽ là đội chiến thắng.
Câu 1. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều
B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống
C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn
D. Vì số lượng lãnh chúa ngày càng tăng
Câu 2. Ai là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo?	
A. Phật Thích Ca 
B. Chúa Giê-su
C. Khổng Tử
D. Mạnh Tử
Câu 3. Thiên Chúa giáo ra đời vào ở vùng Giê-ru-da-lem nay thuộc quốc gia nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Pa-le-xtin
D. Mỹ
Câu 4. Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ II
B. Cuối công nguyên 
C. Thế kỉ X
D. Đầu công nguyên 
Sản phẩm dự kiến
Câu hỏi
1
2
3
4
ĐA
A
B
C
D
 D. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Sản phẩm: Bài làm của HS
Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS sưu tầm và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn được gìn giữ và phát triển đến ngày nay.
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được hành trình của 1 số cuộc phát kiến địa lí.
- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
2. Năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: 
+ Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Đọc lược đồ, phân biệt được hành trình của 4 cuộc phát kiến địa lí
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới và tôn tọng các dân tộc khác nhau trên thế giới
II. Thiết bị dạy học và học liệu	
- GV:
+ Giáo án
+ Bản đồ thế giới.
+ Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
- HS:
+ Đọc SGK hoàn tất nhiệm vụ được giao.
+ Sưu tầm tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Giúp hs ôn lại nội dung của bài học cũ., tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
- GV mời HS tham gia trò chơi “Nhổ cà rốt” để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập nội dung bài học cũ.
Câu 1: Lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu có nguồn gốc là
 Quan lại, quý tộc thị tộc, quý tộc tăng lữ
Những người giàu có
Tăng lữ
Những chủ nô Rôma
Câu 2: Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là
Binh lính
Nô lệ và nông dân.
Người dân Rôma
Nông dân
Câu 3: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua
Sản phẩm cống nạp
Tô lao dịch
Tô thuế
Tô hiện vật
Câu 4: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
Trang trại
Xưởng thủ công
Thành thị
Lãnh địa
 Trên cơ sở ý kiến của HS,GV dẫn dắt vào bài bằng cách giáo viên đưa ra 4 bức hình gợi ý về Châu Mĩ. Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Những bức ảnh này đang nói về châu lục nào? – Châu Mĩ
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
a. Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lý lớn.
a) Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ, trình bày được những nét chính về hành trình của 4 cuộc phát kiến địa lí.
b) Nội dung : Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm
 Hoàn thành bảng về hành trình của 4 cuộc phát kiến địa lí theo các mục: Thời gian , người chỉ huy, nơi xuất phát, điểm đến.
d. Tổ chức thực hiên:
Hoạt động dạy – học
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có 3 phút để nghiên cứu nội dung được giao.
+ Nhóm 1: Hành trình của B. Đi-a-xơ
+ Nhóm 2: Hành trình của C. Cô-lôm-bô
+ Nhóm 3: Hành trình của Va-xcô Đơ Ga-ma
+ Nhóm 4: Hành trình của Ma-gien-lăng - GV cho HS thảo luận cặp đôi tại chỗ bằng câu hỏi : Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc.
? Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien- lăng quan trọng nhất. Vì đây là người đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày
- GV cho HS xem đoạn video về hành trình của C. Cô-lôm-bô giúp bổ sung thêm kiến thức cho học sinh.
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
Thời gian
Người chỉ huy
Nơi xuất phát
Điểm đến
1487
B. Đi-a-xơ
Bồ Đào Nha
Cực Nam Châu Phi
1492
C. Cô-lôm-bô
Tây Ban Nha
Tìm ra Châu Mỹ
1497-1498
Va-xcô Đơ Ga-ma
Bồ Đào Nha
Bờ biển Tây Nam Ấn Độ
1519
Ma-gien-lăng
Tây Ban Nha
Vòng quanh trái đất
b Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
- Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ, trình bày được Hệ quả tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí.
- Nội dung: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động dạy – học
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng những hình ảnh về buôn bán nô lệ da đen.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động.
- HS trả lời cá nhân. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
- Mở ra con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển 
- Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng, bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.
- Làm nảy sinh nam buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, bóc lột thuộc địa.
2. Sự nãy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những biến đổi tỏng xã hội Tây Âu và sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy – học
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: 
? Quý tộc và Tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền, vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
? Với nguồn vốn và nhân công có được quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì?
? Giai cấp vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong XHPK châu Âu? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc.
? Quý tộc và Tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền, vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
- Quý tộc thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc thuộc địa. 
? Với nguồn vốn và nhân công có được quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì?
- Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập các công trường thủ công, lập đồn điền quy mô lớn và cả công ti thương mại. => Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
? Giai cấp vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong XHPK châu Âu? 
- Nông nô bị tước ruộng đất, buộc làm việc cho giai cấp tư sản họ trở thành giai cấp vô sản.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động.
- HS trả lời cá nhân. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
2. Sự nãy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu
a. Sự nãy sinh chủ nghĩa tư bản
- Quý tộc thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc thuộc địa. 
- Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập các công trường thủ công, lập đồn điền quy mô lớn và cả công ti thương mại.
=> Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện
b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu
- Nông nô bị tước ruộng đất, buộc làm việc cho giai cấp tư sản họ trở thành giai cấp vô sản.
=> Quan hệ sản xuất tư bản hình thành
C.HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP (10P)
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào cải cách tôn giáo.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi lật mảnh ghép. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: hoàn thành các câu hỏi trong trò chơi tìm được bức hình cuối cùng.
d. Tổ chức thực hiên:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Lật amrnh ghép” cho học sinh. Có 6 câu hỏi trả lời ngắn Học sinh lần lượt lật các mảnh ghép và trả lời câu hỏi . Sau khi lần lượt lật và trả lời xong 6 câu hỏi học sinh sẽ trả lời bức hình bí mật cuối cùng của trò chơi.
 Câu hỏi 1: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ? C. Cô-lôm-bô
 Câu hỏi 2: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới? Ph. Ma-gien-lan
 Câu hỏi 3: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành? Thương nhân, quý tộc.
 Câu hỏi 4: Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu? Ấn Độ và các nước phương Đông
Câu hỏi 5: Việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ khi nào? TK XV
Câu hỏi 6: Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
 a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đóng vai một hướng dẫn viên du lịch.
c. Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiên: Giáo viên giao nhiệm vụ: Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về 1 nhà thám hiểm tài ba mà em yêu thích. 
*************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Bài 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 1/Kiến thức
Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ TK XIII đến TK XVI.
Những thành tựu tiêu biểu của Phong trào Văn hóa Phục Hưng.
Ý nghĩa và tác động của Phong trào Văn hóa Phục Hưng đối với xã hội Tây Âu
2. Năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của các tư liệu hình ảnh và chữ viết để tìm hiểu về những biến đổi chính trong xã hội và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
3. Phẩm chất
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên
+ Giáo án word 
+ Một số tư liệu có liên quan.
- Học sinh
+ Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy - học:
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp khơi dậy tính tò mò của HS tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới. 
b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh ảnh trả lời các câu hỏi của giáo viên
c.. Sản phẩm: Nước Ý
d. Tổ chức thực hiện
- GV đưa ra 1 bức tranh và yêu cầu HS trả lời bức tranh này cho em liên tưởng đến đất nước nào? 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.Những biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI
a. Mục tiêu: Hiểu được những biến đổi về kinh tế Xã hội ở Tây Âu thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI.
b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh ảnh trả lời các câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Hình thành giai cấp tư sản và vô sản
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy – học
Sản phẩm dự kiến
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau: 
? Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế- xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
? Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế- xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI?
- Các công trường thủ công, công ty thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô 
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
- Giai cấp tư sản ra đời. Có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Những biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI
- Các công trường thủ công, công ty thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô 
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
- Giai cấp tư sản ra đời. Có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. 
b. Nội dung tư tưởng.
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội Ki-tô
- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật
c.Ý nghĩa:
-Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.
-Mở đường cho sự phát triển của văn hoá 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_1_bai_1_qua_trinh_hinh_thanh_va_p.doc