Kế hoạch bài dạy môn khoa học xã hội 7 - Chương trình học cả năm - Lê Thị Thực

Kế hoạch bài dạy môn khoa học xã hội 7 - Chương trình học cả năm - Lê Thị Thực

I. Mục tiêu bài học:

 - Sau bài học, học sinh cần.

 1. Kiến thức:

 - Nắm được sự phân chia thế giới thành các lục địa, châu lục.

 - Nắm vững một số khái niệm cần thiết: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em, chỉ số phát triển con người. Sử dụng khái niệm này để phân loại nước trên thế giới.

 2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng xác định vị trí địa lí các châu lục, các khu vực có thu nhập bình quân đầu người cao, thấp trên thế giới.

 3.Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực: Phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế

II. Chuẩn bị của thầy và trò

-Giáo viên: Chuẩn bị kế hoạch bài dạy

-Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài ở nhà

III. Các hoạt động

 

doc 245 trang bachkq715 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn khoa học xã hội 7 - Chương trình học cả năm - Lê Thị Thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
°° PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
------*****------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI 7
Họ và tên GV: LÊ THỊ THỰC
 Tổ: Khoa học xã hội
Năm học:
PHÒNG GIÁO DỤC KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHXH 7
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Khoa học xã hội, Lớp 7, Mô hình trường học mới
(Kèm theo công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày / /2016 của Bộ GDĐT)
I. Khung phân phối chương trình
1. Hướng dẫn chung
- Khung Phân phối chương trình (PPCT) này áp dụng cho lớp 7 theo mô hình trường học mới, từ năm học 2016-2017.
- Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình.
- Thời lượng quy định tại khung PPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì 1 và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường thực hiện mô hình trường học mới lớp 7 trong cả nước.
Căn cứ khung PPCT, các trường thực hiện mô hình trường học mới cụ thể hoá thành PPCT chi tiết sao cho phù hợp với nhà trường. 
Các trường thực hiện mô hình trường học mới có điều kiện bố trí dạy học 2 buổi/ngày, có thể điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (hiệu trưởng phê duyệt, kí tên, đóng dấu và báo cáo phòng GDĐT).
Khung phân phối chương trình
Số tuần/tiết thực hiện
Tổng số tiết
Số tiết thực hiện bài học
Liên môn, phân môn Lịch sử, Địa lí
Số tiết ôn tập, kiểm tra,
dự phòng
Cả năm
35/140
120
20
Học kì 1
18/72
62
10
Học kì 2
17/68
58
10
Kết thúc Học kì 1:
- Phần các bài liên môn 08 tiết: Bài 1. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI và Bài 2. Thế giới rộng lớn và đa dạng được thực hiện trong những tuần đầu năm học, trước khi thực hiện các bài học theo phân môn Lịch sử và Địa lí. 
- Phân môn Địa lí: Từ Bài 3. Môi trường đới nóng, đến Bài 10. Các khu vực châu Phi.
- Phân môn Lịch sử: Từ Bài 11. Châu Âu thời sơ - trung kì, trung đại, đến Bài 17. Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XIV) 
- Ôn tập và kiểm tra: Các phiếu ôn tập Quyển 1 và các bài kiểm tra của học kì I (thời điểm kiểm tra định kì, học kì do các nhà trường quy định).
Kết thúc Học kì 2:
- Phân môn Địa lí: Thực hiện các bài còn lại.
- Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại
- Ôn tập và kiểm tra: Các phiếu ôn tập Quyển 2 và các bài kiểm tra của học kì II (thời điểm kiểm tra định kì, học kì do các nhà trường quy định)
II. Một số vấn đề cần lưu ý 
- Khung phân phối chương trình môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần I, kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng học kì do nhà trường chủ động xây dựng, sao cho đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lí trong mỗi học kì được thực hiện song song.
- Số tiết của mỗi bài trong PPCT chi tiết nêu ở trên chỉ là gợi ý, không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng như trên, tổ (nhóm) chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt./.
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHXH 
Lớp 7 mô hình trường học mới 
	I. Khung phân phối chương trình
	Cả năm 70 tiết (35 tuần; mỗi tuần 2 tiết)
Số tuần/tiết thực hiện
Tổng số tiết
Số tiết thực hiện bài học
Liên môn, phân môn Lịch sử, Địa lí
Số tiết ôn tập, kiểm tra,
dự phòng
Cả năm
35/140
120
20
Học kì 1
18/72
62
10
Học kì 2
17/68
58
10
Kết thúc Học kì 1:
- Phần các bài liên môn 08 tiết: Bài 1. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI và Bài 2. Thế giới rộng lớn và đa dạng được thực hiện trong những tuần đầu năm học, trước khi thực hiện các bài học theo phân môn Lịch sử và Địa lí. 
- Phân môn Địa lí: Từ Bài 3. Môi trường đới nóng, đến Bài 10. Các khu vực châu Phi.
- Phân môn Lịch sử: Từ Bài 11. Châu Âu thời sơ - trung kì, trung đại, đến Bài 17. Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XIV) 
- Ôn tập và kiểm tra: Các phiếu ôn tập Quyển 1 và các bài kiểm tra của học kì I (thời điểm kiểm tra định kì, học kì do các nhà trường quy định).
Kết thúc Học kì 2:
- Phân môn Địa lí: Thực hiện các bài còn lại.
- Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại
- Ôn tập và kiểm tra: Các phiếu ôn tập Quyển 2 và các bài kiểm tra của học kì II (thời điểm kiểm tra định kì, học kì do các nhà trường quy định)
II. Phân phối chi tiết của từng chủ đề 
TT
Bài
Số tiết
Từ tiết
-> tiết
Ghi chú
A.PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Cả năm 70 tiết( 35 tuần; mỗi tuần 2 tiết)
HỌC KÌ I
1
Bài 2. Thế giới rộng lớn và đa dạng
4
1->4
2
Bài 3. Môi trường đới nóng 
3
5->7
3
Bài 4. Môi trường đới ôn hòa 
3
8->10
4
Bài 5. Môi trường đới lạnh 
3
11->13
5
Bài 6. Các môi trường khác 
4
14->17
6
Ôn tập giữa học kì 1
1
18
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
7
Kiểm tra giữa học kì 1
1
19
8
Bài 7. Môi trường nhân văn 
3
20->22
9
Bài 8. Tự nhiên, dân cư và xã hội châu Phi 
4
23->26
10
Bài 9. Kinh tế châu Phi
3
27->29
11
Bài 10. Các khu vực châu Phi
4
30->33
12
Ôn tập học kì 1
1
34
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà 
13
Kiểm tra học kì 1
1
35
14
Ôn tập, kiểm tra dự phòng
1
36
HỌC KÌ II
15
Bài 19.Tự nhiên châu Mĩ
3
37->39
16
Bài 20. Dân cư, xã hội châu Mĩ
3
40->42
17
Bài 21. Kinh tế châu Mĩ 
3
43->45
18
Bài 22. Các khu vực châu Mĩ 
3
46->48
19
Bài 23. Châu Nam Cực 
2
49->50
20
Ôn tập giữa học kì 
1
51
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
21
Kiểm tra giữa học kì 2
 2
52
22
Bài 24. Châu Đại Dương
3
53->55
23
Bài 25. Tự nhiên châu Âu 
3
56->58
24
Bài 26. Dân cư và xã hội châu Âu 
2
59->60
25
Bài 27. Kinh tế châu Âu 
3
61->63
26
Bài 28. Các khu vực châu Âu 
4
64->67
27
Ôn tập học kì 2
1
68
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà 
28
Kiểm tra học kì 2
1
69
29
Ôn tập, kiểm tra, dự phòng
1
70
B.PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Cả năm 70 tiết( 35 tuần; mỗi tuần 2 tiết)
TT
Bài
Số tiết
Từ tiết
->tiết 
Ghi chú
HỌC KÌ I
1
Bài 1. Các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV_ XVI
4
1->4
2
Bài 11. Châu Âu thời sơ – trung kì trung đại. 
3
5->7
3
Bài 12. Châu Âu thời hậu kì trung đại 
4
8->11
4
Bài 13. Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến. 
4
12->15
5
Bài 14. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 
3
16->18
6
Ôn tập giữa học kì I.
1
19
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
7
Kiểm tra giữa học kì I
1
20
8
Bài 15. Buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh- Tiền Lê ( Thế kỉ X ). 
3
21->23
9
Bài 16. Sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hồ ( Thế kỉ X- đầu thế kỉ XV ).
5
24->28
10
Bài 17. Đời sông kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ ( thế kỉ X- đầu thế kỉ XV )
5
29->
33
11
Ôn tập học kì I
1
34
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
12
Kiểm tra học kì I
1
35
13
 Ôn tập, kiểm tra dự phòng
1
36
HỌC KÌ II
14
Bài 18. Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ 
( thế kỉ X – đầu thế kỉ XV ).
5
37->41
15
Bài 29. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
( 1418 – 1427 ).
5
42->46
16
Bài 30. Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527 ). 
4
47->50
17
Ôn tập giữa học kì II
1
51
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
18
Kiểm tra giữa học kì II
1
52
19
Bài 31. Đại Việt trong các thế kỉ XVI- XVIII.
 5
53->57
20
Bài 32. Phong trào Tây Sơn.
5
58->62
21
Bài 33. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. 
5
63->67
22
Ôn tập học kì II
1
68
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
23
Kiểm tra học kì II
1
69
24
Ôn tập, kiểm tra dự phòng
1
70
 Khoái Châu, ngày 11/8/2019
 HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG TỔ KHXH
 Hoàng Phượng Ly Phạm Xuân Hiểu
TIẾT 1-> 4. BÀI 2: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG 
I. Mục tiêu bài học:
 - Sau bài học, học sinh cần.
 1. Kiến thức:
 - Nắm được sự phân chia thế giới thành các lục địa, châu lục.
 - Nắm vững một số khái niệm cần thiết: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em, chỉ số phát triển con người. Sử dụng khái niệm này để phân loại nước trên thế giới.
 2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng xác định vị trí địa lí các châu lục, các khu vực có thu nhập bình quân đầu người cao, thấp trên thế giới.
 3.Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
4. Định hướng phát triển năng lực: Phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế
II. Chuẩn bị của thầy và trò
-Giáo viên: Chuẩn bị kế hoạch bài dạy
-Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài ở nhà
III. Các hoạt động
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
A. Hoạt động khởi động: 
a) Mục tiêu: HS nêu những hiểu biết về tự nhiên và xã hội
2. Phương thức hoạt động: 
- GV gọi một vài học sinh phát biểu, tự bày tỏ chứng kiến của mình theo các câu hỏi gợi ý trong tài liệu HDH hoặc theo cách khác mà GV đưa ra.
3. Dự kiến sản phẩm:
HS nêu ý kiến , GV gợi mở và dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.Khám phá lục địa và châu lục 
a) Mục tiêu: HS trình bày được một số đặc điểm về lục địa và châu lục
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm cặp
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
2.Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc.
a) Mục tiêu: HS trình bày được một số đặc điểm về hình thái bên ngoài của các chủng tộc
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH- theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
Tên chủng tộc
Đặc điểm hình dạng
Địa bàn cư trú
 Môn-gô-lô-ít
 (Da vàng)
Da vàng, mắt đen, tóc đen, mũi thấp, hình dáng nhỏ thấp 
Sinh sống chủ yếu ở châu Á 
Nê-Grô-ít
 (Da đen)
Da mầu sẫ
, tóc đen xoăn, mắt đen to, mũi thấp, môi dày.
Sinh sống chủ yếu ở châu Phi
Ơ-rô-pê-ô-ít
 (Da trắng)
Da trắng tóc nâu hoặc vàng, mắt xanh hoặc nâu, mũi cao, dáng người cao to.
Sinh sống chủ yếu ở châu Âu
3. Khám phá sự đa dạng về văn hóa trên thế giới thời phong kiến
Đọc thông tin quan sát hình ảnh, hãy:
a) Mục tiêu: HS trình bày được một số đặc điểm về thời phong kiến nền văn hóa rất đa dạng
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
4. Nhận biết các nhóm nước trên thế giới hiện nay
a) Mục tiêu: HS trình bày được một số chỉ tiêu phân loại các nhóm nước trên thế giới
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH -theo nhóm cặp
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học 
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH- theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
-Những nước phát triển: Hoa Kì, Nhật Bản,Ô-x-trây-li-a, Thái Lan
-Những nước đang phát triển: Ni-giê, Việt Nam
2. Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng.
a) Mục tiêu: HS lấy dẫn chứng chứng minh thế giới chúng ta đang sống rất rộng lớn và đa dạng
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
-Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng 
 -Trên thế giới có 6 châu lục và hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và các hoạt động kinh tế của con người rất đa dạng. HS dẫn chứng.
D. E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng thêm những hiểu biết của bản thân về các nền văn minh trên thế giới
2. Phương thức hoạt động:	
Khuyến khích HS thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp để qua bài học, rút ra những kiến thức cần thiết, mở rộng hiểu biết cho bản thân
3. Dự kiến sản phẩm:
Chia sẻ những hiểu biết về các nền văn minh trên thế giới
1.Khám phá lục địa và châu lục 
a.Lục địa:
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh.
- Sự phân chia các lục địa trên thế giới chủ yếu mang tính chất tự nhiên.
b- Châu lục: Bao gồm phần lục địa và các đảo và quần đảo nằm ở xung quanh.
- Sự phân chia các lục địa chủ yếu mang tính chất lịch sử, kinh tế, chính trị.
2.Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc.
3. Khám phá sự đa dạng về văn hóa trên thế giới thời phong kiến
-Văn hóa thời phong kiến phương Đông và phương Tây phát triển rất đa dạng với những bản sắc riêng. 
*Văn hóa phương Đông ảnh hưởng lớn của tư tưởng và tôn giáo.
VD ở TQ: -nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống
-Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Tống
-Nhiều chùa chiền, thành quách, tượng phật sinh động
-Có nhiều tác giả văn học nổi tiếng như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung, Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần
Ấn Độ cũng là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại
* Văn hóa Phương Tây thời kì đầu của chế độ phong kiến ảnh hưởng của nhà thờ và giáo lí đạo Ki-tô
- Thế kỉ XIV-XVII: phong trào văn hóa Phục Hưng, xuất hiện nhiều nhà văn hóa khoa học thiên tài: Ra-bơ-le 
4. Nhận biết các nhóm nước trên thế giới hiện nay
a.Chỉ tiêu để phân chia các nước phát triển và đang phát triển.	
- Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em Hoặc chỉ số phát triển con người HDI để phân loại các quốc gia thành nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
b.Các nhóm nước
- Trên thế giới có 6 châu lục và hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
+ Nhóm nước phát triển:
 Thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD/ng/năm. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp, chỉ số HDI từ 0,7 đến 1
+ Nhóm nước đang phát triển:
 Thu nhập bình quân đầu người dưới 20.000 USD/ng/năm. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em khá cao, chỉ số HDI nhỏ hơn 0,7 
- Ngoài ra người ta còn phân chia các quốc gia thành các nước công nghiệp và nông nghiệp.
Những chỉ tiêu để phân chia các nhóm nước trên thế giới?
-Tình hình gia tăng GDP/người ở một số quốc gia từ 1960-2013 tăng rất nhanh( dẫn chứng các giai đoạn)
HS nêu chưa đúng về đặc điểm lục địa và châu lục
HS nêu chưa đúng về sự phân chia các chủng tộc 
HS nêu chưa đầy đủ về đặc điểm nền văn hóa phương Đông và phương Tây
HS nêu chưa đúng về đặc điểm các nhóm nước
- Nhật kí tiết dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoái Châu, ngày .. tháng . năm 
 Kí duyệt của Ban chuyên môn
TIẾT 5. BÀI 3. MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG 
I.Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức.
Học sinh cần:
 - Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng.
 - Nắm được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm ( Nhiệt độ, lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm).
 2. Kỹ năng.
 - Đọc lược đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
 - Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua mô tả các tranh ảnh.
 3. Thái độ: 
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
 4. Định hướng phát triển năng lực : Phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Chuẩn bị của giáo viên: soạn bài
-Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh về các cảnh quan của đới nóng
III. Các hoạt động học tập
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Đọc và thực hiện yêu cầu trong phần hoạt động khởi động.
Quan sát lược đồ hình 1 và hiểu biết của bản thân, hãy:
- Kể tên các môi trường trên Trái Đất.
-Nêu những điều em biết về môi trường đới nóng.
Giáo viên gọi các nhóm trình bày ý kiến của mình.Giáo viên không chốt kiến thức.
Chuyển ý, để hiểu rõ hơn về đặc điểm môi trường đới nóng, các em tìm hiểu sang phần B
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Xác định vị trí địa lí và tìm hiểu đặc điểm môi trường đới nóng 
a) Mục tiêu: 
Quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy: 
- Xác định vị trí địa lí của môi trường đới nóng.
- Nêu những đặc điểm nổi bật của môi trường đới nóng.
- Kể tên các kiểu môi trường trong đới nóng.
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
2.Tìm hiểu các kiểu môi trường đới nóng.(Hoạt động nhóm-thời gian 35 phút)
a) Mục tiêu: HS quan sát các hình 1,2,3,4, đọc thông tin và hoàn thành nội dung bảng 
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH -theo nhóm cặp
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm
1.Xác định vị trí địa lí và tìm hiểu đặc điểm môi trường đới nóng 
Đới nóng có đặc điểm
*Vị trí:
- Nằm khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông tạo thành vành đai liên tục bao quanh Trái Đất.
- Đới nóng chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất.
*Khí hậu:
+Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn gió tín phong thổi quanh năm.
*SV:phong phú, đa dạng
* Đới nóng gồm 4 môi trường: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc 
HS nêu chưa đúng về đặc điểm vị trí địa lí và tđặc điểm môi trường đới nóng 
HS nêu chưa giải thích đúng về đặc điểm
tự nhiên đới nóng 
HS nêu chưa so sánh đúng về đặc điểm
Mt nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa
Đặc điểm
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới
Môi trường nhiệt đới gió mùa
Giới hạn, phạm vi
5ºB-5ºN
5ºB,N- chí tuyến ở 2 bán cầu
Nam Á, Đông Nam Á
Nhiệt độ
Cao trên 25ºC. Biên độ nhiệt trong năm rất nhỏ( khoảng 3ºC)
Cao trên 20 ºC, có sự thay đổi theo mùa.
Cao trên 20 ºC, biên độ nhiệt 8ºC
Lượng mưa
1500-2500 mm
500-1500 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
Khoảng 1000 mm, thay đổi theo mùa gió
Thực vật
Rừng rậm xanh quanh năm, rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim thú sinh sống.
Thay đổi về phía 2 chí tuyến: rừng thưa->xa van->nửa hoang mạc
Nơi mưa nhiều có rừng nhiều tầng, nơi mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới, ở vùng cửa sông ven biển có rừng ngập mặn.
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Câu 1
 1. Mục tiêu: củng cố lại những kiến thức, kĩ năng đã học.
-Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của từng trạm khí tượng.
-Mỗi trạm khí tượng tương ứng với kiểu môi trường nào của đới nóng 
2. Phương thức hoạt động: 
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của phần C.
Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm: Xin-ga-po, Mum-bai, Gia-mê-na và cho biết:
- Cá nhân dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
- Báo cáo kết quả làm việc, nhận xét bổ sung, đánh giá.
3. Dự kiến sản phẩm:
HS nêu chưa nhận
biết được các môi trường địa lí qua biểu đồ 
HS nêu chưa đúng về đặc điểm
Khí hậu các môi trường
Đặc điểm
Xin-ga-po (1º B)
Mum-bai(19º B)
Gia-mê-na(12º B)
Nhiệt độ
Cao nhất 27ºC-Thấp nhất 25,5 ºC. Biên độ nhiệt thấp 1,5 ºC ºC
Cao nhất 29ºC-Thấp nhất 23 ºC. Biên độ nhiệt cao khoảng 6 ºC ºC 
Cao nhất 33ºC-Thấp nhất 23 ºC. Biên độ nhiệt cao 10 ºC 
Lượng mưa
Cao nhất 260 mm ( tháng 11,12)- Thấp nhất 170 mm ( tháng 5, 7, 9). Lượng mưa lớn, mưa quanh năm.
Cao nhất 700 mm (tháng 7)- Thấp nhất tháng 12 (0 mm). Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa, mưa ít vào mùa đông, mưa nhiều vào mùa hạ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9
Cao nhất 240 mm (tháng 8)- Thấp nhất 0 mm (tháng 1,2,3,11,12). Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa hạ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Có môt thời kì khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa
Nhiệt độ cao trên 25 ºC, biên độ nhiệt thấp, mưa nhiều mưa quanh năm.
Nhiệt độ cao trên 20 ºC, biên độ nhiệt cao, mưa nhiều vào mùa hạ, mưa ít vào mùa đông.
Nhiệt độ cao trên 20ºC, biên độ nhiệt lớn, mưa theo mùa. 
Kiểu môi trường
Môi trường xích đạo ẩm.
Môi trường nhiệt đới gió mùa.
Môi trường nhiệt đới
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
2.Phân tích lát cắt hình 6
a) Mục tiêu: HS biết phân tích lat-căt
b) Phương thức hoạt động: 
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của phần 2.
- Quan sát hình 6 cho biết rừng rậm xanh quanh năm gồm có mây tầng? Đó là những tầng nào?
-Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như trong tài liệu HDH theo nhóm
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
- Đại diện báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
c) Dự kiến sản phẩm:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộng thêm những hiểu biết của bản 
2. Phương thức hoạt động:
Khuyến khích HS thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp để qua bài học
GV gợi ý: VN nằm ở vị trí nào?
-Đặc điểm khí hậu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, hoạt động của loại gió gì?. 
-Sinh vật phát triển ra sao?
-Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh quan rừng ở Việt Nam?
3. Dự kiến sản phẩm:
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong tài liệu. Bài sưu tầm các thông tin, hình ảnh về khí hậu, rừng ở Việt Nam để viết một báo cáo ngắn chứng minh rằng: Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
Bài tập: So sánh sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa?
2.Phân tích lát cắt hình 6
-Rừng gồm có 5 tầng: tầng cỏ quyết, tầng cây bụi,tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây gỗ cao, tầng cây vượt tán
-Rừng có nhiều tầng vì:ở đây có nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, mưa quanh năm, cây sinh trưởng tốt. 
HS nêu chưa đúng về đặc điểm 
Mqh giữa khí hậu và thực vật
TIẾT 8, 9,10 BÀI 4.MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Ngày soạn:...../......./.........
Ngày dạy:....../......./.........
Dạy lớp: ...........................
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh cần đạt được 
1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của hai môi trường đới ôn hoà: Tính chất thất thường do vị trí trung gian. Tính đa dạng được thể hiện ở sự biến đổi của tự nhiên trong cả thời gian và không gian.
 - Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của môi trường đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.
 - Nắm được sự thay đổi của nhệt độ và lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng đến sự phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà.
 2. Kĩ năng - Củng cố thêm kĩ năng đọc phân tích bản đồ và ảnh địa lí, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu đới ôn hoà qua biểu đồ tranh ảnh.
 3. Thái độ -Có thái độ học tập đúng dắn,say mê học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực : Đọc và phân tích lược đồ, tranh ảnh địa lí, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Chuẩn bị của giáo viên: câu hỏi, bài tập, kế hoạch bài học
-Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên đới ôn hòa
III. Các hoạt động học tập
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
2. Phương thức hoạt động: 
- GV gọi một vài học sinh phát biểu, tự bày tỏ chứng kiến của mình theo các câu hỏi gợi ý trong tài liệu HDH hoặc theo cách khác mà GV đưa ra.
3. Dự kiến sản phẩm:
HS nêu ý kiến , GV gợi mở và dẫn dắt vào bài.
Đọc và thực hiện yêu cầu trong phần hoạt động khởi động.
Dựa vào H1 và hiểu biết của em, hãy nêu những điều em biết về môi trường đới ôn hòa
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa 
a. Mục tiêu: Xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa 
b. Phương thức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện như trong tài liệu HDH.
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của phần 1.
-Xác định vị trí của môi trường đới ôn hòa
-Kể tên các kiểu môi trường trong đới ôn hòa
-Nêu những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên môi trường đới ôn 
- HS trao đổi, bổ sung cho nhau; Báo cáo kết quả trước lớp. 
c. Dự kiến sản phẩm:
Tiết 2
2.Tìm hiểu về các kiểu môi trường đới ôn hòa
a. Mục tiêu: Nêu được vị trí, khí hậu, cảnh quan các môi trường đới ôn hòa
b. Phương thức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện như trong tài liệu HDH.
- HS trao đổi, bổ sung cho nhau; Báo cáo kết quả trước lớp. 
c. Dự kiến sản phẩm:
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của phần 2.
-Quan sát hình 1,2 đọc thông tin và hoàn thành bảng trang 24 
1. Xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa 
*Vị trí giới hạn.
-Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
*Gồm 5 môi trường: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc
*Khí hậu.
-Mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng. Nhiệt độ và lượng mưa tbình 
- Thời tiết ở đới ôn hoà thay đổi bất thường, luôn biến động rất khó dự báo trước.
-Thực vật thay đổi từ tây sang đông, từ bắc xuống nam
2.Tìm hiểu về các kiểu môi trường đới ôn hòa
HS nêu chưa đúng về đặc điểm 
Vị trí đới ôn hòa
HS nêu chưa đúng về đặc điểm 
Khí hậu đới ôn hòa
HS nêu chưa đúng về mqh giữa khí hậu và thực vật
Kiểu môi trường
Vị trí
Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm thực vật
Ôn đới hải dương
Ven biển Tây Âu
Ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm
Rừng lá rộng
Ôn đới lục địa
Nằm sâu trong lục địa( Đông Âu, Bắc Mĩ...)
mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa ha tương đói nóng, ít mưa mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa ha tương đối nóng, ít mưa
Rừng lá kim
Địa trung hải
Nam Âu
khô nóng về mùa hạ, ấm ẩm về mùa đông.
khô nóng về mùa hạ, ấm ẩm về mùa đông.
Rừng cây bụi gai, lá cứng
Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt đới ẩm
Khoảng dọc 2 chí tuyến
Nóng và ẩm ướt hơn
Rừng hỗn giao, rừng cây bụi và thảo nguyên.
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: củng cố lại những kiến thức, kĩ năng đã học.
2. Phương thức hoạt động:
 - Cá nhân dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
- Báo cáo kết quả làm việc, nhận xét bổ sung, đánh giá.
3. Dự kiến sản phẩm:
D.E HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
(Hoạt động cộng đồng): HS về nhà làm
Em hãy tìm các thông tin, hình ảnh để chứng minh được ở đới ôn hòa với mỗi môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cũng khác nhau.
1. Mục tiêu: củng cố lại những kiến thức, kĩ năng đã học.
2. Phương thức hoạt động: 
(Hoạt động cộng đồng): HS về nhà làm
Em hãy tìm các thông tin, hình ảnh để chứng minh được ở đới ôn hòa với mỗi môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cũng khác nhau.
- Cá nhân dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
- Báo cáo kết quả làm việc, nhận xét bổ sung, đánh giá.
3. Dự kiến sản phẩm
1. Dựa vào bảng số liệu, chứng minh rằng đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm ấm áp hơn so với đới lạnh , mát mẻ hơn so với đới nóng.
 Lượng mưa lớn hơn đới lạnh, ít hơn đới nóng ( Nhiệt độ và lượng mưa của đới ôn hoà ở mức trung bình).
2.Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và hoàn thành vào bảng trang 25 
 + Ôn đới hải dương: Nhiệt độ:T1=6oC; T7 =16oC; Biên độ 10oC.(nhỏ)
 Lượng mưa: T1=133mm; T7=62mm.
 Mùa hè mát, mùa đông ấm, mưa quanh năm,nhiều nhất vào cuối hạ và mùa thu.
+ Ôn đới lục địa: Nhiệt độ: T1= -10oC; T7= 19oC; Biên độ 29oC (lớn).
 Lượng mưa: T1=31mm ; T7= 74mm.
 Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ tương đối nóng lượng mưa ít.
 + Địa trung hải: Nhiệt độ: T1= 10oC; T7= 28oC; Biên độ 18oC (trung bình).
 Lượng mưa: T1=69mm; T7= 9mm.
 Mùa hạ nóng mưa ít, mùa đông ấm mưa nhiều. 
D-E.+Vùng cận nhiệt gió mùa:lúa nước, đậu tương, bông, hoa quả.
+Vùng khí hậu địa trung hải: nho, rượu vang, cam, chanh, ô liu
+ Ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, hao quả, chăn nuôi bò.
+ Ôn đới lục địa: lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô, chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
+ Hoang mạc: Chăn nuôi cừu.
-> Sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn hoà rất đa dạng. Ở mỗi kiểu môi trường khác nhau có những sản phẩm nông nghiệp khác nhau
HS nêu chưa đúng về đặc điểm 
Khí hậu đới ôn hòa
HS nêu chưa đúng về đặc điểm 
các sản hẩm nông nghiệp
- Nhật kí tiết dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_khoa_hoc_xa_hoi_7_chuong_trinh_hoc_ca_n.doc