Bài giảng Lịch sử 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa lam sơn (1418–1427)

Bài giảng Lịch sử 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa lam sơn (1418–1427)

- Lê Lợi (1385 – 1433) là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh Hóa).

- Trước cảnh nước mất nhà tan, Lê Lơi chiêu tập nghĩa sĩ, chọn Lam Sơn (Thanh Hoá) làm căn cứ khởi nghĩa

- Nghe tin ông khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ, trong đó có Nguyễn Trãi.

- Năm 1416 Lê Lợi tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

pptx 71 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa lam sơn (1418–1427)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427) 
1 
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
2 
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
3 
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 
I. Thời kỳ ở miền Tây Thanh Hoá 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi? 
Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở Lam Sơn (Thanh Hóa), Ông đã từng nói: “Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn ngược” . 
 Lê Lợi (1385 – 1433) 
Vị trí của căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) 
Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái. 
" B ậc trượng phu sinh ra ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác" . 
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục) 
Câu nói của Lê Lợi thể hiện điều gì? 
Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về tụ nghĩa ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. 
? Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa nhân dân đã có thái độ gì? 
- Các hào kiệt t hấy được uy tín, khả năng quân sự, sự hi sinh to lớn của Lê Lợi . 
- Bên cạnh đó, các hào kiệt cũng đã tự mình nổi dậy chống quân Minh nhưng không thành công nên việc tìm về Lam Sơn là để kết hợp với Lê Lợi để tăng khả năng thành công. 
=> Các hào kiệt như Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú,... đều tìm về Lam Sơn để cùng Lê Lợi chống giặc Minh. 
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? 
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con Nguyễn Phi Khanh. Cả hai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. Cha ông bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc, còn ông thì bị giam lỏng ở thành Đông Quan. 
Từ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản “Bình Ngô sách” (Kế sách đánh Ngô). 
Nguyễn Trãi trở thành quân sư của Lê Lợi. 
Lê Lợi là người khởi sự và lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi là mưu thần số một, là người phát ngôn của cuộc khởi nghĩa, người đã thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô Đại Cáo. 
“Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai , Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như cùng chung một họ chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt Kính xin có lời thề”. 
 (Lam Sơn thực lục) 
Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). 
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. 
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
- Lê Lợi (1385 – 1433) là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn (Thanh Hóa). 
- Trước cảnh nước mất nhà tan, Lê Lơi chiêu tập nghĩa sĩ, chọn Lam Sơn (Thanh Hoá) làm căn cứ khởi nghĩa 
- Nghe tin ông khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ, trong đó có Nguyễn Trãi. 
- Năm 1416 Lê Lợi tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). 
- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. 
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. 
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. 
Em hãy nhận xét về nhân vật Lê Lai? 
Tấm gương Lê Lai 
Khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa. 
“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, 
Khi Khôi Huyện quân không một đội”. 
(Bình Ngô đại cáo) 
? Tại sao Lê Lợi lại tạm hòa với quân Minh?Vì sao quân Minh lại chấp nhận đề nghị tạm hoà của Lê Lợi? 
- Lê Lợi hòa hoãn với quân Minh để tránh các cuộc bao vây của quân Minh và để có thời gian để củng cố lực lượng. 
- Quân Minh chấp nhận giảng hòa vì quân Minh muốn tranh thủ thời gian hoà hoãn để dụ dỗ, mua chuộc Lê Lợi. 
Trong những năm đầu của khởi nghĩa, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, bị quân Minh vây đánh ở núi Chí Linh (3 lần) . 
Năm 1423, Lê Lợi tạm hoà với quân Minh 
Năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân. Khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới 
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. 
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 - 1426) 
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) 
CH : Sau khi quân Minh trở mặt, bao vây tấn công nghĩa quân Lam Sơn rơi vào tình thế như thế nào? 
kế hoạch đánh giặc 
CH : Trước tình hình đó Nguyễn Chích có đề nghị gì ? 
Thanh Hoá 
Nghệ An 
CH : Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ? 
 Trong một buổi họp bàn với các tướng, Nguyễn Chích nói : “ Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rết thông thuộc đất ấy. Nay hãy trước hết thu lấy Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và của cài đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ.”  (Đại cương lịch sử Việt Nam) 
Nguyễn Chích là một nông dân nghèo ở Thanh Hóa, đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở nam Thanh Hóa và hoạt động ở vùng bắc Nghệ An. Năm 1420, Nguyễn Chích đêm quân gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ông là một tướng chỉ huy xuất sắc, một nhà quân sự giỏi 
CH : Em hãy nêu một vài nét khái quát về Nguyễn Chích ? 
CH : Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc tiến công giải phóng Nghệ An (năm 1424) của nghĩa quân Lam Sơn bằng lược đồ? 
Lam Sơn 
Tây Đô 
T©n B×nh 
ThuËn ho¸ 
Trà Lân 
Diễn Châu 
Khả Lưu 
Lục Niên 
Đa Căng 
Nghệ An 
12/10/1424 
CH : Kế hoạch của Nguyễn Chích có tác dụng gì ? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích ? 
Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó 
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) 
- Tháng 10/1424, theo kế hoạch của Nguyễn Chích, Lê Lợi chuyển quân vào Nghệ An. 
 Đầu tháng 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ các thành Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải. 
=> phần lớn Nghệ An được giải phóng 
II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá 
và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426 ) 
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) 
CH : Dựa vào lược đồ, em hãy tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến Cuối năm 1425 ? 
Lam Sơn 
Tây Đô 
Trà Lân 
Diễn Châu 
Khả Lưu 
Lục Niên 
Đa Căng 
Nghệ An 
Tân Bình 
Thuận Hóa 
8/ 1425 
CH : Chiến thắng Tân Bình, Thuận Hóa đã đem lại kết quả gì ? 
Mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An vào Tân Bình , Thuận Hoá 
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) 
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) 
- Tháng 8 - 1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân,... được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hoá (Thừa Thiên - Huế) 
→ Tròng vòng 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 
II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá 
và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426 ) 
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426) 
CH : Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ? 
9/ 1426 
Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc : 
+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang 
+ Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan 
+ Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan 
CH : Nhiệm vụ của 3 đạo quân là gì ? 
CH : Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân của ta ? 
Ba đạo quân cùng tiến thẳng ra Bắc , phối hợp với sự nổi dậy của nhân dân các địa phương đồng bằng sông Hồng , nhằm giành lấy miền trung tâm đất nước “ kho người, kho của” để tiến lên giành lấy thắng lợi hoàn toàn. 
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) 
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) 
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426) 
 Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc : 
+ Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan 
+ Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan 
+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang 
 - Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt 
Tiết 38 : II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá 
và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426 ) 
CH : Kết quả đợt tiến công ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn ? 
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424) 
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425) 
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426) 
II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá 
và tiến quân ra Bắc ( 1424- 1426 ) 
Tháng 9 - 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo. 
Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân nhanh chóng đánh tan quân Minh ở nhiều nơi, khiến quân Minh rơi vào phòng ngự, phải cố thủ ở thành Đông Quan. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. 
BÀI 19  CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427) 
III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 – 1427) 
1.Trận Tốt Động - Chúc Động ( cuối năm 1426). 
? Sau khi lâm vào thế phòng ngự , phải rút vào thành Đông Quan cố thủ, quân Minh đã làm gì? 
? Đ ể giành lại thế chủ động, Vương thông đã làm gì ? 
?Vì sao ta lại đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động? 
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
III - KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG 
 (CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427) 
1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426) 
Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động? 
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( TT ) 
III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427) 
1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426) 
-10/1426, Vương Thông đưa 5 vạn viện binh vào Đông Quan 
- Vương Thông mở cuộc phản công ở Cao Bộ (Hà Tây) 
Long hổ tướng quân Nguyễn Xí, vị đại thần từng phò tá tới 4 đời vua, một kỷ lục trong lịch sử Việt Nam . 
Nguyễn Xí cưỡi voi đánh trận . 
Nguyễn Xí dùng kế “ Người rơm mượn tên ” của Gia Cát Lượng 
10/ 1426 
5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan 
CAO BỘ 
TỐT ĐỘNG 
CHÚC ĐỘNG 
NINH KIỀU 
Chú giải 
 Doanh trại quân ta. 
 Quân ta mai phục. 
 Quân ta hành quân, tiến công 
 Doanh trại quân giặc. 
 Quân giặc tiến công 
 Quân giặc rút lui 
7/11/1426 
Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ 
CAO BỘ 
TỐT ĐỘNG 
CHÚC ĐỘNG 
NINH KIỀU 
Chú giải 
 Doanh trại quân ta. 
 Quân ta mai phục. 
 Quân ta hành quân, tiến công 
 Doanh trại quân giặc. 
 Quân giặc tiến công 
 Quân giặc rút lui 
5 vạn quân giặc tử thương, hơn 1 vạn bị bắt sống 
Quân ta đặt mai phục ở Tốt Động – Chúc Động. 
1.Trận Tốt Động - Chúc Động ( cuối năm 1426). 
Tháng 10/1426, 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan , nâng tổng số quân Minh lên tới 10 vạn. 
Để giành lại thế chủ động, Vương Thông mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Hà Nội). 
Biết âm mưu của giặc, nghĩa quân đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. 
Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc . Kết quả: trên 5 vạn tên bị tử thương, 1 vạn bị bắt sống, Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. 
2. Trận Chi Lăng - Xương Giang ( tháng 10-1427) 
? Sau thất bại ở T ố t Động – Chúc Động quân Minh có kế hoạch gì ? 
? Trước hành động của Quân Minh, bộ chỉ huy nghĩa quân chủ trương đối phó như thế nào? 
III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427) 
1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426) 
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang ( 10/1 42 7 ) 
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( T5+6 ) 
10/1427, 15 vạn viện binh do: 
+ Liễu Thăng (10 vạn) từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn 
+ Môc Thạnh (5 vạn) từ Vân Nam tiến vào Hà Giang 
Liễu Thăng 
Mộc Thạnh 
Quảng Tây 
Vân Nam 
10/1427 
15 vạn viện binh giặc( do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy chia làm 2 đạo tiến vào nước ta. 
Theo như Lê Lợi phân tích tình hình: “Đánh thành là hạ sách, ta đánh vào thành vững, hàng năm, hàng tháng không hạ được thành, quân ta sức mỏi, khí nhụt. Nếu viện binh giặc lại đến trước mặt, sau lưng đều có giặc. Đó là con đường nguy! Sao bằng dưỡng sức chứa uy để đợi viện binh giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng. Thế là làm một mà được hai. Đấy là kế vẹn toàn vậy” . Đại cương lịch sử Việt Nam – Tập 1 
Ta nên tiêu diệt viện binh giặc trước. 
Vì lực lượng quân Minh trong thành lúc này còn đông, ra sức cố thủ, không thể nhanh chóng hạ được thành. Nếu thành Đông Quan chưa hạ được mà hơn 10 vạn quân Liễu Thăng vào tiếp ứng cho Vương Thông thì tình hình sẽ rất khó khăn, phức tạp. Ta sẽ bị dồn vào giữa hai gọng kìm, tiến không được, thoái cũng không xong, chẳng khác nào nộp mạng cho địch. Vậy nên ta phải tập trung tiêu diệt quân viện binh trước. Đến lúc đó quân của Vương Thông cố thủ trong thành Đông Quan buộc phải đầu hàng 
Chú giải 
 Quân ta mai phục. 
 Quân ta nhữ giặc và tấn công 
 Quân giặc tiến công 
Thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Với quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn chinh của quân xâm lược phương Bắc. Chi Lăng là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía đông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm 
Chú giải 
 Quân ta mai phục. 
 Quân ta nhữ giặc và tấn công 
 Quân giặc tiến công 
Chú giải 
 Quân ta mai phục. 
 Quân ta nhữ giặc và tấn công 
 Quân giặc tiến công 
Lê Lợi kết thúc chiến tranh bằng một hội thề 
Trong hội thề Vương Thông cam kết rút quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh, và trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân 
Về phía ta, Lê Lợi bảo đảm tha cho quân Minh được bảo toàn tính mạng về nước. 
“Lê Lợi còn cấp cho 500 chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực và sai sửa sang cầu cống, đường sá để cho chúng rút về nước. Quân Minh hết sức cảm động, kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ những người lãnh đạo đầy lòng khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn”. 
Đại cương lịch sử Việt Nam – Tập 1 
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế 
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu 
Ngày hai lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong 
Ngày hai tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn 
... Đánh một trận sạch không kình ngạc 
Đánh hai trận tan tác chim muông 
... Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội 
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng 
Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường 
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước” 
(Bình Ngô đại cáo) 
Lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, 
anh hùng dân tộc Lê Lợi 
III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427) 
1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426) 
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang ( 10/1 42 7 ) 
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
Tháng 10/1427, 15 vạn viện binh quân Minh do Liễu Thăng, Mộc Thạnh cầm đầu đã kéo vào nước ta. 
Ngày 8/10/1427, nghĩa quân phục kích diệt được quân Minh ở ải Chi Lăng, Cần Trạm, Xương Giang 
Ngày 10/12/1427, Vương Thông mở hội thề ở Đông Quan và rút quân Minh về nước. 
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 
Nhóm 1 -3 : Trình bày nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ? 
Nhóm 2 -4 : Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? 
THẢO LUẬN NHÓM 
III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427) 
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( T5+6 ) 
a. Nguyên nhân thắng lợi 
- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn. 
- Tinh thần đoàn kết, hăng hái tham gia kháng chiến của toàn dân ta. 
- Có đường lối đúng đắn, sáng tạo của các anh hùng như: Lê Lợi và Nguyễn Trãi 
b. Ý nghĩa lịch sử 
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. 
- Mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước - thời Lê Sơ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_19_cuoc_khoi.pptx