Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 94+95: Ý nghĩa văn chương - Trường THCS An Hồng

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 94+95: Ý nghĩa văn chương - Trường THCS An Hồng

 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

 Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

 Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

 Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống

 Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

 Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

 

ppt 42 trang bachkq715 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 94+95: Ý nghĩa văn chương - Trường THCS An Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV GIẢNG DẠY: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HOA CHÀO CÁC EM HỌC SINH KHỐI 7TRƯỜNG THCS AN HỒNG2Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG- HOÀI THANH-Tiết 94,95 - Văn bản: I. Đọc - chú thích1. ĐọcHướng dẫn đọc:Đọc rành mạch, rõ ràng diễn cảm thể hiện được cảm xúc của người viết.Đặc biệt là giọng trầm buồn ở câu chuyện kể - đoạn 1 và những câu cảm thán, câu hỏi tu từ. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG 	Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. 	Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài... 	Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống 	Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. 	Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? 	Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 	Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...	Hoài Thanh2. Chú thích -Dựa vào chú thích * (sgk/61) trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.- Giải nghĩa các từ khó trong văn bản, lưu ý các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11.Hoài Thanh (1909-1982)Hoài Thanh ( 1909-1982)- Quê: Nghi Trung, huyện Nghi Lộc- Nghệ An.- Là nhà phê bình văn học xuất sắc.- Năm 2000 được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.- Tác phẩm nổi tiếng: Thi nhân Việt Nam.2. Chú thícha. Tác giảb. Tác phẩm- Viết năm 1936, in trong "Văn chương và hoạt động". c. Giải nghĩa từ ngữ :- Lưu ý các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11.7VĂN CHƯƠNGHẹp hơn: tính nghệ thuật hay vẻ đẹp của lời văn.Nghĩa hẹp: các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ Nghĩa rộng: bao gồm cả triết học, chính trị, sử học, văn học Nghĩa của từ:II. Tìm hiểu văn bản1. Tìm hiểu khái quát - Kiểu bài: Nghị luận văn học. - Phương thức BĐ: nghị luận- Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của văn chương-Phương thức BĐ: - Vấn đề nghị luận:- Bố cục:- Bố cục 2 phần:+ P1: Từ đầu -> muôn loài =>Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.+ P2: Đoạn còn lại=>. Ý nghĩa, công dụng của văn chương.9 “ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [...]”Tìm hiểu phần 1:- Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện một thi sĩ ở Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?Tìm câu văn khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương .Ở phần này, tác giả đã lập luận theo cách nào? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? 2. Tìm hiểu chi tiết a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.10Con chim sắp chết, thi sĩ thương hại khóc nức lênTiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loàiDẫn chứngLí lẽLí lẽLuận điểm -> Tác giả lập luận theo lối quy nạp: Đi từ dẫn chứng (Kể chuyện) , lí lẽ để dẫn tới luận điểm cơ sở :Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương muôn loài => Nêu vấn đề - Dẫn dắt tới luận điểm một cách bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn.Cách lập luận 11Có ý kiến cho rằng: “ Quan niệm về nguồn gốc văn chương của Hoài Thanh là chưa đầy đủ”. Em có đồng ý không? Vì sao? Đồng ý vì: Tác giả nói “cốt yếu” là nói tới cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả 12Trăm năm trong cõi người ta,Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.Trải qua một cuộc bể dâu,Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chungMR về nguồn gốc của văn chương: Văn chương bắt nguồn từ lòng thương, từ số phận con người Ca dao: Thân em như trái bần trôi Truyện Kiều – Nguyễn Du13 Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động. Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.O du kích (Tố Hữu)-> Văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng-> Văn chương bắt nguồn từ đời sống văn hoá, lễ hội, trò chơi ... (ca dao, hò, vè, đồng dao, ) 16Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động. Văn chương bắt nguồn từ lòng thương. Văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm.Văn chương bắt nguồn từ đời sống văn hoá, lễ hội, trò chơi ... => Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa.b. Ý nghĩa, công dụng của văn chương Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống 	Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. 	Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? 	Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 	Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non , hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...Câu văn thể hiện luận điểm “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng....văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.* Ý nghĩa+ Văn chương Phản ánh cuộc sống; +Sáng tạo ra sự sống. => làm cho đời sống trở nên phong phú và tốt đẹp.Chỉ ra: Câu văn thể hiện luận điểm? Theo lập luận của tác giả thì văn chương có ý nghĩa gì? nhà văn đã đưa ra những chứng cớ nào để làm rõ ý nghĩa, công dụng của văn chương? Nhận xét cách lập luận? -Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non , hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.=>Văn chương giúp con người biết đồng cảm, sẻ chia với những nhân vật, với những số phận khác; tạo nên những tình cảm đẹp mà trước khi thưởng thức tác phẩm văn chương ta chưa có; Bồi dưỡng thêm phong phú, sâu sắc tình cảm đẹp mà con người đã có sẵn; Thi nhân giúp con người nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống. -> Lập luận diễn dịch chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh; NT liệt kê, điệp ngữ. 	 Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. 	Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? 	Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 	Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. Luận điểm Dẫn chứng Lí lẽDẫn chứng-> Tác giả lập luận theo lối diễn dịch: nêu luận điểm rồi đưa lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm. 21- Đoạn cuối Lập luận bằng cách nào? Khẳng định điều gì? 	Nếu trong pho lịch sử loài người xóa đi các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!Lập luận bằng câu nghi vấn theo lối giả định kết thúc bằng dấu chấm than : nếu thì ( giả thiết – kết quả)Khẳng định vai trò, ý nghĩa kì diệu của văn chươngKhẳng định vai trò quan trọng của văn nghệ sĩ trong đời sống.Bức thông điệp cho độc giả: cần biết trân trọng, yêu mến văn nghệ sĩ và các tác phẩm có giá trị của họ.III. Ghi nhớ/sgk1. Nội dung+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng thương người và muôn vật, muôn loài.+ Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống tình cảm con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.+ Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.2. Nghệ thuật+ Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục.+ Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: Khi trước, khi sau, khi hoà với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.+ Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.3. Ý nghĩa: Thể hiện quan điểm sâu sắc của nhà văn về văn chương. IV. Luyện tậpBài 1: Quan sát tranh điền vào chỗ trống tên các tác phẩm văn học và nội dung phản ánh của các tác phẩm văn học đó.24Số 1Văn chương phản ánh ..25Số 1. Văn chương là hình dung của sự sốngVăn chương phản ánh cuộc sống phong phú, đa dạng của chúng ta.Văn chương phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nướcSơn Tinh, Thủy TinhNam quốc sơn hàPhò giá về kinh26Số 2Văn chương phản ánh . 27Số 2 Văn chương là hình dung của sự sốngVăn chương phản ánh cuộc sống phong phú, đa dạng qua chất liệu hiện thực cuộc sống.Văn chương phản ánh tình yêu quê hương đất nước. Qua Đèo NgangTinh thần yêu nước của nhân dân taCa dao về tình yêu quê hương, đất nc.Bài 2: Điền sơ đồ29Ý nghĩa văn chươngNguồn gốcĐời sống thiếu văn chương sẽ rất nghèo nàn Ý nghĩa Công dụng30Ý nghĩa văn chươngNguồn gốc Là tình cảm,lòng vị thaPhản ánh sự sống,Sáng tạo sự sốngGây tình cảm không cóLuyện tình cảm sẵn cóĐời sống thiếu văn chương sẽ rất nghèo nàn Ý nghĩa Công dụngVề nhàHoài Thanh viết “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.32Văn chương là hình dung của sự sốngVăn chương phản ánh cuộc sống phong phú, đa dạng qua chất liệu hiện thực cuộc sống.Văn chương phản ánh tình cảm gia đình. Tiếng gà trưaCuộc chia tay của những con búp bêCa dao về tình cảm gia đình33Văn chương là hình dung của sự sốngVăn chương phản ánh cuộc sống phong phú, đa dạng qua chất liệu hiện thực cuộc sống.Văn chương phản ánh cuộc đời, số phận con người.Truyện Kiều Bánh trôi nướcCa dao than thân34 Nhiệm vụ của văn chương Văn chương là hình dung của sự sốngVăn chương còn sáng tạo ra sự sốngCuộc sống ấy có thể không có, chưa có trong hiện tại nhưng có thể có trong tưởng tượng hoặc sẽ có trong tương lai để con người cùng nhau phấn đấu.Cây bút thần, Cây tre trăm đốt, Harry Poster, truyện khoa học viễn tưởng 35Thạch SanhCây bút thần” Phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực xã hội, sự công bằng cho người lao động của người xưa.Tấm Cám 36 Phản ánh cuộc sống trong tưởng tượng của con người, cuộc sống này không có trong thực tế nhưng là mơ ước, khát vọng của con người, để con người cùng nhau phấn đấu. 37Cô bé bán diêm-> Nhờ các tác phẩm văn chương mà con người biết đồng cảm, sẻ chia với những nhân vật, với những số phận khácTĩnh dạ tứ38b. Công dụng của văn chương Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cóĐó là những tình cảm đẹp mà trước khi thưởng thức một tác phẩm văn chương ta chưa cóVăn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn cóĐó là những tình cảm đẹp mà con người đã có sẵn nay được văn chương bồi dưỡng, làm cho phong phú, sâu sắc hơnGiúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.Văn chương bồi đắp tâm hồn con người, giúp hoàn thiện nhân cách và khiến con người sống vị tha hơn. 39Đêm nay Bác không ngủBánh trôi nướcLượm – Tố Hữu Cô Tô – Nguyễn Tuân 40Ca dao về tình cảm gia đìnhTiếng gà trưa41Ca dao về tình cảm gia đìnhCảnh khuya Rằm tháng giêng 42b. Công dụng của văn chương Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở lên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cóVăn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn cóVăn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc cuộc sống, làm cho đời sống tâm hồn con người thêm phong phú, giàu có, giúp con người sống tốt đẹp, cao thượng hơn.Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối ấy nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì quá đáng.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_9495_y_nghia_van_chuong_truong.ppt