Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 3, Bài 2: Trung thực (Chuẩn kiến thức)
1. TRUYỆN ĐỌC:
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
a/ Trung thực là gì?
b/ Bản chất của tính trung thực.
c/ Ý nghĩa của trung thực?
3. BÀI TẬP:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 3, Bài 2: Trung thực (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3. BÀI 2.TRUNG THỰC(1 TIẾT) 1. TRUYỆN ĐỌC: 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: a/ Trung thực là gì? b/ Bản chất của tính trung thực. c/ Ý nghĩa của trung thực? 3. BÀI TẬP: BÀI 2. TRUNG THỰC(1 TIẾT) 1.Truyện đọc: Sự công minh, chính trực của một nhân tài. Sự công minh,chính trực của một nhân tài. CÂU HỎI: a/ Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào? Không thích, chơi xấu làm hại đến sự nghiệp của Mi-ken-lăng-giơ. b/ Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy?Bra-man tơ vì ngại danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ lẫy lừng,lấn áp mình. c/ Mi-ken-lăng-gơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?- Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, làm giảm danh tiếng đến sự nghiệp của ông.- Nhưng Mi-ken-lăng-giơ đánh giá rất cao Bra-man-tơ thực sự vĩ đại không 1 ai thời cổ sánh bằng. d/ -Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy?Vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối, làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc. - Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào? Ông Mi-ken-lăng-giơ là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.I. Trung thực là gì?Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải;sống ngay thẳng,thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm .Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối,gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. CÂU HỎI: Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập ? Nhóm 2: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người ? Nhóm 3: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong hành động ? THẢO LUẬN ( 5 PHÚT) ĐÁP ÁN: 1. Học tập: ngay thẳng, không gian dối với thầy cô giáo, không quay cóp, không nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn. 2. Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm. 3. Hành động: bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán việc làm sai. II. Biểu hiện của tính trung thực Tính trung thực biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thế hiện trong công việc; trong bản thân và trong quan hệ với người khác.Vd: tự làm kiểm tra, không nhìn bài bạn, thẳng thắn phê bình bạn khi bạn có khuyết điểm. Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào ?Không phải đều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, tranh luận, gây gắt,...Trung thực biểu hiện những khía cạnh nào trong cuộc sống ?Qua thái độ, qua hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà còn với bản thân mình. III/ Ý nghĩa của trung thực ? + Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng. + Đối với xã hội: Làm lành mạnh các quan hệ xã hội. 3. Bài tập: a/ Hành vi nào thể hiện tính trung tính trung thực ? - Làm hộ bài cho bạn. -Quay cóp trong giờ kiểm tra. -Nhận lỗi thay cho bạn. -Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. -Dũng cảm nhận lỗi của mình. -Nhặt được của rơi đem trả lại người mất.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_3_bai_2_trung_thuc_ch.ppt