Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 52: Điệp Ngữ - Năm học 2020-2021 - Đặng Thị Thuỳ Linh

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 52: Điệp Ngữ - Năm học 2020-2021 - Đặng Thị Thuỳ Linh

*/ Tác dụng :

- Từ “nghe” : nhấn mạnh cảm giác của người lính khi nghe tiếng gà trưa.

Từ “vì” : nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.

 Cụm từ “chưa ngủ” : nhấn mạnh tâm trạng lo lắng, thao thức, trằn trọc của Bác.

 Câu “khăn thương nhớ ai”: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết dành cho người yêu thương của nhân vật trữ tình.

 

ppt 35 trang bachkq715 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 52: Điệp Ngữ - Năm học 2020-2021 - Đặng Thị Thuỳ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁOVỀ DỰ GIỜ GIÁO VIÊN :ĐẶNG THỊ THÚY LINH MÔN DẠY: NGỮ VĂNNĂM HỌC: 2020-2021PHÒNG GD& ĐT TP BUÔN MA THUỘTTRƯỜNG THCS THÀNH NHẤTKIỂM TRA BÀI CŨ 1.Thế nào là thành ngữ ? Nêu đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ ? ĐÁP ÁN1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ : ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.KIỂM TRA BÀI CŨ 2. Quan sát tranh để tìm thành ngữ, cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó Đem con bỏ chợ Chê bai con người làm việc thiếu trách nhiệm Thầy bói xem voi-> Ý chỉ con người khi xem xét sự vật nhưng chưa xem xét một cách toàn diệnCưỡi ngựa xem hoa Chê bai người nào đó khi xem xét sự việc chỉ xem qua loa , đại khái GạoChuột sa chĩnh gạo-> Rất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạNước mắt cá sấu Sự giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.KHỞI ĐỘNG- Nghe bài hát.- Tìm những từ ngữ lặp lại trong bài hát?I. ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ1. Xét ví dụTiết 52 : Điệp ngữ Ví dụ 1 Ví dụ 2Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ :“Cục ... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơVí dụ 3Hoạt động cá nhân( 2 phút)Câu hỏi: Trong 4 ví dụ trên, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?Lặp lại mấy lần? Nhận xét cấu tạo của những từ ngữ đó? Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) Ví dụ 4Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đấtKhăn thương nhớ aiKhăn vắt trên vai Ví dụ 1 Ví dụ 2Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ :“Cục ... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ Ví dụ 3 “ Nghe” -> Lặp lại 3 lần ( 1 từ )“ Vì”-> Lặp lại 4 lần (1 từ )“chưa ngủ”-> lặp lại 2 lần ( 1cụm từ)“Khăn thương nhớ ai ” -> Lặp lại 3 lần ( 1 câu )Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đấtKhăn thương nhớ aiKhăn vắt trên vaiVí dụ 4*/ Tác dụng : - Từ “nghe” : nhấn mạnh cảm giác của người lính khi nghe tiếng gà trưa.Từ “vì” : nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. Cụm từ “chưa ngủ” : nhấn mạnh tâm trạng lo lắng, thao thức, trằn trọc của Bác. Câu “khăn thương nhớ ai”: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết dành cho người yêu thương của nhân vật trữ tình.Tác dụng chung: để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. GV: Lê Thị Xuân HuyềnGHI NHỚ Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hay câu nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. GV: Lê Thị Xuân HuyềnTìm điệp ngữ và chỉ ra tác dụng Anh đi anh nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.Nhớ ai dãi nắng dầm sương,Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Điệp ngữ là một từ.Tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người đi xa. GV: Lê Thị Xuân HuyềnTìm điệp ngữ và chỉ ra tác dụng Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa thấp thoáng mái đình, chùa cổ kính.Dưới bóng tre xanh ta giữ gìn nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Điệp ngữ là một cụm từ .Tác dụng nhấn mạnh nền văn hóa Việt Nam ta có mối quan hệ mật thiết với bóng tre, tre chính là biểu tượng văn hóa của người Việt.GV: Lê Thị Xuân HuyềnTìm điệp ngữ trong mỗi VD sau và chỉ rõ cấu tạo, tác dụng . Hồ Chí Minh muôn năm!Hồ Chí Minh muôn năm!Hồ Chí Minh muôn năm!Phút giây thiêng liêng Anh gọi Bác ba lần. Điệp ngữ là một câu thơ .Tác dụng nhấn mạnh sự xúc động của anh Trỗi về Chủ tịch Hồ Chí Minh? Tìm những từ ngữ được lặp lại trong hai đoạn văn sau.? Cách lặp lại từ ngữ trong hai đoạn văn có gì khác nhau. ? Từ đó em rút ra lưu ý gì.Đoạn văn 1Đoạn văn 2Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.(Ilia Erenbua)Em rất yêu khu phố nơi em sinh sống. Khu phố có nhiều thứ em yêu. Em yêu con đường dẫn vào khu phố. Em cũng yêu những cây to trong khu phố. Em yêu cả những con người trong khu phố.(Nguyễn Kiều Nhi)THẢO LUẬN NHÓM ( 5PHÚT)Đoạn văn 1Đoạn văn 2Từ ngữ lặp lạiYêuYêu, em, khu phốKhác nhauLưu ý- Từ “yêu” là điệp ngữ. Lặp lại có chủ ý.- Có tác dụng làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.=> Có giá trị biểu cảm.Cần phân biệt phép điệp ngữ với lỗi lặp từ-Từ “yêu”, “em”, “khu phố” là lỗi lặp từ. - Lặp lại một cách vô thức- Làm câu văn lủng củng không rõ ý.=> Không có giá trị biểu cảm. Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ – một loại lỗi mà các em thường mắc phải do vốn từ nghèo nàn. CHÚ Ý VD 2:2a/ Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách trắng mở tung trắng cả rừng chiều ....Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu saThương em, thương em, thương em biết mấy .( Phạm Tiến Duật ) 2b/ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? ( Đoàn Thị Điểm )VD 1 :“Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ :“Cục ... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ ” ( Xuân Quỳnh )II. Các dạng điệp ngữ.1. Tìm hiểu VD.Thảo luận nhóm 5p?So sánh điệp ngữ trong các ví dụ, tìm đặc điểm của mỗi dạng?Thảo luận nhóm trong 5 phút và hoàn thành bảng sauVí dụVí dụ 1Ví dụ 2a sgk/152Ví dụ 2b sgk/152Vị tríĐặc điểmCác dạng điệp ngữThảo luận nhóm: hoàn thành bảng sauVí dụVí dụ 1Ví dụ 2a sgk/152Ví dụ 2b sgk/152Vị tríĐặc điểmCác dạng điệp ngữTừ “nghe” lặp lại ở các vị trí cách xa nhau, giữa các từ lặp lại Từ “ rất lâu”, “ khăn xanh”, “thương em” lặp lại ở vị trí liên tiếp ( kề sát nhau)Từ “thấy”, “ngàndâu” ở cuối câu trướclặp lại ở đầu câu sau Điệp ngữcách quãng Điệp ngữ nối tiếp Điệp ngữchuyển tiếp( ĐN vòng)	GV: Lê Thị Xuân HuyềnGHI NHỚ Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng ). Em hãy cho biết các kiểu điệp ngữ trong ba ví dụ sau: a.Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa b.Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội.Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh xanh mãi tươi màu tre xanh (Nguyễn Duy)Điệp cách quãngĐiệp chuyển tiếpĐiệp nối tiếpIII. Luyện tậpBài tập 1 : Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?a. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!Dân tộc đó phải được độc lập! (Hồ Chí Minh) Bác muốn nhấn mạnh dân tộc Việt Nam đã anh dũng đấu tranh chống kẻ thù, nay phải được độc lập, tự do.III. Luyện tậpBài tập 1 Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ? Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây,Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm,Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng 	 (Ca dao) Thể hiện nỗi lo lắng nhiều bề và sự cầu mong mưa thuận gió hòa cho công việc của người nông dân, điệp ngữ tạo nên âm điệu đằm thắm, tính nhạc cho bài ca daoIII. Luyện tậpBài tập 2 : Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những loại điệp ngữ gì ? Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.	( Khánh Hoài )- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng- Một giấc mơ: điệp ngữ chuyển tiếp.a.Theo em trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm không ?Bài tập 3 (SGK T 153) Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em .Bài tập 3Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa. Nào là hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày quốc tế Phụ nữ em hái hoa tặng mẹ và chị. * Nhận xét: Đoạn văn lủng củng, lặp từ , không có tính biểu cảm.  Lỗi lặp từ* Sửa lại đoạn văn .III. Luyện tập: Buổi sáng mùa thu, sân trường tràn ngập sắc nắng. Nắng nhảy nhót trên những tàu lá xanh, nắng nhuộm vàng những sắc hoa, nắng đậu trên vai áo của thầy cô, của bạn. Nắng làm bừng sáng lớp học, bừng sáng gương mặt học trò.* Đoạn văn tham khảo :Bài tập 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Gạch chân dưới các điệp ngữ.Bài tập 4: SGK/153. VD : Quê hương ! Hai tiếng thân thương ấy luôn vang lên trong trái tim những con người xa quê. Ta yêu quê hương vì nơi đó có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Ta yêu quê hương vì ở nơi đó ta cất tiếng khóc chào đời. Ta yêu quê còn vì cả một thời ấu thơ ta đã gửi trọn nơi đây. Quê hương đã nâng đỡ, vun đắp, nuôi dưỡng tâm hồn ta. Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sôngQuê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm.Quê hương là : điệp ngữ cách quãng Ai nhanh hơn ???HƯỚNG DẪN HỌC TẬP- Nắm lại khái niệm, tác dụng, các loại điệp ngữ- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ- Nhận xét về cách sử dụng điệp ngữ trong một đoạn văn đã học.+ Đối với bài học ở tiết này :+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo : Đọc kỹ bài : Chơi chữ, xem trước :	+ Khái niệm, tác dụng của chơi chữ.	+ Các lối chơi chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_52_diep_ngu_nam_hoc_2020_2021_d.ppt