Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 32+33, Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 32+33, Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

- Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu, Nhà Trần lên thay thế là tất yếu của lịch sử. Nhà Trần tồn tại 174 năm. Dòng họ Trần ở Nam Định lớn mạnh và phát triển cho đến ngày nay. Nay ở Nam Định nổi tiếng với lễ hội Khai ấn Đền Trần hằng năm. Lễ hội mang đậm giá trị truyền thống văn hoá giáo dục lịch sử sâu sắc. Đồng thời thể hiện đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.

 

pptx 29 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 32+33, Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400). 
Tiết 32, 33 BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400). 
1 . Sự thành lập nhà Trần. 
Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? 
- Tháng 1-1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh -> nhà Trần thành lập. 
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, nhà Trần từng bước thâu tóm quyền hành. 
 
 
Dựa vào thông tin trong mục “Em có biết”, em có suy nghĩ gì về xuất thân dòng họ Trần? 
- Dòng họ Trần vốn xuất thân làm nghề đánh cá tại vùng hạ lưu sông Hồng ( Thái Bình và Nam Định ngày nay), sau trở nên giàu có và là một thế lực mạnh. Những người có công lớn trong việc thành lập triều Trần là Trần Lý, Trần Thừa, Trần Thủ Độ . 
- Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu, Nhà Trần lên thay thế là tất yếu của lịch sử. Nhà Trần tồn tại 174 năm. Dòng họ Trần ở Nam Định lớn mạnh và phát triển cho đến ngày nay. Nay ở Nam Định nổi tiếng với lễ hội Khai ấn Đền Trần hằng năm. Lễ hội mang đậm giá trị truyền thống văn hoá giáo dục lịch sử sâu sắc. Đồng thời thể hiện đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.. 
Đền thờ Lý Chiêu Hoàng 
Thái sư Trần Thủ Độ. 
9 
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần ? 
2. Tình hình chính trị. 
a. Bộ máy nhà nước. 
Vua 
(Thái Thượng Hoàng) 
Quan văn 
( Họ Trần) 
Quan võ 
( Họ Trần ) 
12 lộ 
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN 
Cấp triều đình 
Đơn vị hành chính cấp cơ sở 
Châu, huyện 
Phủ 
Xã 
Các đơn vị hành chính trung gian 
 
Quân đội, nhà Trần tổ chức như thế nào? 
2. Tình hình chính trị. 
b. Quân đội. 
2. Tình hình chính trị. 
b. Quân đội. 
Gồm 2 bộ phận: 
- Quân triều đình: chọn thanh niên ở quê hương nhà Trần. 
- Quân địa phương: quân ở các lộ, phủ, quân vương hầu, dân binh 
- Chính sách: ngụ binh ư nông. 
 
Luật pháp nhà Trần như thế nào? 
2. Tình hình chính trị. 
c. Luật pháp. 
2. Tình hình chính trị. 
c. Luật pháp 
- Năm 1341, ban hành bộ Hình thư. 
- Tăng cường hoàn thiện pháp luật. 
 
Nêu những biện pháp của nhà Trần nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp ? 
* Nông nghiệp. 
- Khai hoang, đắp đê, chú trọng thủy lợi, miễn giảm thuế .Nhờ vậy được phục hồi, đời sống nhân dân ấm no. 
3. Tình hình kinh tế 
 
Thủ công nghiệp thời Trần như thế nào ? 
* Thủ công nghiệp. 
- Nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến. 
- Ở các làng xã: có các làng nghề, phường nghề. 
3. Tình hình kinh tế 
 
Tình hình thương nghiệp dưới thời Trần ? 
* Thương nghiệp. 
- Buôn bán tấp nập ở nhiều nơi. 
- Cửa khẩu, cửa biển thu hút nhiều thương nhân nước ngoài: Vân Đồn, Thăng Long. 
3. Tình hình kinh tế 
 
Xã hội thời Trần phân chia thành những tầng lớp nào ?Đặc điểm của các tầng lớp? 
- Tầng lớp quí tộc: (Vua, quan lại) có nhiều đặc quyền 
- Nhân dân lao động: cày cấy ruộng công làng xã hoặc nhận ruộng đất của địa chủ. 
- Thợ thủ công, thương nhân: ngày càng nhiều. 
- Nông nô, nô tỳ: phục vụ trong gia đình quí tộc. 
4. Tình hình xã hội. 
 
Trình bày những nét chính về tư tưởng – tôn giáo thời Trần ? 
a. Tư tưởng – tôn giáo – tín ngưỡng . 
- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều được coi trọng. 
5. Tình hình văn hóa. 
 
Trình bày những nét chính về giáo dục thời Trần ? 
+ Văn học dân gian, chữ Hán và chữ Nôm rất phong phú 
+ Mở nhiều trường học ở các địa phương: Trường công (Quốc Tử Giám); Trường tư (Trường Huỳnh Cung) 
+ Các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy củ 
5. Tình hình văn hóa. 
 
b . Văn học, giáo dục và khoa học kĩ thuật . 
Nêu một số thành tựu khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em ấn tượng về thành tựu nào nhất. Vì sao ? 
+ Sử học: Đại Việt Sử Kí, Việt Sử lược 
+ Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. 
+ Y học: Sách về cây thuốc Nam (Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng). 
5. Tình hình văn hóa. 
 
Nêu những nét nổi bật về kiến trúc, điêu khắc thời Trần? 
c . Kiến trúc và điêu khắc . 
-Kiến trúc, điêu khắc tinh xảo: kinh đô Thăng Long; lăng mộ vua Trần, tháp Phổ Minh 
5. Tình hình văn hóa. 
 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
1. Lập và hoàn thành bảng thống kê về một số thành tựu chính trên các lĩnh vực theo mẫu dưới đây. 
STT 
Lĩnh vực 
Thành tựu 
Ý nghĩa 
1 
Tư tưởng, tôn giáo 
+ Nho giáo: được coi trọng; nhiều người làm quan 
+ Phật giáo: được tôn sung: thiền phái Trúc Lâm 
+ Đạo giáo: được tôn trọng. 
-Phật giáo, Nho giáo đã tác động đến nhiều mặt trong các lĩnh vực của đời sống XH, đặc biệt là chính sách trị nội của nhà Trần. 
2 
Giáo dục 
+ Nhiều trường học: Trường công ( Quốc Tử Giám); Trường tư ( Trường Huỳnh Cung) 
+ Các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy củ 
Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, xây dựng đội ngũ hiền tài cho đất nước phát triển vững mạnh. 
3 
Khoa học, kĩ thuật 
+ Sử học: Đại Việt Sử Kí, Việt Sử lược 
+ Quân sự: Binh thư yếu lược 
+ Y học: Sách cây thuốc Nam- Tuệ Tĩnh. 
Tác động mạnh mẽ, góp phần làm cho nền kinh tế Đại Việt phát triển thịnh vượng. 
4 
Văn học, nghệ thuật 
-Văn học: 
+ Văn học chữ Hán: thể hiện long yêu nước, tự hào dân tộc, chống ngoại xâm 
+ Văn học chữ Nôm: phản ánh cuộc sống bình dân. 
-Kiến trúc: điêu khắctinh xảo: Kinh đo Thăng Long; lăng mộ vua Trần, tháp Phổ Minh 
- Nghệ thuật diễn xướng: múa rối, chèo, tuồng 
VHNT phát triển phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của nhân dân Đại Việt. Khẳng định nền văn minh Đại Việt thịnh trị. 
2. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay cho triều Lý vào đầu thế kỉ XIII có phù hợp với yêu cầu của lịch sử không? Vì sao? 
Nhà Trần thay thế nhà Lý là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu lịch sử bấy giờ. Vì: 
+ Cuối thời Lý, vua quan ăn chơi sa đoạ. Vua Lý Chiêu Hoàng là nữ, yếu thế, lực bất tòng tâm, phải dựa vào thế lực họ Trần; chính quyền không chăm lo được đời sống nhân dân, đói kém, mất mùa... 
+ Nhà Trần tiếp quản chính quyền thay nhà Lý đã củng cố chính quyền, bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống nhân dân.. 
 - Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần: 
+ Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. 
+ Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Về nhà sưu tầm và làm bài tập 3 sgk trang 62, tiết sau báo cáo. 
Tiết học kết thúc 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_tiet_3233_ba.pptx