Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

a) Mục đích của văn bản Chống nạn thất học là Bác Hồ muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ có kiến thức mà xây dựng nước nhà.

- Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến:

+ Thực dân Pháp “ngu dân” để cai trị dân ta

+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ.

+ Những cách thức để thực hiện chống thất học.

- Luận điểm Bác Hồ nêu ra là:

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết  (.) viết chữ quốc ngữ

b) Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ:

- Tinh trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

- Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ.

c) Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

 

pptx 20 trang phuongtrinh23 30/06/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung về văn nghị luận 
Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 
I. 
1. N hu cầu nghị luận 
- Vì sao em đi học? / Em đi học để làm gì? 
- Vì sao con người cần phải có bạn bè? 
- Theo em, như thế nào là sống đẹp? 
- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? 
a/ Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như trên không ? Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự. 
b/ Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao? 
c / Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết. 
a/ Trong đời sống, chúng ta rất hay gặp những câu hỏi như trên. 
Những câu tương tự như : 
- Tại sao phải luôn tuân thủ pháp luật? 
- Tại sao lại phải học ngoại ngữ? 
- Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan? 
- Tại sao lại phải chống tệ nạn ma túy? 
- Tại sao nói “lao động là vinh quang?” 
b/ Với những loại câu hỏi như vậy, chúng ta phải trả lời bằng văn nghị luận, không thể là kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Bởi vì câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ có lí, phải quan tâm sử dụng các khái niệm. 
Ví dụ: Trong thế giới rộng mở những giao lưu văn hóa, trí thức ngày nay việc học ngoại ngữ là để tiếp nhận những tinh hoa ở các nước, tăng cường những quan hệ giao lưu để đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Chẳng hạn học tiếng Anh có khả năng tiếp thu vi tính dễ hơn.. 
c / Hằng ngày: Trên báo đài thường có những kiểu văn bản như bình luận thể thao; hỏi đáp pháp luật; cách mua trái cây ngon... 
Kể ra 3 trường hợp em đã gặp trong đời sống mà người tham gia giao tiếp phải sử dụng phương thức nghị luận. 
Giới thiệu 1 vài chương trình thời sự bình luận trên truyền hình, Tạp chí VH, 1 bài lý luận, phê bình trên báo văn nghệ . . . 
B ài tập nhanh 
2. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
Đọc văn bản Chống nạn thất học (tr.7-8 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi : 
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? 
- Để thực hiện mục đích ấy, bài viết đưa ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. 
- Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lý lẽ nào ? Hãy liệt kê những lý lẽ ấy ? Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết ? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không ? 
 Bài phát biểu của Bác Hồ nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào? Những luận điểm Bác Hồ đưa ra có rõ ràng và thuyết phục hay không? 
 Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? 
a) Mục đích của văn bản Chống nạn thất học là Bác Hồ muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ có kiến thức mà xây dựng nước nhà. 
- Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến: 
+ Thực dân Pháp “ngu dân” để cai trị dân ta 
+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ. 
+ Những cách thức để thực hiện chống thất học. 
- Luận điểm Bác Hồ nêu ra là: 
+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí. 
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết (...) viết chữ quốc ngữ 
b) Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ: 
- Tinh trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám. 
- Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà. 
- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ. 
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận. 
Luyện tập 
II. 
B ài tập nhanh 
Nội dung tìm hiểu: Trường hợp nào sử dụng phương thức nghị luận 
Nhiệm vụ cụ thể: Khoanh vào những đề văn buộc phải sử dụng PTNL 
(1) Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Hê- len Ke- lơ: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” 
(2) Giải thích và chứng minh nhận xét: Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân. 
(3) Nêu cảm nghĩ của em về diễn văn nhậm chức của tổng thống. 
(4) Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học. 
(5) Em hãy đóng vai là Lang Liêu và kể lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” bằng lời của mình. 
(6) Suy nghĩ của em về sở thích “selfie” rồi khoe trên mạng xã hội hiện nay của 1 số người 
(7) Quan niệm của em về hạnh phúc. 
(8) Diễn văn kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
C âu 1: 
Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao? 
Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? 
Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao? 
a 
b 
c 
Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (SGK, tr9-10) và trả lời câu hỏi. 
- Nhan đề “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” đã có tính chất là bài văn nghị luận. 
a 
- Mặc dù, thân bài có kể lại một số thói quen xấu những cách thức trình bày, ý kiến nêu ra có lí lẽ, có dẫn chứng, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng. 
Tác giả đề xuất ý kiến là “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" 
b 
- Tên bài tập trung ý kiến của tác giả cần trình bày. Ngoài ra ta có thể thể một số câu, dùng khác thể hiện ý đó: 
+ Phần mở đầu có hai câu với từ là. 
+ Phần kết thúc có ba câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói xấu là dễ Kết luận: Phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh. 
- Để thuyết phục người đọc, tác giả không chỉ giải thích, dùng lí lẽ mà đưa những dẫn chứng rất sinh động. Chẳng hạn: Gạt tàn thuốc lá bừa bãi ; Vứt vỏ chuối ra đường ; Rác ùn lên cả con mương nhỏ ; Ném chai, cốc vỡ ra đường . 
Bài viết này đã nhằm giải quyết một vấn đề trong giao tiếp đời thường. Những ý kiến của bài viết rất gọn, rất chặt chẽ. 
c 
C âu 2 : 
Giới thiệu thói quen tốt, xấu 
MB 
Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (SGK, tr9-10) 
Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ 
TB 
Đ ề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp. 
KB 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài học 
01 
Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tậ p 
02 
Soạn bài: Rút gọn câu 
02 
Tạm biệt 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_7_bai_18_tim_hieu_chung_ve_van_ngh.pptx