Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 40 đến 46 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 40 đến 46 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt

- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính : địa chủ phong kiến và nông dân. Đời sống các tầng lớp khác ổn định.

2. Kĩ năng: Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhân xét chung.

3. Tư tưởng: Giáo dục ý thức tự hào về thời kỳ thịnh trị của đất nước.

4. Định hướng năng lực cần được hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện.

+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.

+ Phân tích, so sánh.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống.

II. Phương pháp:

- Chất vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .

III. Phương tiện dạy học:

- Sơ đồ trống về giai cấp tầng lớp xã hội thời Lê sơ

- Tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội

- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến thời kỳ Lê Sơ

- Máy chiếu.

IV. Chuẩn bị giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, sơ đồ có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.

V. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:

1. Mục tiêu:

- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh về bìa sách chế độ ruộng đất, bát gốm, cảnh buôn bán ở Thăng Long và sơ đồ xã hội thời Lê sơ kết hợp với việc đọc câu đố:

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai ”

- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.

 

doc 32 trang sontrang 7010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 40 đến 46 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2021	 Ngày dạy: 29/01/2021
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
Tiết 40 I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức.
- So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỹ cương, trật tự xã hội.
2. Kĩ năng: Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở mọi thời kỳ lịch sử.
3. Tư tưởng: Giáo dục cho HS niềm tự hào và thời thịnh trị của đất nước, cs ý thức bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cần được hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện. 
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
+ Phân tích, so sánh.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống.
II. Phương pháp: Chất vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. Phương tiện dạy học
- Bảng phụ bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
- Tranh ảnh, lược đồ liên quan đến thời kỳ Lê Sơ.
- Máy chiếu...
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... 
V. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu: 
- GV cho học sinh quan sát lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ kết hợp hình ảnh về sơ đồ bộ máy nhà nước và bộ luật thời Lê sơ.
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
GV cho học sinh quan sát hình ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây: 
- Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?
- Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về việc xây dựng và bảo vệ đất nước của các vị vua thời Lê sơ.
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và lược đồ, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ và hình ảnh: sơ đồ bộ máy nhà nước và bộ Quốc triều hình luật (Luật Hông Đức)
+ Để xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà Lê sơ đã tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước, chú trọng quân đội và ban hành luật pháp. 
- Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, pháp luật như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Tổ chức bộ máy chính quyền
* Mục tiêu: HS nắm được 
 - Bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (12-14 phút).
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
* Tổ chức hoạt động:
- B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm 1, 2: Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Lê lợi đã tiến hành làm gì?
- Nhóm 3, 4: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?
- Nhóm 5, 6: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê với thời Trần? (câu hỏi sgk)
- Nhóm 7, 8: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
- Tổ chức bộ máy chính quyền: (sơ đồ cuối bài)
=> Đây là nhà nước chuyên chế tập quyền hoàn chỉnh.
HĐ 2: Tổ chức quân đội
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Tổ chức quân đội.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (8-10 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Nhà Lê sơ tổ chức quân đội như thế nào? Liên hệ với thời Lý – Trần để so sánh 
-Nhóm 3, 4: Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó chế độ ngụ binh ư nông là tối ưu?
-Nhóm 5, 6: Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào?
-Nhóm 7, 8: Nêu nhận xét của mình về chủ trương của nhà nước đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích sgk?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
2 . Tổ chức quân đội
- Quân đội được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông".
- Quân đội có hai bộ phận chính : quân triều đình và quân địa phương ; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh. 
- Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
- Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.
HĐ 3: Luật pháp
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Tình hình luật pháp thời Lê sơ.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (8-10 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm 1, 2: Cho biết vì sao thời Lê sơ nhà nước quan tâm đến luật pháp?
- Nhóm 5, 6: Nội dung chính của bộ luật 
- Nhóm 5, 6: Luật Hồng Đức có đặc điểm gì tiến bộ với trước?
- Nhóm 7, 8: Nêu ý nghĩa của sự ra đời bộ luật Hồng Đức?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Luật pháp
- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).
- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
 VUA 
TRUNG ƯƠNG
Lại
Hộ
Lễ
Binh
Hình
Công
Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ
ĐỊA PHƯƠNG
13 đạo
 Đô ti Thừa ti Hiến ti 
Phủ
Huyện (Châu)
Xã
Tự
Viện hàn lâm
Quốc sử viện
Ngự sử đài
Các cơ quan giúp việc các bộ
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu 
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: 
- Sự thành lập của nhà Lê sơ.
- Tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, pháp luật thời Lê sơ.
- Vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước. 
2. Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
-Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê sơ và nhận xét?
- Nhận xét về vua Lê Thánh Tông?
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
2. Phương thức
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Liên hệ việc bảo vệ đất nước trước sự chống phá của các thế lực thù địch hiện nay?
- Hiện nay, nước ta có chủ trương gì đối với việc xây dựng quân đội, luật pháp và thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại? 
b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm
 - Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về nhà Lê sơ.
 - Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt
- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính : địa chủ phong kiến và nông dân. Đời sống các tầng lớp khác ổn định.
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhân xét chung.
3. Tư tưởng: Giáo dục ý thức tự hào về thời kỳ thịnh trị của đất nước.
4. Định hướng năng lực cần được hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện. 
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
+ Phân tích, so sánh.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống.
II. Phương pháp:
- Chất vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. Phương tiện dạy học:
- Sơ đồ trống về giai cấp tầng lớp xã hội thời Lê sơ
- Tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến thời kỳ Lê Sơ
- Máy chiếu...
IV. Chuẩn bị giáo viên và học sinh: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, sơ đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... 
V. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu: 
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh về bìa sách chế độ ruộng đất, bát gốm, cảnh buôn bán ở Thăng Long và sơ đồ xã hội thời Lê sơ kết hợp với việc đọc câu đố:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai ”
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
GV cho học sinh quan sát hình ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 - Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?
 - Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình xây dựng và phát triển đất nước thời Lê sơ?
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và lược đồ, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Các hình ảnh: sách tham khảo chế độ ruông đất, gốm, cảnh buôn bán ở Thăng long và sơ đồ xã hội thời Lê sơ.
+ Để xây dựng và phát triển đất nước, thời Lê sơ đã chú trọng kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Từ đó, xã hội cũng biến đổi theo.
- Song song với việc xây dựng và củng cố nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế và xã hội thời Lê Sơ có gì đổi mới? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ 1: Kinh tế
* Mục tiêu: HS nắm được 
 - Bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (12-14 phút).
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Tình hình nông nghiệp nước ta sau ách đô hộ của nhà Minh?
-Nhóm 3, 4: Nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê Sơ đối với nông nghiệp?
-Nhóm 5, 6: Ở nước ta thời kỳ này có những ngành thủ công nghiệp tiêu biểu nào và nhận xét?
-Nhóm 7, 8: Nêu tình hình thương nghiệp thời Lê sơ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi như:
 + Vấn đề đầu tiên mà nhà Lê cần phải giải quyết trong nông nghiệp là gì ?
+ Vì sao nhà Lê quan tâm đến việc bảo vệ đê điều?
+ Nông nghiệp có mối quan hệ ntn với phát triển TCN?
+ Nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
+ Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
+ Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng. 
+ Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
b. Thủ công nghiệp
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
+ Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
c. Thương nghiệp
- Trong nước: khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển như Vân Đồn, Vạn Ninh (QNinh), Hội Thống (Hà Tĩnh)... Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân ưa chuộng.
HĐ 2: Xã hội
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Các giai cấp, tầng lớp thời Lê sơ.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (10-12 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Vẽ sơ đồ xã hội thời Lê sơ. 
-Nhóm 3, 4: So với thời Trần thì thời Lê sơ các giai cấp, tầng lớp có những điểm nào giống và khác nhau ?
- Nhóm 5, 6: Vì sao số lượng nô tì thời Lê giảm dần ?
-Nhóm 7, 8: Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê Sơ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Xã hội
Sơ đồ giai cấp tầng lớp trong xã hội: (cuối bài)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
1. Mục tiêu: 
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: 
- Tình hinh kinh tế thời Lê sơ .
- Xã hội thời Lê sơ 
2. Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
- Tại sao nói thời Lê sơ là thời thịnh đạt?
- Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp thời Lê sơ?
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 1. Mục tiêu:
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
2. Phương thức: 
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Liên hệ việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay?
- Hiện nay, nước ta có chủ trương gì đối với việc phát triển kinh tế và ổn định đất nước?
b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm:
 - Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về nhà Lê sơ.
 - Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
 . Hết 
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chế độ giáo dục thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng.
- Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ.
2. Kĩ năng: Nhận xét những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ.
3. Tư tưởng: Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựu văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ, ý thức giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống. 
4. Định hướng năng lực cần được hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện. 
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
+ Phân tích, so sánh.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống.
II. Phương pháp:
- Chất vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh liên quan đến thời kỳ Lê Sơ
- Máy chiếu...
IV. Chuẩn bị giáo viên và học sinh: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... 
V. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu: 
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh về bia tiến sĩ, cung điện Lam Kinh, bìa sách Bình Ngô đại cáo và Đại Việt sử kí toàn thư kết hợp với đọc vài câu về bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
GV cho học sinh quan sát hình ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 - Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?
 - Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình hình văn hóa và giáo dục thời Lê sơ?
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và lược đồ, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Các hình ảnh: bia tiến sĩ, cung điện Lam Kinh, bìa sách Bình Ngô đại cáo và Đại Việt sử kí toàn thư 
+ Văn hóa, giáo dục thời Lê sơ đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.
- Sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hoá, khoa học được biết đến. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua tiết học hôm nay.
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ 1: Tình hình giáo dục và khoa cử.
* Mục tiêu: HS nắm được 
 - Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (12-14 phút).
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
* Tổ chức hoạt động:
- B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào?
-Nhóm 3, 4: Vì sao thời Lê Sơ hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, tôn sùng nho giáo ? 
-Nhóm 5, 6: Chế độ khoa cử thời Lê Sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? Kết quả ra sao?
-Nhóm 7, 8: Em có nhân xét gì về tình hình khoa cử, giáo dục thời Lê Sơ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi như:
 + Thế nào là “Tứ thư”, “Ngũ kinh”?
+ Giáo dục thời Lê Sơ rất quy cũ và chặt chẽ, biểu hiện như thế nào ?
+ Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì ?
Nguyên nhân nào làm cho nền giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ phát triển ?
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
+ Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
+ Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
+ Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
HĐ 2: Văn học, khoa học, nghệ thuật
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Các thành tựu văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ.
* Phương thức: Hoạt động nhóm (12-14 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê Sơ? Nhận xét?
-Nhóm 3, 4: Thời Lê có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
-Nhóm 5, 6: Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu và kiến trúc, điêu khắc ?
-Nhóm 7, 8: Vì sao quốc gia Đại Việt có những thành tựu nêu trên ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a. Văn học 
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế ; văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. 
- Nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
b. Khoa học
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí...
- Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu...
- Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp...
c. Nghệ thuật
- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
1. Mục tiêu: 
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: 
- Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ.
- Những thành tựu văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ. 
2. Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
- Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ? Vì sao lại có những thành tựu đó?
- Em hãy nêu công lao của những danh nhân có trong bài? 
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 1. Mục tiêu:
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
2. Phương thức: 
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Liên hệ các thành tựu văn hóa hiện nay?
- Hiện nay, nước ta có chủ trương gì để phát triển nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là thu hút đội ngũ nhân tài?
b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm:
 - Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về nhà Lê sơ.
 - Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
 . Hết 
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu biết sơ lược cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá,tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông ,......đối với sự nghiệp của đất nước Đại Việt ở thế kỉ XV .
2. Kĩ năng: Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng: Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê,từ đó hình thành ý thức trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc.
4. Định hướng năng lực cần được hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện. 
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
+ Phân tích, so sánh.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống.
II. Phương pháp:
- Chất vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh liên quan đến thời kỳ Lê Sơ
- Máy chiếu...
IV. Chuẩn bị giáo viên và học sinh: 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... 
V. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu: 
- GV cho học sinh quan sát các hình ảnh về Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
GV cho học sinh quan sát hình ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 - Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?
 - Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về các nhân vật này đối với đất nước ta?
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và lược đồ, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Các hình ảnh: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
+ Các nhân vật này là danh nhân văn hóa nước ta thời Lê sơ, đã đóng góp nhiều công lao đối với đất nước. 
- Tất cả những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học nghệ thuật mà các em được nêu, một phần lớn phải kể đến công lao đóng góp của những danh nhân văn hoá. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua tiết học hôm nay.
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ 1: Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
* Mục tiêu: HS nắm được 
 - Cuộc đời
 - Công lao
* Phương thức: Hoạt động nhóm (8-10 phút).
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
* Tổ chức hoạt động:
- B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi có vai trò ntn?
-Nhóm 3, 4: Sau khởi nghĩa Lam Sơn ông có những đóng góp gì cho đất nước ?
-Nhóm 5, 6: Các tác phẩm của ông tập trung phản ảnh nội dung gì ?
-Nhóm 7, 8: Qua nhận xét của Lê Thánh Tông em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
- Là nhà chính trị quân sự đại tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo, yêu nước thương dân
HĐ 2: Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Cuộc đời
- Công lao
* Phương thức: Hoạt động nhóm (8-10 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
-Nhóm 1, 2: Trình bày những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông ?
-Nhóm 3, 4: Ông có những đóng góp gì cho việc phát triển kinh tế - văn hoá ?
-Nhóm 5, 6: Kể những đóng góp của Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ?
-Nhóm 7, 8: Lê Thánh Tông là người ntn?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
- Lập Hội tao đàn
- Nhiều tác phẩm văn học có giá trị gồm văn thơ chữ Hán và chữ Nôm
-> Là người xuất sắc trên mọi lĩnh vực 
HĐ 3: Ngô Sĩ Liên (TK XV)
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Cuộc đời
- Công lao
* Phương thức: Hoạt động nhóm (5-7 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành các cặp đôi và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Trình bày những hiểu biết của em về Ngô Sĩ Liên ?
- Tên tuổi của ông đã để lại dấu ấn gì?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu chuyển ý:
3. Ngô Sĩ Liên (TK XV)
Là nhà sử học nổi tiếng
HĐ 4: Lương Thế Vinh (1442- ?)
* Mục tiêu: HS nắm được 
- Cuộc đời
- Công lao
* Phương thức: Hoạt động nhóm (5-7 phút).
* Tổ chức hoạt động:
B1: GV chia cả lớp thành các cặp đôi và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Em biết gì về Lương Thế Vinh?
- Lương Thế Vinh có vai trò quan trọng như thế nào đối với thành tựu về nghệ thuật ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
4. Lương Thế Vinh (1442- ?)
- Là nhà toán học nổi tiếng
- Năm 1463, đỗ trạng nguyên
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
1. Mục tiêu: 
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: 
- Các danh nhân văn hóa thời Lê sơ.
- Công lao của các danh nhân đối với dân tộc. 
2. Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
- Đánh giá của em về một danh nhân văn hoá tiêu biểu thế kỉ XV?
- Những danh nhân được nêu trong bài đã có công lao gì đối với dân tộc?
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 1. Mục tiêu:
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
2. Phương thức: 
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Để nhớ ơn công lao của các danh nhân, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã làm gì ?
- Hiện nay, nước ta có chủ trương gì để phát triển nền văn hóa của đất nước?
b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản p

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_40_den_46_nam_hoc_2020_2021.doc