Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 5+6: Văn bản Đi lấy mật
1. Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh.
- Buổi sáng thật là yên tĩnh, không khí mát lạnh .Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.
Rừng cây im lặng quá, một chiếc lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. Chim chóc chẳng nghe con nào kêu.
- Bóng nắng lên, mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất . Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên
+ Chim hót líu lo.Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
+ Mấy con kỳ nhông nằm phơi mình
+ Hàng ngàn con chim rừng vụt bay lên.
+ Những loài côn trùng bé nhỏ, kỳ lạ cùng thế giới đầy bí ẩn của loài ong.
Thiên nhiên rừng U Minh hiện ra với vẻ đẹp kỳ thú, đầy chất thơ, vừa giàu có vừa hoang sơ .
1. Tác giả - Đoàn Giỏi (1925-1989 ) quê ở Tiền Giang. - Ông thường viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở miền đất phương Nam. - Tác phẩm tiểu biểu: Đường về gia hương, Cá bống mú, Đất rừng phương Nam ,.. 2. Văn bản - Đề tài: Trẻ em (Tuổi thơ và thiên nhiên) - Xuất xứ: Đoạn trích “Đi lấy mật” là tên chương 9 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. - Thể loại: tiểu thuyết Các sự việc chính trong văn bản . An nhìn lên kèo ong nghĩ về cách “thuần hoá” ong rừng rất riêng biệt của người dân vùng U Minh. Rồi mọi người cùng ngồi ăn cơm dưới bụi cây râm mát. Tía nuôi An dẫn An và Cò đi lấy mật ong rừng Trên đường đi, họ nghỉ chân, Cò đố An nhận biết được con ong mật. Bóng nắng lên, họ giở cơm ra ăn; Họ tiếp tục đi đến khoảng đất rộng, An reo lên khi nhìn thấy bầy chim. Gặp một kèo ong gác, An nhớ chuyện má nuôi kể về cách đặt gác kèo ong; HS HĐN4 - 10 p Q uan sát toàn bộ VB, thực hiện các yêu cầu sau: 1. Tìm những chi tiết miêu tả không gian, cảnh vật của rừng U Minh 2. Cảnh sắc thiên nhiên được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? 3. Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy? - Buổi sáng thật là yên tĩnh, không khí mát lạnh . Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. . Rừng cây im lặng quá, một chiếc lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. Chim chóc chẳng nghe con nào kêu. - Bóng nắng lên, mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất . Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên + Chim hót líu lo.Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. + Mấy con kỳ nhông nằm phơi mình + Hàng ngàn con chim rừng vụt bay lên... + Những loài côn trùng bé nhỏ, kỳ lạ cùng thế giới đầy bí ẩn của loài ong..... 1 . Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh. Thiên nhiên rừng U Minh hiện ra với vẻ đẹp kỳ thú, đầy chất thơ, vừa giàu có vừa hoang sơ . Nhân vật Ngoại hình Cử chỉ, hành động Lời nói Nhận xét Tía nuôi An - Bên hông lủng lẳng chiếc túi, lưng mang gùi, tay cầm chà gạc Đi trước, phạt ngang nhánh gai , dọn đường.. - Bảo dừng nghỉ ăn cơm vì thấy An đã mệt (qua nghe tiếng thở) “ tía nuôi tôi chỉ nghe tiếng thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu” - Kiên nhẫn chỉ cho An cách quan sát đường ong bay trong rừng. là người lao động dày dạn kinh nghiệm, từng trải, can đảm, tính cách mạnh mẽ, giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người, trân trọng sự sống và thiên nhiên. PHIẾU HỌC TẬP (Tìm hiểu nhân vật: tía nuôi An ) Nhân vật Ngoại hình Cử chỉ, hành động Lời nói Nhận xét CÒ - Cặp chân như cặp giò nai lội suốt ngày trong rừng cũng chẳng nhằm nhò gì. -Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm. - Khi An đã thấm mệt thì Cò vẫn chưa nhằm nhò gì - Khoát tay ra hiệu đi thật khẽ . Tổ ong kìa! - Hỏi An: “Đố mày biết con ong mật là con nào?” - Giải thích cho An cách quan sát để phát hiện đường ong bay - Khi An ồ lên vì thấy rất nhiều chim . Cò: “Thứ chim này đẹp gì Thứ đổ bỏ. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết” Cò là một cậu bé sinh ra, lớn lên ở vùng đất rừng phương Nam. PHIẾU HỌC TẬP (Tìm hiểu nhân vật Cò) Cử chỉ, hành động, lời nói. Cảm nhận về má nuôi, tía nuôi, về Cò Suy nghĩ về cách “ăn ong” của người dân U Minh Nhận xét An - Quảy tòn ten một cái gùi bé - “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả”. - “Chim đẹp quá Cò ơi! Ở đây nhiều chim quá!” - “Sao biết nó về cây nào mà gác kèo?” - “Kèo là gì hở má?” - “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?” - “Quả là tôi đã mệt thật.” - Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết - Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành. - Muốn hỏi Cò đủ thứ về rừng U Minh, về cách gác kèo, cách quan sát phát hiện bầy ong, về sân chim - So sánh cách nuôi ong của người La Mã, người Ai Cập, người Mê Tây Cơ, ở Phi châu để thấy được sự độc đáo của người dân U Minh trong cách “ăn ong”. Với tía nuôi, má nuôi: An rất yêu quý, luôn nghĩ về họ với những tình cảm gần gũi, thân thuộc, ấm áp. Với Cò: có lúc An cảm thấy “ghen tị” vì Cò đi rừng thành thạo, biết nhiều về rừng U Minh; luôn ngạc nhiên, ngưỡng mộ trước sự hiểu biết về rừng U Minh của Cò . An là người ham hiểu biết, thông minh. PHIẾU HỌC TẬP (Tìm hiểu nhân vật An) Đoạn văn tham khảo Cảm nhận một chi tiết thú vị trong đoạn trích “ Đi lấy mật ” Đọc văn bản “ Đi lấy mật ” trích trong tiểu thuyết “ Đất rừng phương Nam ” của nhà văn Đoàn Giỏi, em thấy chi tiết miêu tả dáng vẻ bề ngoài của An là chi tiết thú vị nhất. Chi tiết ấy được chính An kể lại: “ Tôi đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua ”, trong khi thằng Cò, là con đẻ của má lại phải “ đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm .”. Chi tiết này cho thấy An được gia đình Cò rất yêu thương và An cảm nhận được tình yêu thương vô bờ ấy. Má đã nuôi ra tận ngoài xóm bìa rừng mượn cái gùi nhỏ để An có món đồ mang đi rừng vừa với sức mình. Cả tía nuôi, má nuôi và Cò đã dành cho An sự “ưu tiên” vì biết An chưa quen với cuộc sống lao động vất vả và việc đi rừng không hề dễ dàng. Chi tiết ấy cũng thể hiện được cảm giác ấm áp, xúc động và lòng biết ơn của An khi nghĩ về má nuôi. Đọc chi tiết này, em thực sự trân trọng tấm lòng nhân ái của con người nơi đất rừng phương Nam. STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 5 - 7 câu. 2 Đoạn văn đúng chủ đề: Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị . 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn. 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_tiet_56_van_ban_di_lay_mat.pptx