Bài dự thi tìm hiểu về giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai
Thơ được kể ở Biên Hòa xưa thường là truyện thơ Nôm: Lục Vân Tiên, Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa, Chàng Nhái Kiểng Tiên, Trần Minh khố chuối hoặc các truyện cổ tích Tàu diễn ca, như: Tống tửu Đơn Hùng Tín, Tiết Cương phục nghiệp Đầu thể kỷ XX, có thêm truyện thơ lịch sử các hội thâm nhập từ miền Tây: Thơ Sáu Trọng Hai Đẩu, Thơ thầy Thông Chánh, Năm Tỵ, Sáu Nhỏ Nói tuồng thường là độc diễn các trích đoạn tuồng tích Tàu hoặc tuồng tích dân gian, như: Văn Doan Chàng Lía, ông Trượng – Tiên Bửu . Hình thức kể vè, nói thơ, nói tuồng thường diễn ra dưới trăng, trong đêm vắng, lúc thư thả hay những buổi hội, giỗ Đó là món ăn tinh thần của người cao tuổi đồng thời là thế giới kỳ ảo trong trí tưởng tượng của tuổi thơ.
Đồng Dao là một dạng hát – kể vè gắn với trò chơi tập thể của trẻ em. Nhiều bài hát đã mất nghĩa ngôn từ nhưng còn ý nghĩa văn hóa trong cách chơi, cách diễn đạt thể hiện tính hồn nhiên của tuổi thơ. Qua khảo sát thực tế, nhận thấy nhiều bài (hoặc dị bản) đồng dao quen thuộc ở Trung bộ, Bắc bộ có mặt tự lâu đời ở Biên Hòa – Đồng Nai, phổ biến là các bài: Tập tầm vông, chơi với quấc, vè Nói ngược, Cu cu chằn chằn, Con cò Xanh, Xích đu tiên, Bắt con kỳ nhông Đồng dao tập cho trẻ em hòa mình vào tập thể, quen với luật chơi bình đẳng, tự giác.
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI Câu 1. Câu ca dao: “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” gợi cho bạn suy nghĩ gì về đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai? Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định Đồng Nai thì về Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ ! Đường về xứ bạn không xa Qua vùng Đất Đỏ rồi ra Biên Hoà Ai li hò lờ ! Ai li hò lớ ! Ai nghe chăng tiếng hò bao la Những tiếng lòng di cư vẫy vùng theo gió Ai nghe chăng tiếng người công phu Biết tìm tự do tránh xa ngục tù .. Ngày nào cạn nước Đồng Nai Ngày nào cạn nước ngoài khơi Non sông ta xóa mờ Không ai nghe tiếng hò Thì lời nguyền mới phai... (Tiếng Hò Miền Nam - Nhạc Phạm Duy) Đồng Nai, mảnh đất đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, kể từ khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong (1698), lấy đất Đồng Nai lập phủ Gia Định gồm 2 huyện Phước Long với dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn làm mốc, thì kể từ đây Sài Gòn - Gia Định đã trở thành trung tâm hành chính - chính trị và đang từng bước hình thành một trung tâm kinh tế và văn hóa của vùng đất mới. Có thể nói sự kiện năm 1698 là cột mốc quan trọng trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng đất Nam Bộ nói chung, đối với Gia Định - Đồng Nai nói riêng. Thực ra, vùng đất Đồng Nai đã có người ở từ trước đó rất lâu và trong một chừng mực nào đó có thể nói rằng đây là một trong những cái nôi của bình minh xã hội loài người. Trên chặng đường dài kể từ khi xuất hiện (văn hóa đá cũ Xuân Lộc) đến những bước phát triển cao hơn (văn hóa thời kim khí), cư dân cổ ở Đồng Nai cổ đạt đến tầm cao của cuộc sống thời tiền sử được mệnh danh “Văn minh tiền sử lưu vực sông Đồng Nai”. Cùng với những bước đi dò dẫm, những phát minh để thích ứng, tồn tại với môi trường sống, lớp cư dân Đồng Nai cổ xưa đã để lại những dấu ấn tuyệt vời của mình (đàn đá Bình Đa, qua đồng Long Giao, mộ cự thạch Hàng Gòn, ). Đó là kết quả của một quá trình lao động khai phá không ngừng và sáng tạo của người cổ, khẳng định một truyền thống trên vùng đất Đồng Nai với một bản sắc độc đáo. Ở đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lịch sử Biên Hòa- Đồng Nai từ khoảng thế kỉ I- X. sau công nguyên. Đây là thời điểm có khá nhiều biến chuyển về chính trị cũng như xã hội trong lòng những cư dân Đồng Nai cổ nhưng nhìn chung trong hơn 10 thế kỉ sau công nguyên, cư dân ở Đồng Nai sử dụng văn hóa Óc Eo làm nền tảng và tiếp thu những nền văn hóa khác tạo nên một nét văn hóa mang tính nội địa. Đây chỉ là một bài luận mang tính chất tìm hiểu nên nội dung còn khá giản lược, chủ yếu trình bày về các sự kiện lịch sử quan trọng từ thế kỉ thứ I - X cũng như về cuộc sống hàng ngày của cư dân Đồng Nai cổ và mối quan hệ đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Hoa, Việt, Khmer, Chăm, Địa hình đồng bằng xen đồi núi thấp. Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trung bình năm khá lớn, nhiều điểm trên 2.000 mm, đất tốt thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Sông chính: Đồng Nai, La Ngà. Sách Gia Định thành thông chí (năm 1820) của Trịnh Hoài Đức có đoạn: “ Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là lấy xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ cho rằng thời sơ sử từ đầu công nguyên tới thế kỉ VII vùng đất Đồng Nai hiện nay nằm trong vùng ảnh hưởng Phù Nam, vì nơi đây có nhiều di tích văn minh Óc Eo. Sau đó, đất này phụ thuộc lỏng lẻo vào Chân Lạp, là một phần đất Thủy Chân Lạp; có lúc là vùng trái độn bị Champa và Chân Lạp tranh chấp. Lúc đó, nơi đây không biết gọi là gì, người ta chưa tìm ra địa danh có thể đã xuất hiện từ lâu.Như vậy có thể đưa ra một bảng khái quát về lịch sử Đồng Nai từ thế kỉ I-X như sau: Thời gian Sự kiện Thế kỉ I-nửa đầu TK VI Chịu ảnh hưởng của vương quốc Phù Nam Đến TK III, Phù Nam bước vào thời kì hưng thịnh, lãnh thổ mở rộng về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia, về phía Bắc tới tận Ninh Thuận, Khánh Hòa ngày nay. Nửa sau TK VI-TK VIII Chịu ảnh hưởng của Chân Lạp và Thủy Chân Lạp Ở miền Tây sông Hậu vào khoảng giữa thế kỉ VI, một tộc người ở Bassac là thuộc quốc của Phù Nam nổi lên thôn tính vương quốc này và thành lập vương quốc Chân Lạp, xây dựng kinh đô ở vùng Tonle Sap (Biển Hồ). Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi Thủy Chân Lạp để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ (Việt nam); và cũng để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp, tức là vùng đất gốc của Vương quốc Chân Lạp Nửa sau TK VIII-Đầu TK IX Chịu ảnh hưởng của Srivijava của người Java Khi Phù Nam tan rã là lúc nhiều vương quốc nhỏ ở Đông Nam Á nổi lên thay thế vai trò đế quốc hàng hải của vương quốc này, mà nổi bật là vương quốc Srivijaya ở đảo Sumatra và vương quốc Sailendra ở đảo Java, thuộc Indonesia ngày nay. Từ cuối thế kỷ 8, vương quốc Sailendre hùng mạnh đã xâm chiếm toàn bộ Thủy Chân Lạp đồng thời đưa Lục Chân Lạp vào vị trí chư hầu của mình, tới đầu thế kỷ 9, Sailendra suy yếu mới từ bỏ vùng đất Thuỷ Chân Lạp. Nửa đầu TK IX-Giữa TK IX Chịu ảnh hưởng của Champa Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn.(803 và 817) Nửa sau TK IX-Cuối TK IX Chịu ảnh hưởng của Angkor và Champa Với thời gian, Hoàn Vương Quốc (Champa) lại trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá. Trong suốt 21 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương Quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá. Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp. Cuối TK IX và đầu TK X Vùng đất Đồng Nai bị kiểm soát lỏng lẻo, trở về với sự hoang hóa ban đầu mà chủ nhân của nó là những người dân tộc thiểu số như: Stieng, Choro, Dựa vào nguồn tài liệu thư tịch cổ, cùng nhiều di tích khảo cổ học: Gò Ông Tùng, Gò Chiêu Liêu, Cây Gáo I và II ở Đồng Nai được xây dựng bằng gạch mộc (gạch phơi khô hoặc nung) có bình đồ kiến trúc hình chữ nhật, chính giữa xây huyệt thờ hình vuông nện chặt cát-đá-gạch. Bên trên kiến trúc có mái che làm bằng vật liệu nhẹ (gỗ, tre, lá). Khung niên đại những di tích này được xác định từ thế kỉ I- III sau công nguyên. Những di tích kiến trúc, tượng thờ tìm thấy ở Đồng Nai như: Đà Lắc , Nam Cát Tiên (Tân Phú), Rạch Đông, Đỗng Bơ, có khung niên đại từ TK VI - X SCN. Những kiến trúc này thuộc dạng kiến trúc thờ thần của đạo Hindu, kế thừa truyền thống Óc Eo, nhưng cải biến thành bình đồ vuông có bổ sung thêm các công trình phụ. Di vật tìm thấy trong di tích và quanh vùng Biên Hòa hầu hết là tượng thờ, vật thiêng của đạo Hindu - Ấn độ giáo, mà phổ biến là 2 giáo phái Vishnu và Siva. Các tượng thần Vishnu, thần Ganessa, các tượng Linga, Yoni được thể hiện khá hiện thực, mộc mạc, mang truyền thống văn hóa Óc Eo. Có thể thời kì này, Đồng Nai còn thuộc không gian văn hóa Óc Eo. Khi văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long suy tàn, thì nơi đây tiếp tục kế thừa, phát huy và giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác, tạo ra một nét văn hóa mới có tên gọi: “Văn hóa hậu Óc Eo”. Có thể nói nếu văn hóa Óc Eo là một bộ phận văn minh Phù Nam biển, thì văn hóa Óc Eo- hậu Óc Eo là một bộ phận văn minh Phù Nam nội địa. Nó tồn tại và phát triển độc lập với Champa ở phía đông và Chân Lạp ở phía tây. Theo sách Biên Hòa Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển thì “Từ đầu công nguyên, trên vùng đất Đồng Nai hẳn có nhiều bộ tộc cư trú, sinh sống. khi Phù Nam lập quốc, quản lí từ đèo Cả trở vào Nam Bộ, nhưng thực tế vùng đất này được quản lí rất lỏng lẻo. Hơn nữa, các bộ tộc mang tính tự trị cao, vốn thích tự do làm chủ núi rừng, nên khi có “thể chế quản lí”, đạo Ấn Độ du nhập, một số bộ tộc từ chối, họ rút sâu vào rừng hiểm trở, sống trên những thung lũng xung quanh đồi núi phía nam dãy Trường Sơn. Một số dần dần tiếp thu tin ngưỡng văn hóa Phù Nam, nhưng cải biến cho phù hợp với địa sinh thái trong vùng, hình thành một nét văn hóa mang tính bản địa”. Như vậy cư dân vản địa ở đây chủ yếu là các dân tộc ít người. Một số kết quả nghiên cứu cổ nhân học trên các xương sọ tìm thấy trong các dic tích mộ táng ở duyên hải đồng bằng miền Tây Nam Bộ cho thấy sọ của những người thuộc chủng Indonesien có mẫu tầm vóc trung bình nam 1.62 mét, nữ 1.60 mét, gần gũi với mẫu người dân tộc ít người hiện nay là Stieng, Choro, Châu Mạ, Cư dân bản địa ở đây chủ yếu theo truyền thống tục thờ tự nhiên (đa thần giáo). Đó là những vị thần gần gũi với cuộc sống, phù hợp họ trong cuộc sống; hoặc những vị thần mà họ không thể chế ngự được, mang đến cho họ sự sợ hãi, kinh hoàng. Họ tiếp thu các nền văn hóa Champa, Chân Lạp, nhưng kế thừa truyền thống văn hóa Óc Eo để tạo ra một sắc thái riêng, khá độc đáo của mình (qua cac tượng, bia, kiến trúc, ): họ có ảnh hưởng đạo Hinđu, nhưng truyền thống tục thở tự nhiên vẫn là chủ đạo.Xã hội được tổ chức theo thị tộc, bộ tộc, mỗi bộ tộc có một tộc trưởng đứng đầu xử lí công việc, giai tầng xã hội phân chia không lớn. Đất của bộ tộc khai phá là sở hữu xã hội mang tính cộng đồng, giàu nghèo được phân biệt ở vật dụng được dùng trong nhà, họ theo chế độ mẫu hệ mà ngày nay còn thể hiện trong các sinh hoạt cúng tế.Trước kia, có lẽ họ cũng đã từng giao lưu, trao đổi hàng hóa trong vùng khi bến cảng Cần Giờ phá triển và mất thế chủ động khi Phù Nam phát triển cảng thị Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ. Khi lui dần về miển trung du, họ dựa vào thiên nhiên, lấy nông nghiệp làm ruộng rẫy là chính để sản xuất lương thực theo phương thức “hỏa canh thủy nậu”, mang tính chất tự cung tự cấp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm thường để phục vụ cho các lễ hiến sinh, cúng Yang (trời). Hình thái kinh tế chiếm đoạt như săn bắn, hái lượm vẫn còn vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải, rèn sắt vẫn được duy trì. Việc trao đổi hàng hóa diễn ra trong các bộ tộc và vùng lân cận bằng các sản phẩm của rừng để lấy những đồ dùng không sản xuất được như dồ thờ cúng, đồ trang sức .; phương tiện đi lại chủ yếu là đi bộ và thuyền độc mộc trên sông. Sông Đồng Nai bấy giờ vẫn là đường giao thông huyết mạch giao lưu kinh tế văn hóa với các vùng mà trung tâm hội tụ là thành phố Biên Hòa ngày nay. Trải qua một chặng đường gian nan, lịch sử đã chứng minh vùng đất Biên Hòa- Đồng Nai nói riêng và vùng đất Nam Bộ nói chung là một phần không thể tách rời khỏi lịch sử dân tộc Việt Nam . Những dấu tích còn lưu lại cho đến hôm nay là bằng chứng hùng hồn cho những gì mà cha ông ta đã gây dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu.Thế hệ trẻ người Việt nói chung sẽ mãi ghi nhớ và gắng sức xây dựng đất nước ngày càng tiến tới. Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định Đồng Nai thì về Câu hát kia sẽ còn in mãi trong tâm khảm của các thế hệ trẻ mai sau. Do bài luận được làm trong một thời gian ngắn nên bài vẫn còn nhiều sai sót, kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý sửa chữa để bài luận đạt kết quả tốt. Câu 2. Phân tích giá trị di sản văn hóa dân gian ở vùng đất Biên Hòa – Đồng nai trong quá trình đấu tranh xây dựng, phát triển, chống ngoại xâm trước khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo? Ca dao - dân ca: Cảm hứng thơ ca của đồng bào dân tộc ít người còn dồi dào, phong phú. Tiếng Châu Mạ, Xtiêng, Châu ro giàu chất thơ, có khả năng biểu cảm tốt, những lời hát đối đáp giao duyên trong lao động và những bài ca nghi lễ thường đọng lại thành ca dao trữ tình. Tiếc là đến nay, chưa có công trình sưu tập đầy đủ. Ở đây chỉ xin nhắc đến Tămpơt (bài ca trữ tình) của người Châu Mạ. Tămpớt của người Châu Mạ gồm những khúc hát đối đáp trữ tình của Kôông và K’Yai do Boulbet ghi chép được ở đồng bào Châu Mạ vùng thượng nguồn sông Đồng Nai Mới đây (năm 1997) nhóm sưu tập thuộc Chi hội văn nghệ dân gian Đồng Nai vừa xác minh, thấy nó còn lưu truyền đứt đoạn ở ấp Hiệp Nghĩa (Định Quán), và Tà Lài (Tân Phú). Qua câu chuyện tình yêu của Kôông và K’Yai, có thể thấy luật tục, nếp sống, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người Châu Mạ xưa. Theo đó cũng có thể thấy đặc điểm hình thức thơ ca của người Châu Mạ. Ví dụ, lời của chàng K’Yai bày tỏ nỗi khát khao nhớ nhung: Rnom any yô, joh bou chrka; Đak til hơ, joh bou mbring; Ching any tur bou, kông tapxai; Kwaiom ai ma any tam krơm; Rơm chong toh bo bai, Mpao krơm ai bintrony ta bụt, Krơnl bi két chai xo; Bi rao che kiêng. Tạm dịch: Rượu cần (Rnom) không uống vị men sẽ chua, Nước suối không múc bình sẽ lên men, Chiêng lâu không đánh sẽ đóng ten đồng. Chúng mình cùng sống, mong ghì lấy nhau Cặp vú rắn chắc đóng vào ngực anh, Như cái khố lành quấn vào eo lưng, Như lược nhiều chân cài vào búi tóc, Như diều xoắn vặn cùng sợi dây lèo. Chỉ một đoạn thơ ngắn với vần điệu tự do, liền mạch như trên, nỗi khao khát của K'YiI đã cho thấy quan niệm về tình yêu hôn nhân của trai gái Châu Mạ, cũng cho thấy tập tục uống rượu cần, múc nước suối,đánh chiêng đồng bằng tay của người Châu Mạ xưa. 207 câu hát Tampơk Kôông và K'Yai'' đều chứa đựng những yếu tố trữ tình có ý nghĩa hiện thực như thế. Thơ ca dân gian của người Việt khá phong phú. Đó là lời ca đọng lại từ những khúc hát trữ tình, lâu dần thành câu nói cửa miệng. Phong phú nhất là mảng ca dao trữ tình mang theo trong hành trang của người Việt đến xứ Biên Hòa - Đồng Nai. Nhiều câu hát cũ vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp ở đất mới: Đã thương thì thương cho chắc Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng như con thỏ đứng ở đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn bỏ đi. (Ca dao Trung bộ) Thử chuông cho biết chuông ngân Thử bạn đôi lần cho biết dại khôn. (Ca dao Bắc bộ). Nhiều câu hát gốc Trung bộ, Bắc bộ được biến thể đôi chút trở thành tài sản gắn với địa phương. Ca dao “ Chiều chiều quạ nói với diều... '' phổ biến khắp nơi đậu lại xứ Biên Hòa: Bao phen quạ nói với diều Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm. Môtif ca dao “ngó lên'' phổ biến ở Trung bộ (Ngó Lên Hòn Kẽm đá dừng... Ngó lên hòn núi Thiên Thai...) cũng thấy xuất hiện ở Biên Hòa- Đồng Nai: Ngó lên Bình Điện thấy miệng em cười Tơ duyên muốn kết sợ người đã có đôi. Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá chạch đỏ đuôi. Nước chảy xuôi con cá đo đuôi lội ngược Anh mảng thương nàng có được hay không? Tương tự, có thể dẫn chứng hàng loạt câu ca dao có nguồn gốc ''miệt ngoài" được cải biến cho phù hợp với tâm tình cư dân vùng đất mới: Đố anh con rít mấy chưn Câu ô mấy nhịp chợ Dinh mấy người.. Ba Gioi ăn cá bỏ đầu Bà Trường thấy vậy xỏ xâu mang về Má ơn con má hư rồi Cái trâm cũng bán vàng đôi cũng cầm Thương em đưa nón đội đầu Về nhà má hỏi qua cầu gió bay. Có thể phân định mảng ca dao biến thể của người Biên Hòa – Đồng Nai với mảng ca dao nói về Đồng Nai ở chủ thể thầm mỹ của nó. Xứ Đồng Nai xưa rộng lớn, trù phú, giàu súc hấp dẫn đối với người đi khẩn hoang cho nên có mảng ca dao mang nội dung giới thiệu, mời gọi hướng về Đồng Nai: Đồng Nai gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thi không muốn về Đồng Nai gạo trắng như cò Trốn cha trốn mẹ xuống đò theo anh. Hết gạo thì có Đồng Nai Hết củi thì có Tân Sài chở vô. Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng. Anh đi dao bảy dắt lưng Nón chiên anh đội băng chừng Đồng Nai... Mảng ca dao ''về Đồng Nai'' có giá trị ở chỗ nó in dấu ấn hình ảnh và cảm xúc của người phương xa đầu hướng đến Đồng Nai. Ngay cả câu ca dao quen thuộc : “Nhà Bè nước chảy chia hay. Ai về GiaĐịnh Đồng Nai thì về “, cảm hứng chủ đạo ở nó có lẽ cũng là tầm tình của người khẩn hoang chưa quen với vùng đất mới. Đáng lưu ý là mảng ca dao dân ca này sinh từ cảm xúc của người địa phương trong bối cảnh tự nhiên - xã hội ở xứ Đồng Nai. Mảng ca dao dân ca này số lượng không nhiều nhưng nó mang ý nghĩa hiện thực và sắc thái địa phương, từ hình thức thể hiện đến dòng mạch cảm xúc. Có thể nói, ca dao dân ca ''đặc sản”' của Biên Hòa – Đồng Nai thường ngắn, vần điệu ít nghiêm ngặt, hay phá cách lục bát, ít chải chuốt ngôn từ, quí là ở lời bộc trực chân tình, lòng thực thà, rộng mở. Cảm xúc buổi đầu bỡ ngỡ, lạ lùng trước cảnh vật hoang sơ rõ ràng là của lớp người mới di dân khẩn hoang ở Nam bộ: Đến đây xứ sở lạ lùng Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh Đi ra sợ đỉa cắn chưn Xuống sông sầu ních lên rùng cọp tha... Rồi qua lao động, chinh phục tự nhiên, làm chủ vùng đất mới, niềm tự hào về quê hương, và mối quan hệ máu thịt với đất nước, con người ờ Biên Hòa – Đồng Nai dần trở thành dòng mạch chính trong ca dao dân ca: Trà Phú Hội, nước Mạch Bà Sầu riêng An Lợi chuối già Long Tân Cá buôi, sò huyết Phước An Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An Biên Hòa có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh. Rạch Đông nước chảy, Con cá nhảy con tôm nhào Hai đứa mình kết nghĩa Lẽ nào cha mẹ không thương Đưa em về miếu Bà Cô Em trả trái bưởi em bù trái thơm Bao giờ cạn nước Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền Cả những niềm vui tinh nghịch còn âm vang hương sắc của quê nhà: Sáng mai đi chợ Biên Hòa Mua một vải vuông ta Đem về cho con Hai nó cắt Con Ba nó may Con Tư nó đột Con Năm nó viền Con Sáu đơm nút Con Bảy vắt khuy Anh bước cẳng ra đi Con Tám níu, con Chín trì Ớ Mười ơi, sao em để vậy còn gì áo anh ? Đồn rằng con gái Phú Yên Đồng Nai đi cưới một thiên cá mòi Chẳng tin giở quả ra coi Chị Hươu đi chợ Đồng Nai Ghé qua Bến Nghé còn nhai thịt bò... Trong quá trình đấu tranh, bảo vệ quê hương xứ sở, hào khí Đồng Nai được kết tinh, đọng lại trong ca dao dân ca: Rồng Chầu ngoài Huế Ngựa tế Đồng Nai Nước sông trong đổ lộn sông ngoài Thương người xa (đáo) xứ lạc loài tới đây. Nhiều khi, qua một câu hát, tính khí, lối ứng xử của người Biên Hòa – Đồng Nai bộc lộ rõ rệt. Có sự nóng nảy, mãnh liệt của con người bộc trực: Chợ Biên Hòa đèn mờ đèn tỏ Anh coi không rõ anh tưởng đèn màu Rút dao đâm họng máu trào Để em ở lại kiếm nơi nào hơn anh. Có tình cảm bền chặt, ít đổi thay: Nước Đồng Tranh sóng dồi lên xuống Cửa Đồng Môn mây cuốn buồm xuôi Bậu với qua hai mặt một lời Trên có trời dưới có đất Nguyện non cạn sông dời cũng chẳng xa. Cũng có nét cởi mở, bạo dạn, mở lòng của thôn nữ Nam bộ: Thấy anh lớn tuổi mà khờ Lưng em không dựa, dựa bờ cỏ mai. Nỗi niềm cơ cực của người cùng khổ cũng được gởi gắm chân tình qua ca dao dân ca; như lời than của một công nhân cao su: Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ca dao dân ca tiếp tục nâng đỡ tâm hồn của người kháng chiến. Cuộc sống kháng chiến đă đem lại cho ca dao dân ca Đồng Nai không khí mới. Người phụ nữ kháng chiến xứ Đồng Nai thoát khỏi thân phận bị ràng buộc, rụt rè; dám nói thật và nói vui: Khoai lang lột vỏ hai đầu Nửa thương anh trung đội trưởng, Nửa sầu anh chính trị viên. Bà mẹ của vùng kháng chiến ít chữ nghĩa nhưng lòng đầy lạc quan, câu hát đầy theo hũ gạo nuôi quân: Sớm mơi (mai) xúc gạo ra vo Nhớ đoàn Vệ quốc hốt cho nắm đầy Một tháng là ba mươi ngày Mỗi ngày một nắm nhớ rày Vệ quốc quân. Không khí đóng cọc, ngăn tàu giặc Pháp của chiến khu lòng chảo cũng được phản ảnh sinh động trong ca dao kháng chiến: Đốn cây cắm cọc ngăn tàu Lòng sông Vũng Gấm, Bà Hào, Phước An Làm cho quân giặc hoang mang Không cho khủng bố ruồng càn chiến khu. Và nhiều câu ca dao dưới hình thức “bình cũ rượu mới'' thể hiện đặc điểm kháng chiến ở đia phương: Khu Đ đi dễ khó về Lính đi bỏ mạng quan về mất lon. Ca dao dân ca ở Đồng Nai là gương phản ánh tâm hồn của người Biên Hòa – Đồng Nai gắn với sự phát triển kinh tế xã hội ở đia phương; nếu sưu tập, tìm hiểu đầy đủ có thể qua đó hiểu được mọi cung bậc tình cảm của con người mà lịch sử giấy bút chưa thể ghi nhận. Tục ngữ, phương ngôn: Hiện chưa có đầy đủ tài liệu để có thể nói về tục ngữ, phương ngôn của đồng bào các dân tộc Châu Mạ, Châu Ro, Xiêng ở địa bàn Đồng Nai. Nhóm dân tộc này chưa có chữ viết, cho nên kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống và tập quán xã hội ắt được truyền đời chủ yếu qua lời nói ngắn gọn, có vần điệu dễ nhớ hình thành tục ngữ, phương ngôn trong kho tàng văn hóa dân gian địa phương. Như người Châu Ro chẳng hạn, họ truyền nhau kinh nghiệm quan sát tự nhiên để đoán định thời tiết: “Ray nhim Đaq Gung char” hoặc ''GungcharĐaq nhim Ray'' (nghĩa là cây anh (to) ven sông Ray khóc cây em (cỏ tranh) ở núi Chứa Chan là vào mùa mưa). Cũng vậy, họ thấy ếch kêu, ve kêu, đuôi kì đà đen đều, đầu cắt kè chuyển màu xanh, xương ếch chuyển màu đen... thì tiết trời sắp có mưa. Trong ứng xử xã hội, người Châu Ro khuyên nhau giữ nếp sống ''làm em chịu lành làm anh chịu cả “ và ứng xử chừng mực: “vui cười quá đáng thì sống trước mắt, chết sau lưng”. Luật tục kinh nghiệm của người Châu Mạ chủ yếu cũng truyền khẩu qua lời nói. Kinh nghiệm sống cho thấy: Rnom any yô jơh bou chrka . Đaky tilhơ, jơh bou mbring Ching any tua bou, kông tap xai (Rượu cần không uống thì chua men Bình không múc nước thì lên men Chiêng để lâu không đánh thì đóng ten đồng) Bởi vậy, đồ vật phải dùng, yêu phải cưới, con người phải làm việc. Luật tục truyền đời phải nhớ: Lưỡi mác phải có cán Muốn ngủ phải có mền Muốn cưới xin phải có lễ vật và trao vòng tay. Luật tục cũng nghiêm cấm không được ngoại tình: Ăn ớt rát họng Ăn sả rát yết hầu Ngủ với vợ người khác có chuyện ! Tìm hiểu về tục ngữ, phương ngôn của đồng bào dân tộc ít người ở Đồng Nai là công trình lớn, còn ở phía trước; ở đây chỉ muốn ví dụ để cho thấy nó có vai trò quan trọng, như là bộ bách khoa thư không bằng văn tự trong đời sống tinh thần của đồng bào. Người Việt ở Biên Hòa - Đồng Nai kế tục vốn tri thức và tiếng nói của cha ông ở nguyên quán cho nên kho tàng tục ngữ, phương ngôn về kinh nghiệm sản xuất, qui tắc ứng xử ít có khác lạ so với xứ Bắc, xứ Trung. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm sống hình thành từ cuộc sống cụ thể ở Biên Hòa - Đồng Nai cũng được truyền miệng qua bao thế hệ. Đó là những kinh nghiệm trong việc sản xuất từ việc dự báo thời tiết, mùa vụ đến việc chọn giống nuôi trồng: - Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau. - Ruộng đấng thì ăn, ruộng năn thí bỏ. - Được mùa xoài toi mùa lúa. - Đười ươi cười thì nắng, cỏ gà trắng thì mưa. - Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non. - Gà rừng gáy thì cấy hạt đậu... - Thợ mộc không ghế, thợ rèn không dao Hoặc là những kinh nghiệm thưởng thức sản vật địa phương: - Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang. - Gạo Cần Đuốc, nước Đồng Nai. - Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê. - Dưa đàng đít, mít đàng đầu. - Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước. - Nhất đầu thỏ, nhì mỏ lươn. - Nhất rún chị sui nhì đuôi rắn hổ hoặc là những kinh nghiệm ứng xử xã hội hình thành tập quán cộng đồng: - Đi xe coi ách coi nài - Coi trong bộ ví coi ngoài bộ tun - Họ hàng thì xa, sui gia thì gần - Đất mình thì đội dù qua - Sang đất người ta thì hạ dù xuống - Tham ăn một miếng mang tiếng cả đời. Nhiều khi, tục ngữ phương ngôn Biên Hòa – Đồng Nai khái quát một hiện tượng xã hội, một sự kiện lịch sử để dễ nhớ; ví dụ để nhắc về thầy võ ở Tân Khánh diệt cọp (trước thuộc Tân Uyên, Biên Hòa): Cọp Bàu Lòng Võ Tòng Tân Khánh; hay nói về quan hệ tương xứng giữa hai miền: Gái Đồng Nai trai Thuận Hóa, hoặc lưu ý những mối hiểm nguy: Cọp Biên Hòa, ma Rùng Sắc... Tục ngữ phương ngôn mang sắc thái của Biên Hòa - Đồng Nai hiện chưa được ghi chép đầy đủ, có bao nhiêu mặt sinh hoạt của con người là có bấy nhiêu lĩnh vực đời sống đã đi vào kho tàng tục ngữ, phương ngôn, nó góp phần làm giàu thêm vốn sống, làm phong phú vốn tiếng Việt ở địa phương. Diễn xướng Do mới hình thành từ sự hội nhập nhiều lớp cư dân cách đây hơn ba thập kỷ, ở Biên Hòa – Đồng Nai không thấy có làn điệu dân ca nào đặc thù nhưng lại có gần như đủ giọng dân ca của xứ Trung, xứ Bắc. Quan họ, ca Huế, ví dặm... hiện vẫn có đất sống ở các cụm dân cư còn da diết với cố hương. Tiếng hát ru của các bà má Biên Hòa – Đồng Nai đủ giọng ba miền Nam- Trung – Bắc. Các điệu hò, lý ở đồng ruộng, trên dòng sông hay ở bãi mía, sân đình thường lộ rõ âm điệu của xứ Thuận, xứ Quảng. Có thể nói, hội nhập, tổng hợp, dung hòa là đặc điểm của diễn xướng nghệ thuật truyền thống ở xứ Biên Hòa – Đồng Nai. Có hai dạng diễn xướng nghệ thuật truyền thống khó phân đinh rạch ròi: diễn xướng nghệ thuật trong sinh hoạt thông thường và diễn xướng thực hiện nghi lễ. Trong sinh hoạt thông thường, người Biên Hòa – Đồng Nai xưa có sinh hoạt nghệ thuật: Hò hát, lý, kể vè, nói thơ, nói tuồng, đờn ca tài tử... nhằm giải trí, giao lưu văn hóa, thư giãn tinh thần và tăng hứng thú lao động. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi ở Cù Lao Phố xưa, ngày tết có hát sắc bùa: “Đêm 28 tháng chạp, na nhân (tục danh nậu sắc bùa) đánh trống, gõ phách, một bọn 15 người đi dọn đường, trông nhà hào phú nào mở cửa ngõ thì vào dán lá bùa nơi cửa, niệm thần chú, rồi nổi trống phách lên, ca xướng những lời chúc mừng, người chủ nhà dựng cỗ bàn chè rượu khoản đãi và gói tiền thưởng tạ xong nhà này lại qua nhà khác, cũng làm như vậy cho đến chiều buổi trừ tịch mới thôi, ấy là có ý đuổi tà tống ma, trừ cũ rước mới vậy. Đó là hình thức diễn xướng tổng hợp với chức năng chúc xuân, bắt đầu từ 28 tháng chạp đến rằm tháng riêng hàng năm, có nguồn gốc liên quan đến tục hát xiếc bùa của người Mường theo đoàn người di dân vào Đồng Nai, phổ biến đến đầu thế kỷ XX, hiện đã thất truyền ở Biên Hòa – Đồng Nai, còn thấy bảo lưu ở một số xã thuộc tỉnh Bến Tre. Hò là hình thức hát đối đáp trong lao động, có người cất giọng diễn lời (xướng), tập thể nối theo phụ họa (xô). Phổ biến ở Biên Hòa – Đồng Nai là loại hò cấy, tức điệu hò của vạn cấy. Xưa, dân cấy thường đi cấy tập thể do đầu công tập hợp và điều hành. Đêm khuya, tiếng tù và của đầu công thổi từng hồi, báo hiệu các công cấy thức giấc, nấu cơm tập trung ở điểm hẹn cùng đi ra đồng. Đến đồng ruộng, nếu thiếu công cấy, lại thổi tù và “còn thiếu...” để mời gọi thêm công hoặc nhờ điều phối công từ vạn cấy khác. Không khí cấy tập thể đông vui, nảy sinh nhu cầu hò hát. Giọng hò cấy tự do, âm điệu na ná hò mái ố của miền Tây nhưng có nét riêng của đồng ruộng Đông Nam bộ. Lời hò là lục bát, song thất lục bát hoặc lục bát biến thể được mở đầu bằng giọng hò dài “Hò... hơ... hớ... ơ ơ’’;giữa câu ngắt đoạn bằng đoạn hò ngắn ‘’hò.. ơ... hò “, kết thúc bằng giọng xuống hơi kéo dài, giọng xô tập thể nối theo ‘’hò khoan... hò”. Dứt giọng xô của câu đối, giọng hò đắp cất lên. Lời hò sau phải tiếp vần câu hò trước. Nếu bí vần là bi đứt, coi như thua cuộc. Lời đáp câu đối nối nhau, bên nam bên nữ, tốp này tốp kia cùng vào cuộc chơi, có người hò cái, có người nhắc câu, tập thể hò phụ họa. Cứ thế cuộc hò kéo dài, có khi liên tục mấy ngày liền. Nhiều người mê hò mà đến mê nhau. Các vùng Cù Lao phố (Biên Hòa), Cù lao Thạnh Hội (Tân Uyên), Bình Lục (Vĩnh Cửu), Phước Hòa (Long Thành), Hiệp Phước (Nhơn Trạch) đều có những giọng hò nổi tiếng, thường giao lưu đối đáp với nhau, hiện nhiều nghệ nhân ở lứa tuổi 50, 60 trở lên còn ấp ủ nhiều kỷ niệm đẹp về một thời hò cấy. Ví dụ, một đoạn đối đáp hò cấy ghi được ở Cù lao Thạnh Hội: Nam: (Hò hơ ơ ớ ơ) Tay cầm bó mạ rẻ hai (hò hơ ) Miệng hò tay cấy/ chân tui thài lai ngoẹo nàng. Giọng xô nam: (Hò . Khoan hò ) Nữ: (Hò hơ hớ hơ ) Mạ non khéo cấy thẳng hàng (hò hơ hớ ) Hỏi người quân tử / đá vàng hay chơi Giọng xô nữ: (Hò khoan hò ) Nam: (Hò hơ ơ .ớ ơ ) Ngó lên Bình Điện thấy miệng em cười (hò hơ ) Tơ duyên muốn kết/ sợ người đã có đôi. Giọng xô nam: (Hò khoan hò ) Nữ : (Hò hơ hớ . Hơ ) Ván kia lỡ đóng thuyền rồi (hò hơ . Hơ ) Hỡi người quân tử buông lời nữa không ? Giọng xô nữ: (Hò khoan hò ) Sau những lời hò dạo, thưa chào, kết nối, ướm hỏi; cuộc hát đi vào nội dung đố đáp. Sự dí dỏm, thông minh, tài ứng đối bộc lộ cả ở giai đoạn này. Ví dụ: Nữ: Đồn anh hay chữ lắm tài Cho em hỏi thử một vài câu ca Anh người xứ ở Biên Hòa Đó anh biết bưởi thanh trà đâu ngon Thuốc đâu đằm khói mê hồn Đá đâu nước chảy vẫn còn trơ trơ ? Nam: Hỏi thơ thì đáp bằng thơ Đá Hàn nước chảy trơ trơ vẫn còn Tân Huệ thuốc lá thơm ngon Bưởi thanh thì chẳng đâu hơn Tân Triều Nữ:Tiếng anh ăn học đã nhiều Cho em hỏi thử cây điều mấy bông ? Nam:Bậu về bắt hết cá sông Qua đây biết được mấy bông cây điều. Cùng với hò cấy còn có hò chèo xuống (còn gọi hò chèo ghe), hò giã gạo. Theo các nghệ nhân cao tuổi, thực chất, hò chèo xuồng, hò giã gạo là biến thể của hò cấy trong môi trường lao động chèo xuồng hoặc giã gạo; có khác hò cấy chút ít ở giọng hò ngân dài hơn, ít giọng xô và một số lời hát theo văn cảnh. Cũng theo hình thức lao động mà ngoài hò chèo ghe còn có hò đò dọc của giới thương hò buôn bán đường dài và hò rỗi của nậu ghe chuyên chở cá. Còn có bao nhiều điệu hò nữa ở Biên Hòa – Đồng Nai xưa ? Hiện chưa có đủ điều kiện để trả lời câu hỏi ấy. Lý là hình thức diễn xướng những câu hát ngắn, ngẫu hứng thành làn điệu, một loại hình diễn xướng phổ biến của Nam bộ “Nam lý, Huế hò, Bắc thơ”. Theo ký ức của người cao tuổi, ngoài các bài lý phổ biến ở Nam bộ, xứ Biên Hòa – Đồng Nai từng có nhiều người hát lý rất hay, nhưng không hiểu do đâu đã mất hẳn, hiện chưa tìm ra dấu vết. Bài Lý Đồng Nai âm điệu thế nào không rõ, chỉ còn lại phần lời không đầy đủ: Gạo Đàng Ngoài: Bảy tiền một bát Gạo Đàng Trong: Bảy bát một tiền Anh không tin thì anh vô Đồng Nai mà coi Có quân tập trận có chòi bắn bia Có con ngựa hồng mao tiền mao hậu Quan võ thầy đầu đội mão đai. Bà Ba Dẹt ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch còn hát được điệu lý lu la, lý trèo lên với các câu hát nửa quen, nửa lạ, ví dụ: Lý lu là: Ai đem con sáo sang sông Cho nên con sáo ăn buồng chuối tiêu. Lý trèo lên: Trèo lên cây khế mà rung Khế rụng đùng đùng không biết khế ai Khế này là khế chị Hai Khế chưa có trái, chị Hai có chồng Xem ra, lý lu là và lý trèo lên có thể là biến thể của các điệu lý đồng dạng phổ biến của Nam bộ. Kể vè, nói thơ, nói tuồng là hình thức diễn xướng tự sự bằng lối “nói vãn” có gõ nhịp hoặc không gõ nhịp, nhằm thể hiện các bài vè, truy
Tài liệu đính kèm:
- bai_du_thi_tim_hieu_ve_gia_tri_van_hoa_lich_su_dong_nai.docx