Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn (1418–1427)

Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn (1418–1427)

Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn.

- Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rát nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động.

- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

 

ppt 23 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn (1418–1427)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
(1418 - 1427) 
1- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
Trình bày những hiểu biết của em về Lê Lợi. 
Lê Lợi sinh ngày 6 / 8 / 1385, người làng Lam Giang hay Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) . 
 Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” mô tả ông là người "thiên tư tuấn tú khác thường, khi lớn lên, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ" 
Tượng đài Lê Lợi (Thành phố Thanh Hóa) 
Lê Lợi thường nói với mọi người: “ Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xum xoe đi phục dịch kẻ khác”. 
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục) 
Câu nói của Lê Lợi thể hiện điều gì? 
Tại sao Lê Lợi lại chọn Lam Sơn làm căn cứ? 
Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 
Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái. 
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Trãi. 
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, người đã tham gia tích cực k hởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. 
Năm 1980, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi , một cách trang trọng tại Việt Nam và nhiều nước khác. 
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm 1400, ông đỗ thái học sinh (20 tuổi ) và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước t a, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em muốn đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nhưng bị quân Minh bắt giữ giam lỏng ở thành Đông Quan . Ô ng trốn được và tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. 
 Đầu năm 1428 sau khi quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải chu di tam tộc ( giết cả ba họ ) vào năm 1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. 
Văn học: nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập“; "Bình Ngô đại cáo" ; "Lam Sơn thực lục“ ; "Dư địa chí" ; "Chí Linh sơn phú" Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. 
Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm, 
B ình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. 
Xuất bản lần đầu tiên năm 1428 
Mục đích: Tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến với nhà Minh và khẳng định sự độc lập của Đại Việt 
Nơi lưu giữ : Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước 
Đây là sự kiện gì? Diễn ra khi nào? 
Em có nhận xét gì về Hội thề Lũng Nhai? 
Hội thề Lũng Nhai 
- Lê Lợi (1385 – 1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. 
- Căm giận quân cướp nước, ông dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị nổi dậy. 
- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước - Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). 
khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi. 
- Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7 – 2 – 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là “Bình Định Vương”. 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
b. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
Xem SGK trả lời các câu hỏi sau: 
1. Trong buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp những khó khăn gì? 
2. Nghĩa quân đã làm gì để giải quyết những khó khăn đó? 
3. Có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân? 
Núi Chí Linh (Thanh Hóa) 
Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng vẫn không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận giảng hòa? 
- Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. 
- Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rát nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai. 
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động. 
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. 
b. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn 
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
Lập bảng niên biểu các sự kiện chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
Thời gian 
Các sự kiện chính 
Năm 1416 
Hội thề Lũng Nhai ( Lê Lợi và 18 người) 
Năm 1418 
 .. 
 .. 
 .. 
 . 
 .. 
 .. 
Năm 1427 
Tháng 9 - 1426 
Tháng 11 - 1426 
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động 
Tháng 10 - 1427 
Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc 
Tháng 12 - 1427 
Hội thề Đông Quan, quân Minh rút quân về nước. 
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
Thời gian 
Các sự kiện chính 
Năm 1416 
Hội thề Lũng Nhai ( Lê Lợi và 18 người) 
Năm 1418 
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. 
Năm 1421 
Quân Minh tấn công Lam Sơn, Lê Lợi rút quân lên núi Chí Linh 
Năm 1423 
Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh 
Năm 1424 
Nghĩa quân rời miền núi Thanh Hóa tiến vào Nghệ An 
Năm 1425 
Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa 
Tháng 9 - 1426 
Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc 
Tháng 11 - 1426 
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động 
Tháng 10 - 1427 
Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc 
Tháng 12 - 1427 
Hội thề Đông Quan, quân Minh rút quân về nước. 
1. Ông là ai? 
- Ông sinh năm 1385, mất năm 1433. 
- Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). 
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã xây dựng lực lượng, phát động khởi nghĩa chống quân Minh. 
LÊ LỢI 
- Ông đã dâng cho Lê Lợi bản Bình Ngô sách. 
- Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. 
- Là quân sư của Lê Lợi. 
NGUYỄN TRÃI 
LUYỆN TẬP 
3. Ông là ai? 
- Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu. 
- Ông là người dân tộc Mường (Thanh Hoá) 
- Ông đã hi sinh cùng toán quân cảm tử để cứu nguy cho Lê Lợi. 
LÊ LAI 
4. Đây là địa điểm nào? 
- Nghĩa quân Lam Sơn đã 3 lần rút lên núi này để tranh sự vây quét của giặc Minh. 
- Thuộc Lang Chánh, Thanh Hóa 
NÚI CHÍ LINH 
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ 
- Đọc SGK, phần II: lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa từ 1424 - 1426 
Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 tr.86 – SGK 
Chuẩn bị mới: 
- Đọc SGK, phần III.1: tìm hiểu trận Tốt Động – Chúc Động. 
Thời gian 
Sự kiện 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_19_cuoc.ppt