Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 16: Khởi nghĩa Lam sơn (1418–1427)

Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 16: Khởi nghĩa Lam sơn (1418–1427)

Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

 

pptx 44 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 16: Khởi nghĩa Lam sơn (1418–1427)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀ NẴNG 
HẢI PHÒNG 
VINH 
HÀ NỘI 
TP HCM 
NHA TRANG 
CHÀO MỪNG CÁC EM 
ĐẾN VỚI 
BÀI HỌC LỊCH SỬ 7 
CHƯƠNG 6: 
KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418 – 1527) 
BÀI 16: 
KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
(1418 – 1427) 
BÀI 1 6 : KHỞI NGHĨA LAM SƠN 
(1418 - 1427) 
(4 tiết: 41, 42, 43, 44) 
1- Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn 
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
1 . Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn 
Tượng đài Lê Lợi (Thành phố Thanh Hóa) 
NĂM 1407 NHÀ MINH ĐẶT ĐẠI NGU THÀNH QUẬN GIAO CHỈ 
VÀ RA CHÍNH SÁCH CAI TRỊ TÀN BẠO. 
CHÚNG ĐẶT RA HÀNG TRĂM THỨ THUẾ VÔ LÝ, NẶNG NỀ 
BÓC LỘT TẬN XƯƠNG TUỶ NHÂN DÂN TA 
QUÝ TỘC NHÀ TRẦN ĐÃ KHỞI NGHĨA 
TIÊU BIỂU LÀ TRẦN NGỖI VÀ TRẦN QUÝ KHOÁNG 
KHỞI NGHĨA TRẦN NGỖI THẤT BẠI 
KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN QUÝ KHOÁNG DÙ GIÀNH ĐƯỢC 1 SỐ THẮNG LỢI NHƯNG KẾT QUẢ SAU CÙNG VẪN THẤT BẠI 
TRONG HOÀN CẢNH ĐÓ XUẤT HIỆN 1 NHÂN VẬT KIỆT XUẤT TÊN LÊ LỢI 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
1 . Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn 
Trình bày những hiểu biết của em về Lê Lợi. 
Lê Lợi sinh ngày 6 / 8 / 1385, người làng Lam Giang hay Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) . 
 Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” mô tả ông là người "thiên tư tuấn tú khác thường, khi lớn lên, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ" 
Tượng đài Lê Lợi (Thành phố Thanh Hóa) 
Lê Lợi thường nói với mọi người: “ Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xum xoe đi phục dịch kẻ khác”. 
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục) 
?Tại sao Lê Lợi lại chọn Lam Sơn làm căn cứ? 
Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 
Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái. 
NGHE TIN LÊ LỢI KHỞI NGHĨA HÀO KIỆT KHẮP NƠI TÌM VỀ 
TRONG ĐÓ CÓ NGUYỄN TRÃI 
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? 
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Trãi. 
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, người đã tham gia tích cực k hởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. 
Năm 1980, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi , một cách trang trọng tại Việt Nam và nhiều nước khác. 
NĂM 1416 LÊ LỢI CÙNG 18 NGƯỜI TỔ CHỨC HỘI THỀ LŨNG NHAI 
NĂM 1418 ÔNG DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA TỰ XƯNG BÌNH ĐỊNH VƯƠNG 
KÊU GỌI NHÂN DÂN CẢ NƯỚC ĐÁNH GIẶC 
- Lê Lợi (1385 – 1433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. 
- Căm giận quân cướp nước, ông dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị nổi dậy. 
- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước - Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa). 
khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi. 
- Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7 – 2 – 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là “Bình Định Vương”. 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
b. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn 
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa 
1 . Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn 
Xem SGK trả lời các câu hỏi sau: 
1. Trong buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp những khó khăn gì? 
2. Nghĩa quân đã làm gì để giải quyết những khó khăn đó? 
3. Có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân? 
NHỮNG NĂM ĐẦU KHỞI NGHĨA TA YẾU ĐỊCH MẠNH 
TA PHẢI 3 LẦN RÚT LÊN NÚI CHÍ LINH 
CÓ LÚC BỊ BAO VÂY, LÊ LAI PHẢI GIẢ DẠNG LÊ LỢI PHÁ VÂY 
LÊ LỢI THOÁT CHẾT NHƯNG LÊ LAI ANH DŨNG HI SINH 
Núi Chí Linh (Thanh Hóa) 
Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng vẫn không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận giảng hòa? 
- Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. 
- Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai. 
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục hoạt động. 
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. 
b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa: (1418 – 1423) 
c. Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424 – 1425) 
TRONG TÌNH ĐÓ, TƯỚNG NGUYỄN CHÍCH ĐỀ RA SÁCH LƯỢC 
CHUYỂN HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀO NGHỆ AN ĐỂ ĐÁNH GIẶC 
QUÂN LÊ LỢI TIẾN VỀ NGHỆ AN LÀM CĂN CỨ VÌ NƠI ĐÂY TRÙ PHÚ, ĐẤT RỘNG, NGƯỜI ĐÔNG VÀ CÓ TINH THẦN YÊU NƯỚC , KHÔNG SỢ HI SINH 
NĂM 1424 NGHĨA QUÂN ĐÃ GIẢI PHÓNG NGHỆ AN 
RỒI NGHĨA QUÂN TIẾN QUÂN RA GIẢI PHÓNG THANH HOÁ 
NGHĨA QUÂN GIẢI PHÓNG TÂN BÌNH THUẬN HOÁ. CẢ MỘT DẢI 
TỪ ĐÈO HẢI VÂN ĐẾN THANH HOÁ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG 
d . Khởi nghĩa toàn thắng (1426 – 1427) 
SO SÁNH LỰC LƯỢNG CÓ LỢI CHO TA.NĂM 1426 TA CHIA 3 MÚI TẤN CÔNG RA BẮC TRỌNG TÂM LÀ THÀNH ĐÔNG QUAN 
TƯỚNG GIẶC LÀ VƯƠNG THÔNG NHANH CHÓNG CỐ THỦ ĐÔNG QUAN CHỜ VIỆN BINH, ĐỂ MẶC QUÂN TA GIẢI PHÓNG XUNG QUANH 
SAU KHI CÓ VIỆN BINH VƯƠNG THÔNG TẤN CÔNG TA NHƯNG RƠI VÀO PHỤC KÍCH CỦA TA Ở CHÚC ĐỘNG TỐT ĐỘNG 
 Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
Thời gian 
Các sự kiện chính 
Năm 1416 
Hội thề Lũng Nhai (Lê Lợi và 18 người) 
Năm 1418 
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. 
Năm 1421 
Quân Minh tấn công Lam Sơn, Lê Lợi rút quân lên núi Chí Linh 
Năm 1423 
Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh 
Năm 1424 
Nghĩa quân rời miền núi Thanh Hóa tiến vào Nghệ An 
Năm 1425 
Giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa 
Tháng 9 - 1426 
Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc 
Tháng 11 - 1426 
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động 
Tháng 10 - 1427 
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, chiến tranh kết thúc 
Tháng 12 - 1427 
Hội thề Đông Quan, quân Minh rút quân về nước. 
1. Ông là ai? 
- Ông sinh năm 1385, mất năm 1433. 
- Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). 
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã xây dựng lực lượng, phát động khởi nghĩa chống quân Minh. 
LÊ LỢI 
- Ông đã dâng cho Lê Lợi bản Bình Ngô sách. 
- Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. 
- Là quân sư của Lê Lợi. 
NGUYỄN TRÃI 
LUYỆN TẬP 
3. Ông là ai? 
- Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu. 
- Ông là người dân tộc Mường (Thanh Hoá) 
- Ông đã hi sinh cùng toán quân cảm tử để cứu nguy cho Lê Lợi. 
LÊ LAI 
4. Đây là địa điểm nào? 
- Nghĩa quân Lam Sơn đã 3 lần rút lên núi này để tranh sự vây quét của giặc Minh. 
- Thuộc Lang Chánh, Thanh Hóa 
NÚI CHÍ LINH 
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ 
- Đọc SGK, phần II: lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa từ 1424 - 1426 
Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 tr.86 – SGK 
Chuẩn bị mới: 
- Đọc SGK, phần III.1: tìm hiểu trận Tốt Động – Chúc Động. 
Thời gian 
Sự kiện 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_16_khoi_ng.pptx