Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Chương I - Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (3 tiết)

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Chương I - Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên chúa giáo.

- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và sưu tầm những tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài học

- Trách nhiêm: trân trọng những giá trị văn hóa của thời trung đại: Thiên chúa giáo, những thành thị Tây Âu ,

 

docx 11 trang phuongtrinh23 26/06/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Chương I - Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên chúa giáo.
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
*Năng lực riêng:
- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và sưu tầm những tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài học
- Trách nhiêm: trân trọng những giá trị văn hóa của thời trung đại: Thiên chúa giáo, những thành thị Tây Âu , 
II-THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử 7.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS quan sát hình ảnh trên máy: tượng Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ (742-814) ở thành phố Hăm-buốc (Đức) SGK tr.9.
- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày sự hiểu biết của em về Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Sác-lơ-ma-nhơ là một trong những vị vua nổi bật nhất trong lịch sử châu Âu có công mở rộng lãnh thổ đế quốc thời kì ông trị vì, sau này chính là vùng lãnh thổ của một số nước châu Âu hiện nay.
GV bổ sung: một trong những vị vua nổi bật nhất trong lịch sử châu Âu phải kể đến Sác-lơ-ma-nhơ. Ông trị vì 46 năm nhưng đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, không chỉ có công thống nhất vùng Tây và Trung Âu mà còn đặt nền móng hình thành đế chế La Mã thần thánh sau này. Sác-lơ-ma-nhơ được coi là cha đẻ của châu Âu, vì nếu không có vị Hoàng đế này, có thể lịch sử châu Âu đã rất khác. Vậy chế độ phong kiến đã hình thành và phát triển ở các nước châu Âu ra sao trong thời gian từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm na y-Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
a) Mục tiêu: HS trình bày được những sự kiện chính của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu; lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ tầng lớp nào
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- HS đọc mục 1 (SGK- 9) làm việc theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Hãy cho biết những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô:
- HS quan sát sơ đồ Hình 2 - Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?Mối quan hệ của các giai cấp đó? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi, quán sát sơ đồ, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu:
+ Đến khoảng thế kỉ V, người Giéc-man tràn vào xâm chiếm La Mã lập ra những vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, 
- Sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô:
+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị người Giéc-man
+ Nông nô được hình thành từ nô lệ (được giải phóng) và nông dân tự do (mất ruộng đất).
- Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là: quan hệ bóc lột.
GV bổ sung: quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu:
Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội rối ren. Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476) và
lập ra những vương quốc man tộc (theo cách gọi của người La Mã, vì trước khi xâm nhập, họ còn ở trong tình trạng tan rã của xã hội nguyên thủy) như: Vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Trong đó, Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục của Hoàng đé Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành một đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu.
Gv giới thiệu mục em có biêt SGK – 9 về 
GV bổ sung: Sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô: GV phân tích sơ đồ hình 2 cho HS :
+ Sơ đồ giúp HS khái quát được quá trình hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là lãnh chúa phong kiến và nông nô. Thông qua sơ đồ, HS biết được những thành phần gia nhập vào giai cấp lãnh chúa, nông nô và mối quan hệ giữa lãnh chúa - nông nô.
+ Gạch nối hai chiều giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô thể hiện mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến: lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô bằng tô, thuế và chi phối mọi mặt đời sống nông nô; ngược lại, nông nô phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô, thuế cho lãnh chúa.
+ Các quý tộc thị người Giéc-man chiếm nhiều ruộng đất của các chủ nô La Mã, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến. Những quý tộc La Mã cũ quy thuận chính quyền mới cũng được cho phép giữ lại ruộng đất, trở thành một bộ phận của giai cấp phong kiến.
+ Nông dân tự do bị mất ruộng đất và và các nô lệ được giải phóng trở thành nông nô. Những nông nô này nhận được ruộng đất từ lãnh chúa và có trách nhiệm nộp tô thuế cho lãnh chúa. Lãnh chúa có quyền chi phối mọi mặt đời sống nông nô, thậm chí cả việc cưới xin, ma chay.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là quan hệ bóc lột.
+ Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành ba vương quốc, chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước này (về sau trở thành Pháp, Đức, I-ta-li-a). 
 Hoạt động 2: Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và mối quan hệ của xã hội phong kiến Tây Âu.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
* Nhiệm vụ 1: trình bày đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 - Khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu, khai thác thông tin trong SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: trình bày những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.
- GV hướng dẫn HS để trả lời câu hỏi trên:
+ Phạm vi, quy mô lãnh địa ra sao ?
+ Trong lãnh địa có những gì?
+ Nhà ở của lãnh chúa và nhà ở của nông nô nói lên điều gì?
- GV lưu ý HS: Hình 3 chỉ tập trung miêu tả các cấu trúc cơ bản trong khu đất ở của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến chứ không phải miêu tả về tổng thể một lãnh địa phong kiến, vì thế một số chi tiết về lãnh địa không được thể hiện rõ trong hình vẽ minh họa này.
* Nhiệm vụ 2: trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 2, 4 kết hợp đọc thông tin trong SGK tr. 11 để thảo luận, trả lời câu hỏi: Trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.
- GV hướng dẫn HS để trả lời câu hỏi trên:
+ Công việc thường ngày của các lãnh chúa và nông nô là gì?
+ Trang phục và hoạt động của những con người được miêu tả trong tranh cho em thấy điều gì về thân phận của họ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, quán sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
+ Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
+ Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài. 
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột bằng địa tô. 
+ Lãnh chúa phong kiến bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.
+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính, phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- GV bổ sung:
+ Tranh 1: thể hiện cảnh các lãnh chúa yết kiến nhà vua. Nhà vua ngôi trên ngai, đầu đội vương miện, đang nói chuyện với các lãnh chúa đứng xung quanh. Các lãnh chúa đầu đội mũ, trang phục khác nhau (thể hiện quyền lực và sự sang trọng) nhưng không quỳ lạy trước nhà vua. Nhà vua chỉ có quyền lực nhất định trong phạm vi lãnh địa của mình.
+ Tranh 2: thể hiện đời sống lãnh chúa, các lãnh chúa hàng ngày chỉ hội họp, gặp gỡ nhau, tham gia vào những buổi đi săn ở rừng. Trong tranh cho thấy các lãnh địa có tường bao bọc khu trung tâm. Những nông nô chèo thuyền trên sông.
+ Tranh 3: miêu tả cảnh lao động của những người nông nô. Họ đã biết sử dụng sức kéo của gia súc, bánh xe, cái cày, các công cụ sản xuất tương đối thô sơ. Người nông nô đảm nhiệm hoạt động kinh tế chủ đạo trong các lãnh địa, đó là nông nghiệp.
Hoạt động 3: Sự ra đời của Thiên chúa giáo
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự ra đời của Thiên chúa giáo.
b) Cách thức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 5 và thông tin mục 3: Sự ra đời của Thiên Chúa giáo (SGK/T11).
- GV hướng dẫn HS để trả lời các câu hỏi:
+ Thiên chúa giáo ra đời ở đâu? Vào khoảng thời gian nào?
+ Ai là người sáng lập ra Thiên chúa giáo?
+ Thiên chúa giáo đã phát triển ra sao cho đến thời kì phong kiến?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động .
- GV mời 2-3 HS trả lời các câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
+ Thiên chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên, ở vùng Giê-ru-sa-lem (ngày nay thuộc Pa-le-xtin).
+ Đến thế kỉ IV, từ chỗ bị cấm đoán, Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã.
+ Sang thời phong kiến, Thiên chúa giáo thống trị trong đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Giáo hội có thế lực rất lớn.
- GV bổ sung: Giê-su là một người Do Thái, nhà giảng thuyết và người sáng lập ra Thiên chúa giáo vào thế kỉ I. Tên gọi Giê-su trong tiếng Do Thái có nghĩa là Đức chúa là đấng cứu độ. Những gì chúng ta biết được về Giê-su là do được ghi chép trong kinh thánh Tân Ước. Ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo được truyền bá từ cuối thế kỉ XVI bởi Alếcxăng Đơ Rốt người Pháp và hiện nay nước ta có khoảng 7% người dân theo đạo Thiên Chúa.
Hoạt động 4: Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại.
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những ý chính về nguyên nhân ra đời các thành thị trung đại; thành phần cư dân trong các thành thị và đời sống của họ; vai trò của các thành thị đối với châu Âu thời trung đại.
b) Cách thức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Học sinh quan sát H6, H7 và thông tin mục 4/SGK/T12,13
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Phân tích nguyên nhân ra đời thành thị trung đại.
+ Nhóm 2: Phân tích đời sống kinh tế của cư dân thành thị trung đại.
+ Nhóm 3: Phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện từng nhóm trả lời trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và mở rộng thêm.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Nguyên nhân ra đời thành thị trung đại:
+ Do thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Thợ thủ công bán các sản phẩm của mình làm ra để trao đổi lương thực, thực phẩm nên họ tự do hơn, có thể bỏ trốn hoặc chuộc thân phận khỏi sự kìm kẹp của các lãnh chúa .
+ Thợ thủ công sau khi được tự do đã tìm đến những nơi đông người: bến sông, cạnh các nhà thờ ,...để cùng sản xuất và buôn bán hàng hóa, dần dần xuất hiện các thị trấn, sau trở thành thành phố hay thành thị trung đại.
+ Một số thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại hoặc do lãnh chúa lập ra trên đất của lãnh địa để thu thuế của thợ thủ công và thương nhân.
- Đời sống kinh tế của cư dân thành thị trung đại:
+ Cư dân sống trong thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân (thị dân).
+ Họ sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán. Họ lập ra các phường hội thủ công và các thương hội để giúp đỡ, tương trợ nhau, hạn chế sự sách nhiễu của lãnh chúa.
- Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại:
+ Về kinh tế: phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.
+ Về chính trị: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
+ Về văn hóa – tư tưởng: tầng lớp thị dân mới hình thành và dần phát triển đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa mới. Nhiều trường đại học được thành lập. Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố , hoàn thiện kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Trả lời câu hỏi 1 phần SGK tr.13.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1: Lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại có những đặc điểm khác biệt:
Nội dung
Lãnh địa phong kiến
Thành thị trung đại
Thời gian xuất hiện
Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
Từ thế kỉ XI
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp, thương nghiệp
Thành phần cư dân chủ yếu
Lãnh chúa và nông nô
Thợ thủ công, thương nhân
- GV giao nhiêm vụ 2 cho HS: khoanh tròn vào câu đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ:
A. Quý tộc Giéc-man.
B. Quý tộc La Mã.
 C. Quý tộc các nước phương Tây.
 D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2. Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước:
A. Pháp, Đức, I-ta-li-a.
B. Đức, Mỹ, Hà Lan.
C. Tây Ban Nha, Pháp, Đức.
D. Áo, Bỉ, Tây Ban Nha.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
A. Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
B. Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Các lãnh địa có chung quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường.
D. Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.
Câu 4. Cư dân thành thị lập ra các phường hội thủ công và các thương hội để:
A. Giúp đỡ, tương trợ nhau, hạn chế sự sách nhiễu của lãnh chúa.
B. Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.
C. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?
A. Pháp.
B. I-ta-li-a.
C. Đức.
D. Áo.
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Câu 1. Đáp án D.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án A.
Câu 5. Đáp án B.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng liên hệ thực tế, vận dụng.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Trả lời câu hỏi 2,3 SGK tr.13
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Câu 2:
Những dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của C.Mác: Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại cũng chính là nói đến vai trò của thành thị:
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa.
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
- Thành thị mang lại bầu không khí tự do, cởi mở, nhiều thành tựu văn hóa dần nảy nở và phát triển về sau.
Câu 3:
- Các thành thị: Phi-ren-xê, Giê-nô-va, Vê-nê-xi-a,...
- Các trường học lâu đời: Ox-phớt, Bô-lô-nha,...
- Các hội chợ: Săm-pa-nhơ,...
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
C. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
*Thuận lợi
- Sự chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cặn kẽ của cán bộ SGD, PGD, lãnh đạo của nhà trường.
- Có đầy đủ các văn bản ,công văn hướng dẫn của bộ của sở, SGK,SGV.
- GV đã được tập huấn modul 1,2,3,4,5 về bộ môn.
- 100% được tập huấn sử dụng SGK lịch sử - Địa lí 7.
 * Khó khăn:
- Thiếu trang thiết bị dạy học.
- GV đều là 2 GV dạy hai phân môn độc lập nên khó khăn cho việc thống nhất số tiết để làm KHGD của GV.
* Đề xuất
- Tổ chức hội thảo cấp cụm trường, cấp huyện để nâng cao hiệu quả đổi mới dạy hoc.
- Đề nghị các cấp quan tâm mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học kịp thời như :tranh ảnh, lược đồ, STK, STKBH phục vụ cho dạy và học có kết quả cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_lop_7_chuong_i_bai_1_qua_trinh_hinh.docx