Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 88: Tiếng Việt Từ đồng nghĩa

Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 88: Tiếng Việt Từ đồng nghĩa

Ví dụ 1:

Bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”

 Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

 Xa trông dòng thác trước sông này.

 Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

Rọi : chiếu luồng ánh sáng thẳng vào một vật nào đó.

- Trông: dùng mắt nhìn để nhận biết .

 

pptx 43 trang bachkq715 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 88: Tiếng Việt Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Một gia đình nhỏ, một hạnh phúc to” Một nụ cười bé, cha vui cả ngàyMột vài tiếng khóc, mẹ lo hằng đêmThầm cầu mong cho, con sẽ an lànhChín tháng sinh thành, một đời yêu thươngMột vòng tay lớn, ôm con vào lòngMột bàn chân to, cho con tập điDù ngày mai kia, con lớn nên ngườiNhưng với cha mẹ, vẫn mãi bé thơ.À ơi à ơi,Con ngủ cho ngoan, giấc mơ sẽ mang đầy lời mẹ ru.À ơi à ơi,Mãi mãi chúng ta. Một gia đình nhỏ. Một hạnh phúc to. -Nguyễn Văn Chung-“Một gia đình nhỏ, một hạnh phúc to” Một nụ cười bé, cha vui cả ngàyMột vài tiếng khóc, mẹ lo hằng đêmThầm cầu mong cho, con sẽ an lànhChín tháng sinh thành, một đời yêu thươngMột vòng tay lớn, ôm con vào lòngMột bàn chân to, cho con tập điDù ngày mai kia, con lớn nên ngườiNhưng với cha mẹ, vẫn mãi bé thơ.À ơi à ơi,Con ngủ cho ngoan, giấc mơ sẽ mang đầy lời mẹ ru.À ơi à ơi,Mãi mãi chúng ta. Một gia đình nhỏ. Một hạnh phúc to. -Nguyễn Văn Chung-Tiết: 88 Tiếng Việt:TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Bài học : 1.Thế nào là từ đồng nghĩa? TỪ ĐỒNG NGHĨA Ví dụ 1:Bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, 	Xa trông dòng thác trước sông này.	Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,	Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.Rọi : chiếu luồng ánh sáng thẳng vào một vật nào đó.- Trông: dùng mắt nhìn để nhận biết .Ví dụ 1 – Bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, 	Xa trông dòng thác trước sông này.	Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,	Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.Tìm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với các từ sau :rọitrôngchiếu, soi, toả nhìn, ngó, ngắm, xem, dòm, liếc, .? Hãy giải thích nghĩa của các từ vừa tìm được ?Hướng ánh sáng phát ra đến một điểm nào đó.Chiếu ánh sáng vào một vật nào đó để nhận biết. Dùng mắt nhìn để nhận biết. Nhìn kĩ, nhìn say sưa để thỏa lòng yêu thích.Đưa nghiêng con mắt để nhìn.*Rọi - Chiếu, Soi*Trông - Ngắm - Liếc.Từ đồng nghĩa*Chiếu:*Soi:* Ngắm* Liếc:* Rọi :*Trông:Hướng ánh sáng đến một điểm nào đó.? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trên ?Nghĩa giống nhau. - Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau đều được gọi là từ đồng nghĩa.Nghĩa gần giống nhau. - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.I. Bài học:1.Thế nào là từ đồng nghĩa?TỪ ĐỒNG NGHĨAa - Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,Xa trông dòng thác trước sông nàyNước bay thẳng xuống ba nghìn thướcTưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây ( Xa ngắm thác núi Lư - Lý Bạch)b - Trông cho chân cứng đá mềmTrời yên, bể lặng mới yên tấm lòng ( Ca dao )c - Mẹ dặn em : “ Con nhớ trông em cho cẩn thận nhé”! - Nghĩa của từ “ Trông”: Mong.Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn. Nhìn để nhận biết.Ví dụ :-> Từ trông là từ nhiều nghĩa, thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Trông Nhìn để nhận biết:Mong:Coi sóc, gữ gìn cho yên ổn:nhòm, xem, dòm, ngó...đợi, ngóng, chờ, chăm nom, chăm sóc, giữ gìn, trông coi, .=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.I. Bài học :1.Thế nào là từ đồng nghĩa? - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.TỪ ĐỒNG NGHĨATRÒ CHƠI : KẾT BẠNTổ quốc, bao la, tặng, có vẻ như, mênh mông, giang sơn, thênh thang, đất nước, hình như, biếu, cho, dường như.“ Kết bạn” bằng cách tìm các từ đồng nghĩa với nhau và kết thành 4 nhómTRÒ CHƠI : KẾT BẠNTổ quốc, giang sơn, đất nước.ĐÁP ÁNBao la, mênh mông, thênh thang. Tặng, biếu, cho. Có vẻ như,hình như,dường như.I. Bài học :1.Thế nào là từ đồng nghĩa?2. Các loại từ đồng nghĩa? TỪ ĐỒNG NGHĨACÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 1.Đọc ngữ liệu 1 SGK/ 114.- So sánh nghĩa của hai từ trái, quả ? Câu hỏi: So sánh nghĩa của hai từ trái, quả trong hai ví dụ sau: Rủ nhau xuống bể mò cuaĐem về nấu quả mơ chua trên rừng. (Trần Tuấn Khải). Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. ( Ca dao).quả, trái: Là bộ phận của cây do bầu nhụy phát triển thành.quả(Cách gọi ở miền Bắc)Từ toàn dân.Từ đồng nghĩa hoàn toàn Nghĩa giống nhau Không phân biệt sắc thái trái(Cách gọi ở miền Nam) Từ địa phương.CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 2.Đọc ngữ liệu 2 SGK/ 114.Nghĩa của hai từ bỏ mạng, hy sinh có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau?Câu hỏi: Nghĩa của hai từ bỏ mạng, hy sinh có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau? Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.hi sinh, bỏ mạng ( chÕt )hi sinhChÕt v× nghÜa vô, lÝ tưởng cao đẹp (s¾c th¸i kÝnh träng ) bá m¹ng ChÕt v« Ých (sắc thái khinh bØ, giễu cợt)Sắc thái nghĩa khác nhauTõ ®ång nghÜa kh«ng hoµn toµn Các loại từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa hoàn toàn:+ Nghĩa giống nhau. + Không phân biệt sắc thái ý nghĩa.- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:+ Nghĩa giống nhau.+ Sắc thái ý nghĩa khác nhau.I. Bài học :1.Thế nào là từ đồng nghĩa?2. Các loại từ đồng nghĩa: - Đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa).- Đồng nghĩa không hoàn toàn ( sắc thái nghĩa khác nhau).TỪ ĐỒNG NGHĨATrò Chơi: Đi tìm ẩn số?Tìm các từ có nghĩa chỉ về người phụ nữ sinh ra mìnhMá MẹBầmBu Mạ U I. Bài học :1.Thế nào là từ đồng nghĩa?2. Các loại từ đồng nghĩa:3. Sử dụng từ đồng nghĩa:TỪ ĐỒNG NGHĨACÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 3.1. Có thể thay thế từ trái và quả; bỏ mạng và hi sinh cho nhau không? Tại sao?2. Nhận xét về cách sử dụng từ đồng nghĩa qua phân tích các ví dụ trên.* Ví dụ:- Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.- Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao)* Thay các từ đồng nghĩa quả và trái cho nhau: - Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu trái mơ chua trên rừng. - Chim xanh ăn quả xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao)-> Thay thế cho nhau được (Sắc thái nghĩa không thay đổi).* Ví dụ:- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. * Thay các từ đồng nghĩa bỏ mạng và hi sinh cho nhau: - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã hi sinh.- Công chúa Ha-ba-na đã bỏ mạng anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. -> Không hay thế cho nhau được (Sắc thái nghĩa có thay đổi).=> Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.I. Bài học :1.Thế nào là từ đồng nghĩa?2. Các loại từ đồng nghĩa:3. Sử dụng từ đồng nghĩa: - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.TỪ ĐỒNG NGHĨACÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 4.Chia tay và chia li có đồng nghĩa với nhau không ? Có thể thay thế chia li bằng chia tay ở tiêu đề văn bản “Sau phút chia li” không ? Vì sao?Chia tay, chia li: Rời xa nhau, mỗi người một nơi.chia tay: xa nhau có tính chấttạm thời, thường sẽ gặp lai nhau trong tương lai gần.chia li: xa nhau lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau. Tiêu đề “Sau phút chia li”: -> “chia li” mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ. I. Bài học :1.Thế nào là từ đồng nghĩa?2. Các loại từ đồng nghĩa:3. Sử dụng từ đồng nghĩa: - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.- Cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.TỪ ĐỒNG NGHĨAII. Luyện tập:BT4/ 115: Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đỏ trong các câu sau:Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.Anh đừng làm như thế người ta nói cho ấy Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.Món quà anh gửi, tôi đã trao tận tay chị ấy rồi.Bố tôi tiễn khách ra đến cổng rồi mới trở về.Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã phàn nàn.Anh đừng làm như thế người ta cười cho ấy Cụ ốm nặng đã mất hôm qua rồi.BT6/ 116: Chọn từ thích hợp điền vào các câu sau :1. Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành tích/ thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.2. Trường ta đã lập nhiều thành tích / thành quả để chào mừng ngày Quốc khánh 2/9.3. Bọn địch ngoan cường / ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.4. Ông đã ngoan cường / ngoan cố giữ vững khí tiết cách mạng. TRÒ CHƠI : “Tôi không nói thế đâu”- Có 4 câu văn sử dụng sai từ ngữ do hiểu sai về cách dùng các từ đồng nghĩa.- Em hãy phát hiện từ bị dùng sai và chữa lại cho đúng.- Mỗi tổ được lựa chọn 1 câu theo hình thức bốc thămCâu 1 Họ thút thít nói chuyện với nhau.Hiện nay, không ít người sống ích kỷ,không giúp đỡ, bao che những người nghèo khổ.Phòng tranh có trình bày rất nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng.Câu 3 :Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giảng dạy về lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.Câu 2 Câu 4 (chở che )( thủ thỉ )(răn dạy )(trưng bày) Bài tập:Tìm từ đồng nghĩa với từ thông minh, chăm chỉ? Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) về người bạn mà em yêu quý, trong đó có sử dụng 2 cặp từ đồng nghĩa trên. Hướng dẫn:Yêu cầu: Hình thức: Viết đúng cấu trúc đoạn văn , đầuđoạn lùi vào một chữ, viết hoa chữ cái đầu dòng và kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.Nội dung: chủ đề người bạn em yêu quý.Câu 1: Giới thiệu người bạn em yêu quý.Câu 2, .: + Miêu tả những điểm nổi bật của bạn + Phẩm chất của bạn. + Mối quan hệ của bạn với em và mọi người Câu cuối: Tình cảm của em dành cho bạn Kiều Anh là người mà em yêu quý nhất. Bạn có dáng người nhỏ nhắn, làn da trắng hồng nhưng điểm nổi bật nhất là mái tóc mây óng dài đến ngang hông và đôi mắt đen lóng lánh như biết nói. Kiều Anh không chỉ xinh xắn, hiền dịu mà còn học hành chăm chỉ và rất thông minh. Ở lớp, Kiều Anh luôn giúp đỡ các bạn học yếu, sẵn sàng giảng lại tỉ mỉ cho ai chưa hiểu bài. Những buổi lao động của lớp, của trường, bạn làm việc rất siêng năng. Thầy cô luôn khen ngợi cô học trò sáng dạ, ngoan hiền ấy. Em rất yêu quý Kiều Anh và bạn là một tấm gương sáng để chúng em học tập, noi theo.Dặn dò Học bài, làm bài tập còn lại. Ôn tập trong đề cương chuẩn bị kiểm tra giữa kì.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_7_tiet_88_tieng_viet_tu_dong_nghia.pptx