Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 28, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 28, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân.

- Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh

- Nét diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ khi học bài và khi trình bày cuộc kháng chiến.

2. Phẩm chất: GD HS

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.

- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.

b. Năng lực đặc thù:

- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ.có liên quan để khai thác ND bài học.

- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.

- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu; Tranh ảnh - Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.

2. Học sinh

- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- sử dụng sách giáo khoa

- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)

- đàm thoại, vấn đáp;

2. Kỹ thuật

- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.

- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra.

3.Bài mới

* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG:

 HĐCN – KT tia chớp:

? Quân Minh xâm lược nước ta năm nào?

 Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm làm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách đã không được lòng dân nên không được nhân dân ủng hộ, vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. giữa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta, cuôc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh diễn ra như thế nào

* HĐ 2: HÌNH THÀNH KT – KN MỚI

 

doc 5 trang sontrang 4070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 28, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /12/2020 (7A ) /12 (7A3) /12 (7A5) /12 (7A6)
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
( THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI )
TIẾT 28
BÀI 18. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân.
- Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh 
- Nét diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ khi học bài và khi trình bày cuộc kháng chiến.
2. Phẩm chất: GD HS
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Tranh ảnh - Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra.
3.Bài mới
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG:
 HĐCN – KT tia chớp:
? Quân Minh xâm lược nước ta năm nào?
 Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm làm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách đã không được lòng dân nên không được nhân dân ủng hộ, vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. giữa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta, cuôc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh diễn ra như thế nào 	
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KT – KN MỚI
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Giảng theo SGK
H: Có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần không ? Tại sao ?
- Không, đó chỉ là cái “cớ”
GV: Dựa vào lược đồ tường thuật và phân tích.
Quân Minh đánh nhà Hồ 1 số điểm ở Lạng Sơn, quân nhà Hồ phải rút lui về bờ bắc sông Hồng lấy thành Đa Bang làm nơi cố thủ. Ngày 22/1/1407 quân Minh đánh tan quân nhà Hồ ở Đa Bang và chiếm Đông Đô. Quân nhà Hồ do sức yếu phải rút lui cố thủ thành Tây Đô (Thanh Hoá).Tháng 4 năm 1407, quân Minh tấn công thành Tây Đô. 
6.1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt cuộc kháng chiến thất bại.
HĐ nhóm bàn 1p:
Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại ?
- Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân . Đường lối đánh giặc sai lầm
GV: Dẫn câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”
H: Nhắc lại đường lối k/c của nhà Trần?
- Huy động toàn dân, vườn không nhà trống, vừa đánh vừa rút lui, .
H: So sánh sự khác nhau về đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ?
- Nhà Trần: biết dựa vào dân, huy động toàn dân, vườn không nhà trống, vừa đánh vừa rút lui, .
- Nhà Hồ: Không dựa vào dân, cách đánh: cố thủ, phòng ngự
GV: Sau khi đánh bại nhà Hồ, quân Minh thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta với chính sách áp bức hà khắc.
- HĐ CN đọc tích cực
HĐCN – KT TB 1p: Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị gì đối với nước ta?
H: Nhà Minh xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu gì?
- Xóa bỏ nước ta, biến nước ta thành 1quận của TQ
GV: Giảng theo SGK
HS: Đọc đoạn in nghiêng trong SGK.
HĐ nhóm bàn 1p: Nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh ?
HS: Thâm độc, tàn bạo, mất hết tính người
GV: Giảng theo SGK: Ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra khắp nơi .
GV: Gọi 1HS lên bảng xác định tên và địa danh các cuộc khởi nghĩa
HS: Lên bảng chỉ lược đồ
GV: Dùng lược đồ trình bày.
Trần Ngỗi là con cháu vua Trần Nghệ Tông, được đưa lên làm minh chủ tháng 10.1407 xưng là Giản Định Hoàng Đế, năm 1408 kéo quân vào Nghệ An đượ Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. Tháng 12.1408, chiến đấu ở Bô Cô- Nam Định tiêu diệt được 4 vạn quân Minh, sau chiến thắng có kẻ dèm pha Trần Ngỗi sinh nghi ngờ và giết hai tướng giỏi, nhân cơ hội đó tướng giặc chỉ huy 5 vạn quân tấn công vào đại bản doanh của Trần Ngỗi, Trần Ngỗi bị bắt
GV: Gọi 1HS lên bảng trình bày diễn biến chính trên lược đồ
HS: Chỉ lược đồ
GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến 
.
H: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa ? 
- Thiếu đường lối đánh giặc đúng đắn mâu thuẫn nội bộ
H: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
- Duy trì ngọn lửa kháng chiến, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
- Tháng 11- 1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu tràn vào xâm lược nước ta
- Quân Minh đánh nhà Hồ ở Lạng Sơn, quân nhà Hồ phải rút lui về bờ nam sông Nhị, lấy thành Đa Bang làm nơi cố thủ. 
- Ngày 22 - 1 - 1407 quân Minh đánh, chiếm thành Đa Bang và chiếm Đông Đô. Quân nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh Hoá).
- Tháng 4 - 1407, quân Minh tấn công thành Tây Đô. 
- Tháng 6 - 1407 Hồ Quý Ly bị bắt -> Cuộc kháng chiến thất bại.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
* Chính trị:
- Thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta
- Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào Trung Quốc.
* Kinh tế:
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
- Bóc lột nhân dân ta tàn bạo.
- Bắt phụ nữ, trẻ em, thợ giỏi đem về Trung Quốc.
* Văn hoá:
- Thi hành chính sách đồng hoá dân tộc
- Tàn phá các công trình văn hoá nghệ thuật, thiêu hủy sách quý của ta
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần. 
a, Khởi nghĩa Trần Ngỗi ( 1407 – 1409)
- Tháng 10 - 1407, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế
- Đầu năm 1408 Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An
-Tháng 12 - 1408 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô.
- Năm 1409 khởi nghĩa tan rã.
b, Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng ( 1409 - 1414)
- 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi vua lấy niên hiệu là Trùng Quang đế 
- Khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu
- Giữa năm 1411 quân Minh tấn công Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá
- Tháng 8 - 1413 khởi nghĩa thất bại.
* HĐ3: LUYỆN TẬP
Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị gì đối với nước ta?
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HS thực hiện ở nhà: 
- Vẽ sơ đồ tư duy về chính sách cai trị của nhà Minh với nước ta.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- tìm hiểu – sưu tầm:
- Kinh tế và XH thời Hồ - cuộc KC của Hồ Quý Ly chống giặc Minh
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu LS địa phương Than Uyên thời PK
- Chuẩn bị bài mới: Ôn lại các kiến thức đã học, các dạng bài tập ở chương II, III để giờ sau ôn tập HK 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_28_bai_18_cuoc_khang_chien_cua_nh.doc