Bài giảng Địa lí Lớp 7 - Bài 16: Thiên nhiên trung và nam mỹ - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Bài giảng Địa lí Lớp 7 - Bài 16: Thiên nhiên trung và nam mỹ - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

1. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây

- Trung Mỹ: phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng rậm nhiệt đới phát triển; phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

- Nam Mỹ:  phân hóa theo chiều đông-tây:

+ Phía Tây: Hệ thống núi An-đét cao trung bình 3000-5000m.

+ Ở giữa: đồng bằng La-nốt,  A-ma-dôn, Laplata, Pampa (Đồng bằng

A-ma-dôn là đồng bằng rộng, bằng phẳng nhất thế giới có khí hậu xích đạo ẩm, mưa nhiều quanh năm, được ví “Lá phổi xanh của thế giới”).

+ Phía Đông: sơn nguyên Guyana có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp. sơn nguyên Braxin khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là rừng thưa và xavan.

 

pptx 23 trang phuongtrinh23 29/06/2023 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 7 - Bài 16: Thiên nhiên trung và nam mỹ - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào 
Mừng 
Quý 
thầy, 
cô 
về 
dự 
chuyên 
 đề 
Địa Lý – Lớp 7 
TRƯỜNG THCS 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
Bài 16: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 
Tiết 34, 35: Bài 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Phân hóa tự nhiên 
theo chiều cao 
III 
 Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam 
II 
I 
Phân hóa tự nhiên 
theo chiều đông - tây 
Đới khí hậu 
Khí hậu 
Cảnh quan 
Xích đạo 
 . 
 . 
Cận xích đạo 
 . 
 . 
Nhiệt đới 
 . 
 . 
Cận nhiệt 
 . 
 . 
Ôn đới 
 . 
 . 
Dưạ vào hình 1, trang 140 và thông tin SGK, em hãy: 
 Nhóm 1,2: - Trình bày sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông - tây Trung và Nam Mỹ? 
Quan sát Hình 16.1, 16.2 và kiến thức trong bài 16: Hoàn thành bảng sau: 
 Nhóm 3, 4: đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới 
 Nhóm 5, 6: đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới. 
Nhóm 7, 8: Quan sát Hình 16.3. Kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru. Cho biết các đai thực vật được phân bố theo độ cao như thế nào? 
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 
1. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây 
- Trung Mỹ: phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng rậm nhiệt đới phát triển; phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa. 
- Nam Mỹ: phân hóa theo chiều đông-tây: 
+ Phía Tây: Hệ thống núi An-đét cao trung bình 3000-5000m. 
+ Ở giữa: đồng bằng La-nốt, A-ma-dôn, Laplata, Pampa (Đồng bằng 
A-ma-dôn là đồng bằng rộng, bằng phẳng nhất thế giới có khí hậu xích đạo ẩm, mưa nhiều quanh năm, được ví “Lá phổi xanh của thế giới”). 
+ Phía Đông: sơn nguyên Guyana có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp. sơn nguyên Braxin khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là rừng thưa và xavan . 
2. Sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc – nam: 
Đới khí hậu 
Khí hậu 
Cảnh quan 
Xích đạo, cận xích đạo 
nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông. 
Rừng mưa nhiệt đới ẩm và xavan. 
Nhiệt đới 
Nóng, lượng mưa tăng dần từ đông sang tây. 
Cảnh quan thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm. 
Cận nhiệt 
mùa hạ nóng và mùa đông ấm ven biển phía đông có mưa nhiều hơn. 
rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc. 
Ôn đới 
mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh .. 
rừng hỗn hợp, hoang mạc và bán hoang mạc. 
Rừng A -ma-dôn là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực A -ma-dôn của Nam Mỹ. Khu vực này có diện tích 7 triệu km² , trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² . Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là B - ra -xin (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên A -ma-dôn theo tên khu rừng này. Rừng mưa A -ma-dôn chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài cây, động vật trên thế giới. 
Hoang mạc A-ta-ca-ma nằm ở phía tây của dãy An-đét, từ 22 0 N đến 27 0 N. Lượng mưa ở đây rất thấp, có nơi nhiều năm liền không mưa. A-ta-ca-ma được coi là hoang mạc khô cằn nhất thế giới. 
Xem video 
Hoang mạc Atacama khô cằn nhất thế giới bỗng nở hoa 
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 
1. Phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây: 
2. Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc – nam: 
3. Phân hóa tự nhiên theo chiều cao: 
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 
1. Phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây: 
2. Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc – nam: 
3. Phân hóa tự nhiên theo chiều cao: 
- Thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi theo chiều cao rõ rệt. 
+ Ở dưới thấp, vùng bắc và trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm ướt nên cảnh quan nên cảnh quan chủ yếu là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp, vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển. 
+ Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết. 
LUYỆN TẬP 
Đặc điểm 
Khu vực 
Địa hình 
Khí hậu 
Trung Mỹ 
Nam Mỹ 
Dựa vào nội dung đã học, em hãy hệ thống hóa một số đặc 
điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ vào bảng sau: 
VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG 
NỘI DUNG 
Sưu tầm những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ. 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
Hoàn thành các bài tập trong SGK, SBT 
BÀI TẬP 
ĐỌC BÀI MỚI 
Đọc trước bài 17. Đặc điểm dân cư xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_7_bai_16_thien_nhien_trung_va_nam_my_tr.pptx