Đề khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã Nghi Sơn
Câu 1: Câu thành ngữ: ‘Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy’ nói về điều gì sau đây?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô. B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Yêu cha mẹ. D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 2: Câu tục ngữ: ‘Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo’khuyên chúng ta điều gì dưới đây?
A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là tự tin?
A. Luôn cho rằng mọi người sai trong mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 4: Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Một câu nhịn chín câu lành. D. Thương người như thể thương thân.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi. D. Anh em bất hòa.
Câu 6: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là
A. góp phần làm phong phú truyền thống.
B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.
C. tự hào về truyền thống của gia đình.
D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.
Câu 7: Việc làm nào sau đây thể hiện sự khoan dung?
A. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược.
B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.
C. Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi.
D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGHI SƠN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Câu thành ngữ: ‘Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy’ nói về điều gì sau đây? A. Lòng biết ơn đối với thầy cô. B. Lòng trung thành đối với thầy cô. C. Yêu cha mẹ. D. Giúp đỡ thầy cô. Câu 2: Câu tục ngữ: ‘Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo’khuyên chúng ta điều gì dưới đây? A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm. Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là tự tin? A. Luôn cho rằng mọi người sai trong mọi việc. B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm. C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng. D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ. Câu 4: Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người? A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Một câu nhịn chín câu lành. D. Thương người như thể thương thân. Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau. C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi. D. Anh em bất hòa. Câu 6: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là A. góp phần làm phong phú truyền thống. B. giúp ta có thêm kinh nghiệm. C. tự hào về truyền thống của gia đình. D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống. Câu 7: Việc làm nào sau đây thể hiện sự khoan dung? A. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược. B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. C. Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi. D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi. Câu 8. Những hành vi nào sau đây không biểu hiện đức tính tự tin? A. Chủ động trong mọi việc. B. Dám tự quyết và hành động một cách chắc chắn. C. Luôn sợ sệt lúng túng khi đứng trước đám đông. D. Bình tĩnh để đối mặt với những khó khăn. II. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Thế là gia đình văn hóa? Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Bản thân mỗi người và học sinh cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa? Câu 2 (3,0 điểm): Cho tình huống sau:T và H học cùng lớp. T học giỏi còn H lại học kém toán; Mỗi khi có bài tập về nhà là T làm hộ H để H khỏi bị điểm kém. a. Em có tán thành việc làm của T không? Vì sao? b. Nếu em là T, em sẽ giúp bạn H như thế nào? ---- Hết ---- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 7 I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C B C A D C C II. TỰ NHẬN (6.0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 1 2 3 Nếu được những ý cơ bản sau * Khái niệm: Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân * Ý nghĩa: + Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có đạo đức, có văn hóa và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình. + Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, hạnh phúc. * Trách nhiệm: - Mỗi người thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. - HS phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình 0.5 đ 1.5 đ 1.0đ 2 a b Hs giải quyết tình huống : a. Nhận xét: - Không tán thành việc làm của T Vì: +Sẽ làm bạn H không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn, làm hại bạn ,tạo cho bạn thóiỷ lại. +Và nếu T làm như thế là T và H lừa dối Thầy Cô, vi phạm kỷ luật nhà trường. b. Nếu là T em sẽ: - Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn H trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn. - Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn H rèn luyện và học để ngày càng tiến bộ hơn 0.5đ 0.75đ 0.75đ 1.0đ
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_hoc_ki_i.doc