Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Ôn tập và nâng cao Cổng trường mở ra

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Ôn tập và nâng cao Cổng trường mở ra

Bài 1: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về thế giới kì diệu sẽ mở ra su cách cổng trường

Thân đoạn: (Đảm bảo các ý sau)

 -Là biển vàng của tri thức, cho ta bao điều mới mẻ về các lĩnh vực khác nhau

 -Bồi đắp nuôi dưỡng dạy ta đạo làm người

 -Cho ta hơi ấm tình thương hạnh phúc từ người cha, mẹ, anh, chị và gười em thức hai tại mái nhà thứ hai yêu dấu

 -Cho ta được viu chơi giải trí cùng bạn bè

 -Dạy ta phải không ngừng vươn lên, để phát triển sau này là một công dân có ích cho đất nước

 => Bươc qua nơi đây cho ta một tuổi thơ kì diệu, bé bỏng từng bước vươn lên tiến lên lớn lên không ngừng để xứng đáng là con ngoan trò giỏi sau này

Mở đoạn:

 -Giới thiệu chi tiết cần cảm nhận

 -Cảm nhận chung của em về chi tiết đó

 

pptx 12 trang bachkq715 4710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Ôn tập và nâng cao Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VÀ NÂNG CAOVĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RAI- KIẾN THỨCLý thuyết - Qua cách miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả -> cảm xúc chân thật, rất giống nhau của bao nhâu thế hệ trẻ=> Cho ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi người và xã hội2. Mở rộng và nâng cao-Tâm trạng sâu lắng từ nỗi lo âu đến hồi hộp của người mẹ-Sự hồn nhiên vô tư và thanh thản của người conCho thấy sự đối lập cảm xúc của người mẹ và đứa con-Sự tin tưởng của người mẹ đôi với nền giáo dục-Các câu văn khẳng định về vai trò to lợn của nềm giáo dục=> Vai trò quan trọng của nến giáo dục đối vơi mõi người và xã hội*Ở phần này học sinh cần phải biết phân tích tâm trạng và cảm xúc của người mẹII-LUYỆN TẬP Mở đoạn: -Giới thiệu chi tiết cần cảm nhận -Cảm nhận chung của em về chi tiết đóBài 1: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về thế giới kì diệu sẽ mở ra su cách cổng trường2. Thân đoạn: (Đảm bảo các ý sau) -Là biển vàng của tri thức, cho ta bao điều mới mẻ về các lĩnh vực khác nhau -Bồi đắp nuôi dưỡng dạy ta đạo làm người -Cho ta hơi ấm tình thương hạnh phúc từ người cha, mẹ, anh, chị và gười em thức hai tại mái nhà thứ hai yêu dấu -Cho ta được viu chơi giải trí cùng bạn bè -Dạy ta phải không ngừng vươn lên, để phát triển sau này là một công dân có ích cho đất nước => Bươc qua nơi đây cho ta một tuổi thơ kì diệu, bé bỏng từng bước vươn lên tiến lên lớn lên không ngừng để xứng đáng là con ngoan trò giỏi sau nàyGợi ý3. Kết đoạn: -Nêu kết lại cảm nhận chung của em về thế giới kì diệu sẽ raĐoạn văn tham khảo:Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.Nguồn : InternetBài 2: Có ý kiến cho rằng “Người mẹ trong văn bản cỏng trường mở ra không ngủ được vì lo cho con trước ngày khai trường. Em có đồng tình với ý kiến đó không vì sao?Gợi ýHọc sinh bày tỏ quan điểm của mình: +Đồng tình: nêu được lý do +Bác bỏ: nêu được lý do +Vừa dồng tình vừa bác bỏ: nêu được lý doBài 3:Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản cổng trường mở raGợi ý1. Mở bài: giới thiệu bài cổng trường mở ratrước khi ngày đầu con đến lớp.2. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra*Cảm xúc của người mẹ về ngày đầu đứa con đến trường-Buổi tối trước ngày khai trường người mẹ cứ trằn trọc không ngủ được-Người mẹ lo cho con ngày mai sẽ như thế nào khi đến trường và nhớ lại kỉ niệm ngày xưa đến trường của mình-Người mẹ chuẩn bị sẵn sang đồ dùng cho con vào ngày mai: quần áo, sách vở, bút thước, -Người mẹ liên tưởng dến ngày đầu đi hịc của mình rồi bồi hồi, nhớ nhung* Cảm xúc của đứa con thơ ngày đầu đến trường:-Cậu bé hết sức hồn nhiên, vô tư-Cậu bé háo hức chi ngày ngày khai trường ngày mai, cậu cứ nghĩ đây là một --chuyến đi chơi xa-Với tuổi lên sáu thì cậu không hề bận tâm về buổi học đầu tiên về ngày mai-Cậu giúp mẹ dọn đồ chơi-Giấc ngủ với cậu là một điều dễ dàng*Cảm nghĩ của người mẹ về mai trò của nhà trườngLà nơi nuổi lớn con của mẹLà nơi đào tạo sự trưởng thành của con ngườiLà nơi kì diệu của con người3. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về Cổng trường mở raBài văn tham khảo“Cổng trường mở ra “ thuộc loại văn bản biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ với con thơ (lên bảy tuổi) qua độc thoại nội tâm của người mẹ hiền. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của đứa con vào học lớp Một.“Ngày mai con vào lớp Một”, con đã “lớn lên” nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như xe tăng thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thú, ..trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay con đã “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi” sau khi nghe mẹ nói : “Ngày mai đi học, đã là cậu học sinh lớp Một rồi”. Cậu con trai lên bảy “đã lớn” về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con “háo hức” như trước đây “ vào đêm trước ngày đi chơi xa”, con cũng ý thức được “ngày mai thức dậy cho kịp giờ”, nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành “dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với vao xúc động và tràn ngập yêu thương : “Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ, hạnh phúc của tình mẫu tử. Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “ không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến sau khi buông màn, ém góc, đắp mềm cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bỗng không biết làm gì nữa”. Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi lên giường nằm, người mẹ vẫn “trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học’ vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp Mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới , đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”. “Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi”. Những gì cần cho con trong ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị rất chu đáo”. Chẳng còn điều gì lo lắng nữa, nhưng sao mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỉ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêm nay lại vang lên bên tai mẹ : “Hằng năm, cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nhắm lấy bàn tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” Mẹ lại muốn “khắc ghi vào lòng con” bề cái ngày “ hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường cũng nhớ “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cảnh cổng . Người mẹ đã “sống” với kỉ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu, những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ “rạo rực”, cứ “bâng khuâng”, cứ “ xao xuyến” mãi trong lòng mẹ. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía. Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội”. Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đểu chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được gọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được nhà nước “điều chỉnh kịp thời” vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng “ mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dằm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ trẻ về ngày khai trường ở Nhật .đã thể hiện ước mơ của người mẹ mốn đứa con yêu của mình được hưởng một nên giáo dục tiến bộ nhất, trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước. Phần cuối, Lý Lan nói lên tâm trạng và ý nghĩa về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.. Mẹ sẽ đưa con đến trường, sẽ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra .. Cử chỉ ấy vừa cho thấy sự yêu thương, chăm sóc, vừa thể hiện sự tin cậy, tin tường của mẹ dành cho con. “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trưởng là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đây là câu văn hay nhất trong bài “Cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “ can đảm lên” đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày “lớn lên”, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới diệu kì tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay hầu hết được vun trồng trong thế giới kì diệu đó. Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi Tóm lại, bài “Cổng trường mở ra” đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hy vọng về tương lại học hành tốt đẹp của con. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc, vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng : “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học bao la.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_on_tap_va_nang_cao_cong_truong_mo_ra.pptx