Bài giảng môn Lịch sử Lớp 7 - Kiến trúc văn miếu Quốc Tử Giám - Bùi Duy Đức

Bài giảng môn Lịch sử Lớp 7 - Kiến trúc văn miếu Quốc Tử Giám - Bùi Duy Đức

Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội, nằm phía Nam hoàng thành Thăng Long, trong một khu vực rộng 55.027m2, chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.

 

pptx 11 trang bachkq715 8400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử Lớp 7 - Kiến trúc văn miếu Quốc Tử Giám - Bùi Duy Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 7CHỦ ĐỀ:VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM TRÌNH BÀY: BÙI DUY ĐỨCKIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁMKIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁMVăn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội, nằm phía Nam hoàng thành Thăng Long, trong một khu vực rộng 55.027m2, chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.KIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Năm Quý Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ mười bốn (1483), Lê Thánh Tông, đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học...Đằng trước nhà Thái học dựng Văn Miếu. Khu cũ của Văn Miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết KIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh."KIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, vào tháng 11 niên hiệu Hồng Thuận năm thứ ba (1511) vua Lê Tương Dực "sai Nguyễn Văn Lang sửa lại điện Sùng Nho ở Quốc Tử Giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh luân, phòng bếp, phòng kho, cùng làm mới hai nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu đều để 1 tấm bia."KIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁMVăn Miếu - Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục (được viết năm 1777) thì "cửa Đại Thành, nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông vũ và Tây vũ hai dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người."KIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám đây là khu chủ thể, bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).KIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁMKIẾN TRÚCVĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁMKết ThúcEM XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠNQUÝ THẦY CÔ GIÁO, CÁC BẠN HỌC SINH ĐÃ LẮNG NGHE PHẦN TRÌNH BÀY CỦA EM

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_lop_7_kien_truc_van_mieu_quoc_tu_giam.pptx