Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức:

- Nêu được hoàn cảnh của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).

- Tóm tắt diễn biến chính thời kì đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).

2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng sử dụng lược đồ lịch sử, trình bày một vấn đề, đánh giá vai trò nhân vật lịch sử.

3/ Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức biết ơn, kính trọng các anh hùng và nhân dân trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc.

II/ Thiết bị và học liệu

1/ Giáo viên:

- Máy tính

- Tư liệu liên quan nội dung bài học.

2/ Học sinh:

- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong TL.

III/ Tiến trình các hoạt động

1/ Ổn định tổ chức (1')

2/ Kiểm tra bài cũ: (15’)

(slide 1) H: Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII. Theo em nguyên nhân nào là nguyên nhân quyết định thắng lợi?

HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá.

GV chốt đáp án, đánh giá (slide 1)

- Sự tham gia tích cực chủ động của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân đội nhà Trần.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vua Trần và các danh tướng. (đây là nguyên nhân quyết định)

3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)

 

doc 5 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/12/2021
Ngày giảng: 
Tiết 28 - Bài 29: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức:
- Nêu được hoàn cảnh của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).
- Tóm tắt diễn biến chính thời kì đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).
2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng sử dụng lược đồ lịch sử, trình bày một vấn đề, đánh giá vai trò nhân vật lịch sử.
3/ Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức biết ơn, kính trọng các anh hùng và nhân dân trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc.
II/ Thiết bị và học liệu
1/ Giáo viên: 
- Máy tính
- Tư liệu liên quan nội dung bài học.
2/ Học sinh: 
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong TL.
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ: (15’)
(slide 1) H: Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII. Theo em nguyên nhân nào là nguyên nhân quyết định thắng lợi?
HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá.
GV chốt đáp án, đánh giá (slide 1)
- Sự tham gia tích cực chủ động của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vua Trần và các danh tướng. (đây là nguyên nhân quyết định)
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
	Hoạt động 1- Mở đầu (3p)
Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú để HS bắt đầu một tiết học mới. 
HĐCN 1’: Đọc thầm đoạn trích bài thơ ”Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), trả lời câu hỏi phần khởi động (tài liệu - trang 61).
- HS trình bày – GV dẫn vào bài
Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại, quân Minh có thái độ như thế nào khi xâm lược được nước ta? Trước hành động của quân Minh, nước ta đã có cuộc k/n Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra ntn? Kết quả ra sao?....
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Mục tiêu: Nêu được hoàn cảnh của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* Mục tiêu: Nêu được hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1423).
(slide 2) HĐCN - 2’: Đọc thầm thông tin mục 1 (TL/61,62) trả lời câu hỏi:
Nêu nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
- HSTL, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT (slide 2)
GV mở rộng: Trương Phụ đi đến đâu là giết hại, hoặc chất thây thành núi, hoặc moi ruột quấn vào cây, rán thịt người lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò chơi, .
H. KN Lam Sơn nổ ra trong hoàn cảnh nào?
1. Hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1407, nhà Minh thiết lập hệ thống chính quyền đô hộ và thực hiện các chính sách bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo. 
=> Nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi.
Bài tập 1/67
- Nước mất, nhân dân lầm than Lê Lợi đã dốc hết tài sản, chiêu tập quân sĩ dựng cờ khởi nghĩa.
	2. Tìm hiểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
2.1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1423)
Mục tiêu: Tóm tắt diễn biến chính thời kì đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (1418-1423).
(Slide 3) HĐCN- 3’: Đọc thầm thông tin mục 2.1 kết hợp quan sát hình 1 (TL/62,63) để trả lời câu hỏi:
 1) Hãy nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi?
2) Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ?
3) Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi?
HS chia sẻ. GV chốt kiến thức.
GV chiếu (slide 4,5) h/a giới thiệu đôi nét về Lê Lợi.
(slide 6) GVMR: + Ngay từ nhỏ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh dũng lược, đức độ hơn người: Mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai có 7 nốt ruồi, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai, tiếng nói vang như tiếng chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ"
+ Lê Lợi là con 1 địa chủ bình dân, là người yêu nước, cương trực, khảng khái. Ông đã từng nói "Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn ngược","Bậc trượng phu sinh ra ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thưở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác".
H. Câu nói của ông thể hiện điều gì?
HS chia sẻ cá nhân: ông là người có lòng yêu nước thương dân, sống có trách nhiệm, hoài bão lớn.
 + LL chọn L.Sơn làm căn cứ.
GV chiếu (slide 7) lược đồ vị trí căn cứ Lam Sơn.
Giải thích: Vì sao Lê Lơi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa ?
(slide 8) Là quê hương của Lê Lợi, có địa thế hiểm trở, là nơi nối giữa đồng bằng với miền núi, là nơi giao tiếp giữa các dân tộc Việt- Mường- Thái , ở nơi này chính quyền địch còn non yếu. Tại đây nghĩa quân có thể toả xuống miền đồng bằng hđ khi lực lượng mạnh, mặt khác khi bị bao vây có thể rút lên núi.
* GV: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước ở khắp nơi tìm đến hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. 
(slide 9) H: Nêu vài nét chính về Nguyễn Trãi?
HS trả lời. GV nhấn mạnh (slide 9)
Lê Lợi là người có uy tín lớn, dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của giặc Minh, hào kiệt có cùng chí hướng, tin tưởng vào LL nên tìm về LS để góp sức...
(slide 10) H: Tóm tắt hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 (theo biểu sau)
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
HS trả lời. GV chốt KT (slide 11)
(slide 11) trích bài văn thề. Hội thề Lũng Nhai thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu, quyết tâm bảo vệ và giữ gìn nền độc lập dân tộc.
(slide 12,13)
GV cung cấp: Tình hình khó khăn của nghĩa quân LS trong những ngày đầu được Nguyễn Trãi nhận xét qua câu nói: cơm ăn thì sớm tối ko được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có 1 manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay ko. (slide 14)
GV: Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai. GV kể chuyện Lê Lai (slide 15)
- Giữa 1418, quân Minh huy động một lực lượng lớn vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi, trước tình thế nguy cấp đó, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi dẫn một đội quân cảm tử liều chết phá vòng vây giặc, Lê Lai cùng đội quân cảm tử đã hy sinh, quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. 
H: Em có nhận xét gì về gương hy sinh của Lê Lai?
GV: Để ghi nhớ công ơn của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai là Công thần hạng nhất và căn dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi "hăm mốt Lê Lai, hăm hai LL - 22.8.1433 - âm lịch".
(slide 16)
H: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà? Vì sao quân Minh chấp nhận giảng hoà?
+ Quân ta - tránh các cuộc bao vây của quân Minh, có (t') củng cố lực lượng. Quân Minh: thực hiện âm mưu dụ hàng, mua chuộc LL hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân LS. 
Giảng: Cuối 1424, sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được, quân Minh trở mặt tấn công quân ta, giai đoạn I kết thúc, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
2.1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1423)
- Lê Lợi (1385-1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (T.Hoá). Ông dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ khắp nơi chuẩn bị khởi nghĩa
chọn Lam Sơn làm căn cứ.
TG
Sự kiện tiêu biểu
Năm
1416
Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).
7/2
1418
- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, quân Minh bao vây, thiếu lương thực..
- Nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh.
- Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để phá vòng vây.
Năm 1423
Lê Lợi đề nghị giảng hòa với quân Minh.
Năm 1424
Quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân.
4. Củng cố (2’) 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (slide 25)
* Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp đọc thêm trong tài liệu, trình bày diễn biến cuộc k/n Lam Sơn (1418 – 1427) giai đoạn: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn .
* Bài mới: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) (tiếp)
Xem trước mục 2.2; mục 3.1 (TL/63,64)
GV kể chuyện Lê Lai:
Trong thời gian đầu của khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo, lực lượng nghĩa quân còn ít, thế giặc lại mạnh. Nghĩa quân nhiều lần rơi vào thế bị bao vây tưởng chừng tan vỡ. Ba lần rút lên núi Chí Linh là ba lần tuyệt nguồn lương thực, tưởng không thể chống đỡ nổi.
Năm 1419 quân khởi nghĩa rút lên núi Chí Linh (thuộc miền Tây Thanh Hóa) lần thứ hai, quân giặc bao vây chặt, nghĩa quân hết lương ăn, phải ăn thịt cả con ngựa chiến cuối cùng. Để đánh lạc hướng quân giặc, duy trì cuộc khởi nghĩa, Lê Lai đã mặc áo hoàng bào giả làm chủ tướng Lê Lợi, cùng với 500 quân cảm tử xuống núi quyết chiến với quân Minh. Giặc bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi nên rút quân khỏi núi Chí Linh. Tấm gương hi sinh của Lê Lai mãi được nhà Lê ghi nhớ.
Năm 1428 ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, soạn hai bài văn thề mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai.
Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Trần Thái Tông rằng: Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày.
Ngày 22 tháng 8 năm 1433 Lê Thái Tổ băng hà. Từ đó ngày giỗ Lê Lai được tổ chức trước ngày giỗ vua Lê Thái Tổ một ngày. Dân gian Thanh Hóa nay có câu “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi” bắt nguồn từ việc này.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_tiet_28_bai_29_cuoc_khoi_nghia_lam_son_141.doc