Giáo án Địa lý 7 - Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa - Trần Quốc Việt

Giáo án Địa lý 7 - Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa - Trần Quốc Việt

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước và không khí ở đới ôn hòa, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

- Đánh giá được hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn cả ở toàn thế giới.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Kĩ năng tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề

+ Kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.

+ Rèn luyện tốt khả năng tư duy logic, khả năng tái hiện những tri thức đã học để tìm kiến thức mới.

+ Kĩ năng tính toán và vẽ biểu đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.

- Trách nhiệm: ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Phản đối và không có những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ủng hộ Nghị định thư Kyoto

 

doc 13 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 4430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa - Trần Quốc Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:THCS Phạm Hùng Họ và tên giáo viên: Trần Quốc Việt
Tổ: Sử - Địa 
TÊN BÀI DẠY: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước và không khí ở đới ôn hòa, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Đánh giá được hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn cả ở toàn thế giới.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Kĩ năng tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.
+ Rèn luyện tốt khả năng tư duy logic, khả năng tái hiện những tri thức đã học để tìm kiến thức mới.
+ Kĩ năng tính toán và vẽ biểu đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Trách nhiệm: ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Phản đối và không có những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ủng hộ Nghị định thư Kyoto
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính
- Giáo án, phiếu học tập
- Tài liệu về thực trạng ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, trên thế giới, Việt Nam. Tài liệu các nội dung kiến thức liên môn đến bài dạy.
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Gây hứng thú cho HS, tăng tính tập trung và định hướng nội dung hình thành kiến thức mới.
b) Nội dung :
c) Sản phẩm:
HS trả lời được 2 câu hỏi
+ HS đặt tên cho bức hình. Nội dung: ô nhiễm môi trường
+ Hoa Kì là quốc gia phát triển nhất thế giới và cũng có lượng khí thải nhiều nhất.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài bằng những câu hỏi sau: 
Câu 1: Quan sát bức hình sau và đặt tên cho bức hình? Từ đó dự đoán nội dung bài học ngày hôm nay?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì khi quan sát những bức hình dưới đây về ô nhiễm môi trường của Hoa Kì ? 
Một chiếc xe bị vứt đi nằm ở Vịnh Jamaica, New York năm 1973. Dù EPA có những quy định nghiêm ngặt về rác thải nhưng thời điểm đó, nhiều phương tiện vẫn bị vứt bỏ một cách bừa bãi. 
Những nhà máy thải khói lên trời trong những năm 1970, gây tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhà máy này chuyên đốt các loại ác quy đã qua sử dụng
Núi rác khổng lồ phía trước Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, công trình bị khủng bố đánh sập ngày 11/9/2001.
Nước biển xung quanh nơi đặt Tượng nữ thần tự do nổi váng dầu.
- GV vào bài: Việc phát triển các ngành công nghiệp giúp Hoa Kì tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, nhưng đồng nghĩa với việc đưa vào môi trường tự nhiên nhất là không khí và nước những lượng khí thải và rác thải chưa qua xử lí thải ra môi trường. Vậy theo em, Hoa Kì và các nước ở đới ôn hòa có nên ngừng việc xả thải ra môi trường tự nhiên không? Đề trả lời cho câu hỏi trên, cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay .
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
*Tiết 1 Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa 
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về Ô nhiễm môi trường không khí đới ôn hòa 
a) Mục tiêu :
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Chỉ ra được tầm ảnh hưởng của Nghị định Ki-ô-tô trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
b) Nội dung:
HS: Quan sát và trả lời
 Hàng năm các nhà máy, các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ, châu Âu, đông bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải.
CH : Tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề ở đới ôn hoà gây nên những hậu quả tiêu cực gì ?
HS: tìm hiểu qua sách giáo khoa, hình ảnh
-GV: “mưa a xit”: khói xe cộ và khói của các nhà máy thải vào không khí (trong khói có chứa lượng ô xit lưu huỳnh (SO2), khi găp nước mưa, ô xit lưu huỳnh hoà hợp với nước thành a xit sunfurich 
SO2 +H2O= H2SO4à Vì vậy gọi là mưa a xit
GV: Mưa a xit có tác hại gì ?
HS: Làm cho cây cối bị chết, phá huỷ các công trình kiến trúc, gây bệnh về đường hô hấp cho con người và vật nuôi
GV: Ngoài hậu quả là mưa a xit, ô nhiễm không khí còn gây những hậu quả nào nữa?
HS: Làm tăng hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn.
Câu hỏi : “ Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
HS: hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất nóng lên do khí thải tạo ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt bức xạ mặt đất vào trong không khí”
Câu hỏi : Dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất ?
HS: Biến đổi khí hậu toàn cầu
TĐ nóng lên à băng 2 cực tanànước biển dâng caoà đe doạ đến dân cư ven biển
- diện tích đồng bằng thu hẹp, diện tích sa mạc mở rộng
- Lũ lụt xuất hiện với cường độ lớnà đời sống con người.
Câu hỏi : Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới Việt Nam ?
HS: VN là quốc gia đứng thứ 13 trong 16 quốc gia hàng đầu sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 30 năm tới nước biển dâng 22 triệu người VN mất nhà ở, những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100 và phần lớn ĐBSCL ngập trắng trong thời gian dài
Câu hỏi : Nêu cấu tạo của tầng khí quyển? Và nêu vai trò của tầng ozon đối với sự sống trên trái đất.
HS: Cấu tạo của khí quyển gồm 3 tầng
- tầng Ô zôn là lớp màn chắn tự nhiên ngăn chặn các tia tử ngoại đến Trái Đất. Tầng ô zôn bị thủng làm tăng các tia tử ngoại đến TĐ gây hại cho sức khoẻ con người, gây các bệnh ung thư da, đục thuỷ tinh thể,phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Câu hỏi : Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đã làm gì? 
HS: Các nước đã Kí nghị định thư Kiôtô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường 
-GV bổ sung: Hoa kì là nước có lượng khí thải độc hại cao nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng khí thải toàn cầu nhưng lại là nước không chịu kí nghị định thư Ki ô tô.
GV: cung cấp “ 10 sự thật khi Trái Đất nóng lên”
c) Sản phẩm:
1. Ô nhiễm không khí:
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
- Nguyên nhân: 
+ Do khí thải , khói bụi : của hoạt động công nghiệp , phương tiện giao thông , chất đốt sinh hoạt + Bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử 
- Hậu quả:
+ Tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
Biện pháp : - Ký nghị định thư Ki –ô- tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1,2: Hiện trạng, nguyên nhân
- Nhóm 3,4: Hậu quả
- Nhóm 5,6: Biện pháp 
- Quan sát các H16.3; 16.4, 17.1; 17.2 Cho biết: Các bức ảnh đều chụp chung 1 chủ đề gì ? Gợi cho em suy nghĩ gì về hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? Nguyên nhân,hậu quả,biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ?
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức .GV dẫn dắt HS mở rộng và giải thích thêm hiện tượng mưa axit ,hiệu ứng nhà kính ,thủng tầng ozon và tác hại của nó.
-Mưa axit là Là hiện tượng mưa gây ra trong điều kiệnkhông khí bị ô nhiễm, do có chứa một tỉ lệ cao (SO2). Ở các thành phố lớn, trong khói các lò cao, khí thải của các loại động cơ xe máy thường chứa lượng (SO2). Khi gặp nước mưa, oxit lưu huỳnh(SO2) hòa hợp với nước thành axít sunfuric 
- Hiệu ứng nhà kính là gì? (Là hiện tượng lớp không khí gần mặt đất nóng lên như trong nhà kính. Nguyên nhân là do khí thải tạo ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt thoát ra ngoài).
- Thủng tầng ôzôn: Tăng lượng tia cực tím độc hại chiếu xuống mặt đất gây ra bệnh ung thư da, hỏng mắt do đục thuỷ tinh thể.
Liên hệ ô nhiễm không khí ở Việt Nam
GV: Không chỉ ô nhiễm môi trường không khí, ở đới ôn hoà còn có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước rất trầm trọng mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2.
*Tiết 2 Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa 
2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Ô nhiễm môi trường nước đới ôn hòa 
2. Ô nhiễm nước.
a) Mục tiêu :
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
b) Nội dung:
HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, các thông tin từ kênh chữ
Xem và cho ý kiến qua video clip
1/ 
 2/ 
 c) Sản phẩm:
2. Ô nhiễm nước.
- Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: nước sông, nước biển, nước ngầm.
- Nguyên nhân :
+ Nước thải công nghiệp , tàu bè , sinh hoạt ..
+ Sự cố tàu chở dầu .
+ Dư lượng phân bón , thuốc hóa học trong nông nghiệp .
- Hậu quả :
+ Khan hiếm nước sạch
+ Chết sinh vật dưới nước
+ Gây bệnh ngoài da 
- Giải pháp :
 Xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Giáo viên nêu vấn đề
Bước 1: GV cho HS quan sát 2 bức ảnh sau
Những bức ảnh dưới đây phản ánh vấn đề nào đang diễn ra ở các nước đới ôn hòa?
Bước 2: HS quan sát những bức ảnh trả lời
Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV
Nhiệm vụ 2: Phân tích hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm
Nhóm 1,3: Tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
Nhóm 2,4: Tìm hiểu hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
( Lưu ý: các nhóm thể hiện nội dung bằng sơ đồ tư duy. Vẽ trên khổ giấy A2 giáo viên phát)
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thiện sản phẩm
Bước 3: GV chọn 2 nhóm đại diện lên trình bày. 2 nhóm còn lại đối chiếu, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. 
GV yêu cầu nhóm nhận xét đưa ra 3 ý kiến về bài thuyết trình của nhóm bạn:
+ Nêu ra 3 điểm tốt trong bài thuyết trình của nhóm bạn.
+ Nêu ra 3 điểm chưa tốt trong bài thuyết trình của nhóm bạn.
+ Nêu ra 3 đề nghị/ đề xuất/ kiến nghị đến nhóm bạn. Hoặc 3 câu hỏi yêu cầu nhóm bạn cần làm rõ
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức bằng sơ đồ học sinh. GV cho hs thấy sơ đồ của GV và yêu cầu HS vẽ lại vào vở theo sở thích của mình, song vẫn phải đảm bảo đúng và đủ nội dung.
Nhiệm vụ 3: GV cùng HS giải quyết câu hỏi phần khởi động và 1 số vấn đề các nhóm quan tâm
Câu 1: Như các em đã thấy, ô nhiễm môi trường đã khiến các nước ở đới ôn hòa phải nhận lại những hậu quả nặng nề. Vậy theo em, Hoa Kì và các nước ở đới ôn hòa có nên ngừng việc xả thải ra môi trường tự nhiên không ?
+ Phân tích: Sẽ có 2 luồng trái chiều. Đồng ý xả thải và ngừng xả thải
+ GV chọn ra 2 bạn đứng lên tranh luận và phản biện ý kiến của mình.
GV rút ra kết luận: Để phát triển toàn diện nền kinh tế 1 cách bền vững, các nước ở đới ôn hòa trước hết phải xem xét, xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường. Để làm được việc này bên cạnh việc thực hiện thì quy trình giám sát và đưa ra những chế tài đã được các nước đới ôn hòa thực hiện thông qua 
Câu 2: Hoàn thành bài tập số 2/ SGK – trang 58.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
GV phát phiếu học tập đến từng HS.
GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập đã giao
+ GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ cột ( Lưu ý: Học sinh đã được học cách vẽ biểu đồ cột ở bộ môn Toán nên GV không nên mất nhiều thời gian ở khâu này)
+ GV hướng dẫn HS cách tính tổng lượng khí thải.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và tiến hành làm.
Gv hướng dẫn và cho Hs thực hiện
Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp năm 2000
Lượng khí thải Hoa Kì = X ... = ...(tấn/năm)
 = . (tỉ tấn/năm)
Lượng khí thải Pháp = X ... = ...(tấn/năm)
 = . (tỉ tấn/năm)
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 HS trình bày sản phẩm. HS mở webcam bài của HS để cả lớp quan sát, nhận xét.
Câu 3: Giải thích thuật ngữ “Thủy triều đen” và “Thủy triều đỏ”?
Thủy triều đen: Do tàu chở dầu bị đắm và nước thải công nghiệp gây ô nhiễm vùng biển.
Thủy triều đỏ: Do nước sinh hoạt, phân bón hóa học từ các con sông đổ xuống biển, tạo điều kiện thuận lợi cho loài tảo biển phát triển nhanh nên ta thấy cả 1 vùng màu đỏ.
2.2. Hoạt động 2: Liên hệ tình hình ô nhiễm tại VN (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Đánh giá được hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí và nước 
b) Nội dung:
 Đánh giá mức độ ô nhiễm của mội không khí và nước ở Việt Nam
Tự đưa ra 1 số giải pháp 
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV cùng HS chia sẻ thông tin bằng việc trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Em có suy nghĩ gì khi đọc 2 bài báo dưới đây? 
Câu 2: Nếu em là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, em sẽ làm gì khi chứng kiến những sai phạm trong khâu xử lí chất thải ra môi trường ở Việt Nam ?
Câu 3: Là HS trường THCS Phạm Hùng, Em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống quanh em ?
Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: GV thu thập đóng góp từ học sinh và yêu cầu HS về nhà viết thư giả định mình là các loài sinh vật dưới đại dương nói về số phận của mình trước những sự thay đổi môi trường sống mà chúng không mong muốn.
Câu hỏi: Nghị định Ki-ô-tô ra đời nhằm mục đích gì?
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phát triển năng lực hợp tác
b) Nội dung:
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Hình thức trò chơi: Trò chơi Giải cứu muôn loài
- GV chia đội bằng quân bài. Những học sinh có quân bài chẵn về 1 đội, quân bài lẻ về 1 đội.
- GV phổ biến thể lệ trò chơi.
+ Chia lớp làm 2 đội, đặt tên cho từng đội.
+ Có 4 loài động vật đang cần được giải cứu. Để giải cứu các loài động vật, các nhóm phải trả lời các câu hỏi. Mỗi nhóm trả lời đúng sẽ nhận được 1 mặt cười/ 1 câu hỏi, đồng nghĩa sẽ giải cứu được các loài. Nhóm nào thu thập được nhiều mặt cười nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
c) Sản phẩm: Các ý kiến giải quyết của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Hình thức trò chơi: Trò chơi Giải cứu muôn loài
- GV chia đội bằng quân bài. Những học sinh có quân bài chẵn về 1 đội, quân bài lẻ về 1 đội.
- GV phổ biến thể lệ trò chơi.
+ Chia lớp làm 2 đội, đặt tên cho từng đội.
+ Có 4 loài động vật đang cần được giải cứu. Để giải cứu các loài động vật, các nhóm phải trả lời các câu hỏi. Mỗi nhóm trả lời đúng sẽ nhận được 1 mặt cười/ 1 câu hỏi, đồng nghĩa sẽ giải cứu được các loài. Nhóm nào thu thập được nhiều mặt cười nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
+ Nhóm chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng: quyền được gợi ý của giáo viên về các bước làm sản phẩm thân thiện với môi trường.
+ Nhóm thua: Phải trả lời câu hỏi phụ của giáo viên để nhận được quyền gia hạn thêm 1 ngày nộp sản phẩm.thân thiện với môi trường
Bước 2: Tiến hành chơi.
Hải cẩu mắc kẹt vào một chiếc hộp nhựa.
Câu hỏi: Kể tên các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Con rùa này đã lớn lên với một miếng nhựa mắc kẹt vào người. Cơ thể rùa bị biến dạng vĩnh viễn chỉ vì những thứ con người thải ra.
Con chim có lẽ đã chết tức tưởi vì ăn phải quá nhiều rác thải nhựa của con người.
Câu hỏi: Hậu quả do ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa gây ra?
Chim cánh cụt toàn thân ngấm dầu.
Câu hỏi: Nguyên nhân tạo ra “thủy triều đen”?
Thông điệp: Chúng ta không thể cứu sống tất cả những động vật xinh đẹp này nếu không giảm thải chất thải từ hôm nay.
Bước 3: GV nhận xét các đội chơi. 
Trao quà cho đội chiến thắng: GV gợi ý về các bước làm sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phạt đội thua: đội thua phải trả lời được câu hỏi sau
Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa 2 chai Lavie sau. Từ đó cho biết thông điệp nhà sản xuất muốn gửi đến người tiêu dùng là gì?
4. Hoạt động: Vận dụng
a) Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập
b) Nội dung: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng “Nền kinh tế càng phát triển thì đồng nghĩa với việc tỉ lệ thuận với sự ô nhiễm môi trường” . Em có ý kiến như thế nào với nhận định trên .
c) Sản phẩm:Phần ý kiến của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết các câu hỏi ở mức độ nâng cao thể hiện tư duy địa lí.
Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng “Nền kinh tế càng phát triển thì đồng nghĩa với việc tỉ lệ thuận với sự ô nhiễm môi trường” . Em có đồng ý với nhận định trên không ?
Bước 2: HS hoạt động cá nhân để trả lời.
Bước 3: GV gọi 2 HS, trong đó 1 học sinh đồng ý và 1 học sinh phản đối để lên trình bày phản biệt của mình.
Bước 4: GV dựa vào 2 bức hình sau để giải thích
Singapore – đất nước sạch Nhất thế giới
Hoa Kì – Quốc gia có lượng khí thải cao nhất thế giới
Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn HS tạo sản phẩm ở nhà
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho từng đội ( Thời hạn nộp sản phẩm: 1 tuần)
Đội chiến thắng: Tái chế sử dụng các sản phẩm bằng nhựa để tạo ra mô hình học tập môn địa lí. Có bài thuyết minh sản phẩm.
Đội thua: Thiết kế Poster bảo vệ Môi trường để hưởng ứng Ngày lễ môi trường trong trường học. Có bài thuyết minh sản phẩm.
Nhóm thiết kế Poster được phép thiết kế trên các công cụ thiết kế ảnh hoặc vẽ tranh song phải đảm bảo đúng chủ đề, nội dung và hình thức thể hiện.
Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_7_o_nhiem_moi_truong_doi_on_hoa_tran_quoc_vie.doc