Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2006-2017

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2006-2017

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

2. Kĩ năng

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.

- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

3. Thái độ

Ủng hộ việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- Vẽ ba tháp tuổi.

- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.

- Biểu đồ gia tăng dân số địa phương (nếu có).

2. Đối với học sinh

Sách, vở, đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp

2. Tiến trình dạy học

DÂN SỐ

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Biết được quy mô dân số.

- Kĩ năng: Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Đàm thoại gợi mở, trực quan.

3. Các bước hoạt động

 

doc 285 trang sontrang 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2006-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21.8.2016
Ngày dạy: 7a4 7a5 
 Tiết 1 : HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH HỌC MÔN ĐỊA LÝ 7
I.Mục tiêu tiết học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được nội dung của môn địa lí lớp 7.
Giúp hs tìm phương pháp học tập môn Địa lý tốt hơn.
2. Kỹ năng 
- Bước đầu rèn kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ , lược đồ , tranh ảnh và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.
3. Thái độ:
 - Tạo cho các em hứng thú học tập môn địa lý.
Chuẩn bị:
1. Giáo Viên:
Giáo án, tranh ảnh, quả địa cầu, bản đồ SGK Địa lý 7 
2. Học sinh:
SGK, xem bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sỉ số: lớp 
- Kiểm tra vệ sinh của lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( SGK, Tập vở ...)
Giới thiệu vào bài: 
GV dẫn dắt vào bài qua việc kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG 1
- HS nghiên cứu trong SGK địa lí7:
GV diễn giảng:Môn địa lí là một môn khoa học có từ lâu đời.Những người đầu tiên nghiên cứu địa lí là những nhà đi biển-Các nhà thám hiểm.Họ đã đi khắp nơi trên bề mặt trái đất để nghiên cứu thiên nhiên,ghi lại những điều tai nghe mắt thấy rồi viết ra kể lại...
? Vậy môn địa lí 6 đã giúp các em hiểu được những vấn đề gì?
HS:Tìm hiểu về trái đất với các đặc điểm về vị trí trong vũ trụ,hình dáng kích thước,những vận động của nó và các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất gồm:đất đá ,không khí ,nước ,sinh vật.. Giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lý xảy ra xung quanh mình, các điều kiện TN và nắm được cách thức sx của con người ở mọi khu vực.
GV:Học địa lí các em sẽ gặp nhiều các hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt.Vì vậy các em nhiều khi phải quan sát chúng trên tranh ảnh hình vẽ và nhất là trên bản đồ
GV: cho HS nghiên cứu trong SGK địa lí7:
(?) Em hãy khái quát nội dung cơ bản của môn địa lý 7 ?
? Các em cần rèn luyện những kĩ năng địa lý cần thiết nào ?
HS: à
 Hoạt động 2
? Để học tốt môn địa lí các em cần học như thế nào?
HS: hoạt động theo nhóm để trả lời câu hỏi .
GV: Treo bản đồ, lược đồ ... và giới thiệu nội dung trong bản đồ cho HS hiểu.
GV : Củng cố và kết luận à
? Trong qúa trình học môn địa lý ta cần phải quan sát các sự vật, hiện tượng địa lý ở đâu?
HS: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, SGK ....
GV: Liên hệ thực tế .
? Em hãy cho một vài ví dụ về hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh chúng ta ?
HS: hiện tượng ngày, đêm; hiện tượng gió mưa, sự phân bố của các kiểu địa hình, sông ngòi, thực vật, động vật 
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
 Hoạt động 3.
GV : Giới thiệu
1.Nội dung của môn địa lý lớp 7.
- Chia làm 3 phần chính :
+1. thành phần nhân văn của môi trường
+2. Các môi trường địa lý.
+3. Thiên nhiên và con người các châu lục.
- Hình thành và rèn luyện cho các em những kĩ năng như quan sát , đọc phân tích bản đồ lược đồ , tranh ảnh , sơ đồ kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin ..
2. Cần học môn địa lý như thế nào?
- Chuẩn bị tốt sách vở , đồ dùng cá nhân 
- Chuẩn bị cả bài cũ và mới trước khi đến lớp
- Tập quan sát sự vật, hiện tượng địa lý trên bản đồ.
- Khai thác kiến thức qua hình vẽ trong sách giáo khoa.
 - Hình thành kỹ năng quan sát và xử lý thông tin
- Liên hệ những điều đã học vào thực tế, quan sát và giải thích những hiện tượng địa lý xảy ra xung quanh mình.
- Tìm hiểu , tham khảo thêm thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng 
3. Giới thiệu phân phối chương trình môn địa lí 7
- Gồm 74 tiết chia 2 học kì( Có mẫu phô tô kèm theo )
4.Củng cố: 
- Môn địa lí lớp 7 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì?
- Để học tốt môn địa lí 7 , các em cần phải học như thế nào?
5 .Dặn dò: 
 -Chuẩn bị tiết sau:Bài 1"Dân số "- Đọc SGK và Quan sát hình trong SGK. 
Ngày soạn: 23.8.2016
Ngày dạy: 7a...7b...7c...7d...
 Tiết 2: Bài 1. DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
2. Kĩ năng 
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
3. Thái độ 
Ủng hộ việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Vẽ ba tháp tuổi.
- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.
- Biểu đồ gia tăng dân số địa phương (nếu có).
2. Đối với học sinh 
Sách, vở, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp 
2. Tiến trình dạy học 
DÂN SỐ
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Biết được quy mô dân số.
- Kĩ năng: Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Đàm thoại gợi mở, trực quan.
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: 
- GV đưa ra một số câu hỏi:
+ Các em có biết xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố chúng ta có bao nhiêu người không? Nơi nào đông người nhất, nơi nào ít người nhất? Làm thế nào để biết được điều đó?
+ Các em có nghe tới điều tra dân số chưa? Người ta điều tra dân số để làm gì?...
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV mời HS trả lời, nhận xét kết quả trả lời của bạn.
- GV chuẩn kiến thức. 
Bước 2: 
- GV chuyển ý bằng cách đề dẫn câu hỏi: Các em đã bao giờ nhìn thấy tháp tuổi chưa? Tháp tuổi dùng để làm gì?
- Cho HS quan sát hình 1.1 và giải đáp câu hỏi trong mục 1. 
- GV hướng dẫn HS cách đọc và nhận xét tháp tuổi:
+ Số bé trai (bên trái) và bé gái (bên phải) của tháp tuổi thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu. Ở tháp thứ hai, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.
+ Số người trong độ tuổi lao động (màu đỏ) ở tháp tuổi thứ hai nhiều hơn tháp tuổi thứ nhất.
+ Nhận xét: Tháp tuổi thứ nhất có đáy rộng, thân thon dần. Tháp tuổi thứ hai có đáy thu hẹp lại, thân phình rộng ra.
+ Kết luận: Tháp tuổi thứ hai có số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn tháp tuổi thứ nhất.
Bước 3: Từ hai tháp tuổi, GV dẫn dắt HS hiểu biết về các ý nghĩa của tháp tuổi.
1. Dân số, nguồn lao động
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động .. của một địa phương một nước.
- Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể về số dân của một địa phương.
- Tháp tuổi cho biết các độ tuổi của dân số, số nam - nữ, số người dưới, trong và trên độ tuổi lao động.
- Tháp tuổi cho biết nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
- Hình dáng tháp tuổi cho biết dân số trẻ hay dân số già.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày được tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân.
- Kĩ năng: Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, thảo luận
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV cho HS quan sát biểu đồ 1.2 và yêu cầu HS cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? tăng vọt vào năm nào? tại sao?
Bước 2: 
- Các cặp đôi dựa vào sự hiểu biết và kiến thức trong SGK để trả lời.
- GV treo Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050 lên bảng.
Bước 3: GV gọi HS lên bảng, dựa vào biểu đồ trên bảng trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
- Trong nhiều thế kỉ trước, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh.
- Từ năm 1804 đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số Theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, Mục 3. Sự bùng nổ dân số: từ dòng 9 đến dòng 12 "Quan sát..... Tại sao?", không dạy.
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày được sự bùng nổ dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
- Kĩ năng: Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Trực quan, đàm thoại gợi mở, thuyết trình tích cực
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.2 và kiến thức ở mục 3 cho biết dân số tăng rất nhanh và đột ngột vào thời kì nào? Chủ yếu ở châu lục nào? Nguyên nhân? Hậu quả?
Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức, chú ý liên hệ hậu quả bùng nổ dân số ở nước ta. 
3. Sự bùng nổ dân số
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mỹ latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống đươc cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội,...
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1. Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 dưới đây, em rút ra nhận xét gì?
Câu 2. Em hãy cho biết hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh và biện pháp hạn chế gia tăng dân số.
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo
Chuẩn bị trước bài 2, sưu tầm một số tranh ảnh về các nhà lãnh đạo, nhà khoa học trên thế giới đại diện cho ba chủng tộc chính: người da vàng, da trắng và da đen.
Ngày soạn: 28.8.2016
Ngày dạy: 7a...7b...7c...7d...
 Tiết 3:Bài 2. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2. Kĩ năng 
Đọc các bản đồ (hoặc lược đồ): Phân bố dân cư thế giới; nhận biết các chủng tộc qua tranh ảnh.
3. Thái độ 
Không phân biệt chủng tộc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới.
- Bản đồ tự nhiên (địa hình) thế giới để giúp HS đối chiếu với bản đồ 2.1 nhằm giải thích vùng đông dân, vùng thưa dân trên thế giới.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh 
Sách, vở, đồ dùng học tập, tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
Câu 1. Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
Câu 2. Trình bày tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả.
2. Tiến trình dạy học 
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. 
- Kĩ năng: Đọc các bản đồ (hoặc lược đồ): Phân bố dân cư thế giới
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Trực quan, gợi mở, thảo luận
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: 
- GV: cho HS đọc khái niệm mật độ dân số ở bảng tra cứu thuật ngữ (trang 187), sau đó yêu cầu HS làm bài tập số 2. 
- Từ bài tập số 2 và thuật ngữ mật độ dân số, GV khái quát công thức tính mật độ dân số.
Bước 2: 
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ 2.1 và giải thích cách thể hiện trên lược đồ : mỗi dấu chầm đỏ là 500.000 người. Những nơi nào nhiều chấm là đông người và ngược lại . Như vậy, mật độ chấm đỏ thể hiện sự phân bố dân cư.
- Phân nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm nhỏ. Yêu cầu các nhóm đọc lược đồ, cho biết:
? Những khu vực tập trung đông dân ? Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất ?
? Tại sao những khu vực này lại đông dân, thưa dân? 
+ Nếu có bản đồ tự nhiên thế giới, GV hướng dẫn HS đối chiếu với địa hình để tìm hiểu các khu vực đông dân và thưa dân nằm ở vị trí gần hay xa biển, là đồng bằng hay thung lũng sông lớn, là vùng núi, là hoang mạc hay các địa cực...
+ GV có thể yêu cầu HS vận dụng kiến thức lịch sử Cổ đại để lí giải nguyên nhân đông dân ở một số vùng ở Trung Đông, Nam Ấn (Ấn Độ), Đông Á (Trung Quốc).
Bước 3 : GV gọi đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (GV có thể cho điểm động viên nếu các nhóm làm việc tích cực và hiệu quả).
Bước 4: GV chuẩn kiến thức về phân bố và nguyên nhân phân bố dân cư trên thế giới. Liên hệ với thực tế Việt Nam.
1: Sự phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đều trên thế giới:
+ Những khu vực đông dân là những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn (Hoàng Hà, sông Ấn, sông Nin...), những khu vực có kinh tế phát triển của các châu lục như Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin...
+ Những khu vực thưa dân là: các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, các vùng nằm sâu trong lục địa.
- Nguyên nhân phân bố dân cư không đều phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và đi lại có thuận lợi cho con người hay không.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các chủng tộc
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
- Kĩ năng: Nhận biết ba chủng tộc qua tranh ảnh và thực tế.
- Thái độ: Không phân biệt chủng tộc.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Đàm thoại gợi mở, trực quan, thảo luận
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: 
- GV đặt câu hỏi, trên thế giới có những chủng tộc nào?
- GV cho HS quan sát ba chủng tộc trong hình 2.2 hoặc hình ảnh mà HS đã chuẩn bị từ trước, yêu cầu các cặp đôi tìm ra sự khác nhau về hình thái bên ngoài và nơi phân bố chủ yếu của ba chủng tộc theo phiếu học tập sau.
2: Các chủng tộc
- Dân cư thế giới thuộc ba chủng tộc chính là Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
- Các chủng tộc có sự khác nhau về hình thái bên ngoài và nơi sinh sống chủ yếu.
- Ngày nay các chủng tộc đã chung sống và làm việc ở tất cả các châu lục và các quốc gia trên thế giới.
Màu da
Tóc
Mắt
Mũi
Phân bố
chủ yếu
Ơ-rô-pê-ô-it
Nê-grô-it
Môn-gô-lô-it
Bước 2: Đại diện các cặp trả lời, lấy tinh thần xung phong, cặp nào xong trước và trả lời đúng sẽ được điểm cao.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
Tiết 4: Bài 3. QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. 
- Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
2. Kĩ năng 
Đọc các bản đồ (hoặc lược đồ): Các siêu đô thị trên thế giới. Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua tranh ảnh và thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Bản đồ dân cư thế giới có thể hiện các đô thị.
- Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên (theo SGK phóng to).
- Ảnh một số đô thị lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Đối với học sinh 
Sách, vở, đồ dùng học tập, tranh ảnh về quần cư đô thị và nông thôn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
Câu 1. Hãy nêu sự khác nhau về hình thái bên ngoài và nơi cư trú chủ yếu của ba chủng tộc chính trên trế giới.
Câu 2. Tại sao dân số trên thế giới lại phân bố không đều?
2. Tiến trình dạy học 
QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Kĩ năng: Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua tranh ảnh và thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Thảo luận, trực quan.
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: 
- GV: Cho HS đọc thuật ngữ quần cư ở bảng tra cứu thuật ngữ trang 187 SGK.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 3.1, 3.2 và vận dụng sự hiểu biết cũng như kiến thức trong SGK trao đổi, hoàn thành phiếu học tập sau:
1: Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
(Xem thông tin phản hồi ở phụ lục)
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Cách tổ chức sinh sống
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Cách tổ chức sinh sống
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Xu hướng: 
Xu hướng:
- Bước 2: GV gọi 1 à 3 nhóm phát biểu còn lại cả lớp nghe, nhận xét, cho ý kiến.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức (liên hệ với thực tế Việt Nam).
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đô thị hóa. Các siêu đô thị
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: 
+ Biết sơ lược quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. 
+ Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
- Kĩ năng: Đọc các bản đồ (hoặc lược đồ): Các siêu đô thị trên thế giới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Đọc tích cực, đàm thoại gợi mở, trực quan.
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: 
- GV cho HS đọc SGK đoạn “Các đô thị đã xuất hiện... trên thế giới” và trả lời các câu hỏi:
? Đô thị xuất hiện trên Trái Đất từ thời kì nào? (Thời kì Cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp, La Mã... là lúc đã có trao đổi hàng hóa).
? Đô thị phát triển nhất khi nào? (Thế kỉ XIX là lúc công nghiệp phát triển).
- Từ đó, GV giúp HS khái quát: Quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp. 
Bước 2: 
- GV hướng dẫn HS đọc lược đồ 3.3 và trả lời câu hỏi:
? Có bao nhiêu đô thi trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên? (23)
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất? (châu Á: 12).
? Đọc tên 12 siêu đô thị có từ 8 triêu dân trở lên ở châu Á.
? Tìm số siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ở các nước phát triển (châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản: 7) và các nước phát triển (16) để thấy các siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên phần lớn thuộc các nước đang phát triển.
- Cho HS đọc SGK đoạn “Năm 1950 ... đang phát triển” để kết lại ý này.
Bước 3: 
- GV cho HS đọc SGK đoạn “Vào thế kỉ XVIII ... phát triển”.
- Yêu cầu HS cho biết: tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới từ thế kỉ XVIII đến nay tăng lên bao nhiêu lần? Việc tăng nhanh như vậy có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức (liên hệ thực tế Việt Nam và một số nước đô thị hóa tự phát).
2: Đô thị hóa. Các siêu đô thị
- Các đô thị xuất hiện rất sớm trong thời Cổ đại. 
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện nay có khoảng hơn một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị. Tiêu biểu là Niu I-oóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô...
- Đô thị hóa là xu hướng tất yếu, nhưng nhiều siêu đô thị hóa tự phát sẽ gây những hậu quả nghiên trọng về môi trường, sức khỏe, giao thông.... 
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1. Đô thị xuất hiện trên Trái Đất từ thời kì
A. cổ đại
B. trung đại
C. cận đại
D. hiện đại
Câu 2. Hãy kể tên một số siêu đô thị tiêu biểu ở các châu lục
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo
Chuẩn bị bài 4: ôn lại phần tháp tuổi và đọc bản đồ phân bố dân cư thế giới.
PHỤ LỤC
Sự khác nhau về cách tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Cách tổ chức sinh sống
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Cách tổ chức sinh sống
Hoạt động kinh tế chủ yếu
- Phân tán, mật độ dân số thấp.
- Làng mạc, thôn bản sống xen kẽ với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay gần nguồn nước.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Tập trung, mật độ dân số cao.
- Các khu phố, dãy nhà xen lẫn với một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh...
Công nghiệp và dịch vụ.
Xu hướng: Số người sống ở nông thôn giảm.
Xu hướng: Số người sống ở thành thị tăng.
Ngày soạn: 06.9.2016
Ngày dạy: 7a...7b...7c...7d...
 Tiết 5:Bài 4. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Củng cố lại kiến thức đã học về dân số thông qua việc phân tích tháp tuổi và lược đồ phân bố dân cư.
2. Kĩ năng 
- Đọc biểu đồ tháp tuổi.
- Đọc bản đồ phân bố dân cư.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Tháp tuổi địa phương (tự vẽ nếu có số liệu). Biểu đồ tháp tuổi hình 4.2 và 4.3 (phóng to theo SGK).
- Lược đồ phân bố dân cư châu Á và bản đồ tự nhiên châu Á.
2. Đối với học sinh 
Sách, vở và đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
Dựa vào hình 3.3 SGK, hãy:
- Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất?
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các siêu đô thị.
2. Tiến trình dạy học 
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu/hướng dẫn học sinh làm câu 2
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Biết được sự thay đổi về dân số TP Hồ Chí Minh thông qua hai tháp tuổi năm 1989 và 1999.
- Kĩ năng: Đọc biểu đồ tháp tuổi.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Trực quan, gợi mở, thảo luận.
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm tiến hành so sánh hai tháp tuổi theo trình tự: 
- So sánh nhóm dưới tuổi lao động. 
- So sánh nhóm tuổi lao động.
- So sánh hình dáng tháp tuổi.
- Sau đó rút ra kết luận, sau 10 năm dân số TP. Hồ Chí Minh có thay đổi không?
Bước 3: Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác lắng ghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
Câu 2: 
- Nhóm dưới tuổi lao động có sự thay đổi giữa tháp tuổi 1989 với tháp tuổi 1999. Số trẻ trong lớp tuổi 0 – 4 đã giảm từ 5 triệu nam còn gần 4 triệu và từ gần 5 triệu nữ xuống khoảng 3,5 triệu.
- Nhóm tuổi lao động cũng thay đổi: năm 1989 lớp tuổi đông nhất là 15 – 19, đến năm 1999 có 2 lớp tuổi 20 – 24 và 25 – 29.
- Hình dáng tháp tuổi cũng thay đổi: tháp tuổi năm 1989, có đáy rộng, tháp tuổi năm 1999 có thân tháp phình to hơn.
=> Sau 10 năm dân số TP. Hồ Chí Minh có thay đổi, dân số đã già đi, số người chưa đến độ tuổi lao động giảm, trong và ngoài độ tuổi lao động có phần tăng lên.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu/hướng dẫn học sinh làm câu 3
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Biết được sự phân bố dân cư ở châu Á và các đô thị lớn ở châu Á.
- Kĩ năng: Đọc bản đồ phân bố dân cư.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, gợi mở, thảo luận
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm đọc lược đồ: 
- Đọc tên lược đồ
- Đọc các kí hiệu trong bảng chú giải để hiểu ý nghĩa và giá trị của các chấm trên lược đồ.
- Tìm trên lược đồ những nơi tập trung các chấm nhỏ (500.000 người) dày đặc. Đó là những nơi có mật độ dân số cao nhất (nêu tên đó là những nơi nào?).
- Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn (các siêu đô thị), xác định các siêu đô thị đó phân bố chủ yếu ở đâu?
Bước 3: Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác lắng ghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
Câu 3
- Dân cư châu Á phân bố không đều:
+ Tập trung chủ yếu ở vùng Nam Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
+ Vùng ven biển dân số tập trung đông đúc, vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
- Các đô thị, siêu đô thị ở châu Á hầu hết tập trung ở ven biển, vùng đồng bằng... nơi có điều kiện thuận lợi (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, giao thông vận tải...).
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1. Tháp tuổi có dạng: đáy rộng, thân thon dần, đỉnh nhọn và tháp tuổi đáy thu hẹp, thân phình rộng ra nói nên điều gì?
Câu 2. Tại sao dân số tập trung chủ yếu ở ven biển, vùng đồng bằng hoặc ven các sông lớn?
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo
Chuẩn bị bài 5, sưu tầm một số tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm.
Ngày soạn: 07.9.2015
Ngày dạy: 7a...7b...7c...7d...
Tiết 6: Bài 5. ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Biết vị trí đới nóng trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
2. Kĩ năng 
- Đọc lược đồ: Các kiểu môi trường ở đới nóng.
- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đề nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm.
- Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết các tầng của rừng rậm xanh quanh năm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Bản đồ khí hậu thế giới hoặc bản đồ các miền tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng ngập mặn.
- Phóng to biểu đồ và lược đồ trong SGK.
2. Đối với học sinh 
Sách, vở, đồ dùng học tập, sưu tầm tranh ảnh rừng rậm nhiệt đới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
Câu 1. Dựa vào hình 4.2 và 4.3, cho biết sau 10 năm dân số TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi như thế nào?
Câu 2. Dựa vào hình 4.4, nhận xét về sự phân bố dân cư ở châu Á.
2. Tiến trình dạy học 
ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đới nóng.
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Biết vị trí đới nóng trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Kĩ năng: Đọc lược đồ: Các kiểu môi trường ở đới nóng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Trực quan, đọc tích cực...
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ 5.1:
- Xác định vị trí đới nóng, dựa vào 2 đường vĩ tuyến 300B và 300N hay 2 chí tuyến (đới nóng nằm giữa 2 chí tuyến nên còn gọi là đới nóng “nội chí tuyến”).
- So sánh tỉ lệ diện tích đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái Đất.
- Kể tên các kiểu môi trường đới nóng.
Bước 2: GV cho HS đọc SGK đoạn “Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến... tập trung nhiều nước đang phát triển trên thế giới”.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
I: Đới nóng
- Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất.
- Đới nóng có bốn kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường hoang mạc.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu khí hậu ở môi trường xích đạo ẩm
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm.
- Kĩ năng: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đề nhận biết đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, giải quyết vấn đề
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1, xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm.
Bước 2: GV xác định vị trí của Xin-ga-po trên hình 5.1 và hướng dẫn HS phân tích hình 5.2.
- Về nhiệt độ: ít dao động và ở mức cao trên 250C (nóng quanh năm).
- Lượng mưa: tháng nào cũng có mưa và ở mức trên 170mm (mưa nhiều và tháng nào cũng có mưa). 
Bước 3: Trên cơ sở phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po, GV yêu cầu HS rút ra những điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm. 
Bước 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
II: Môi trường xích đạo ẩm
1. Khí hậu 
- Nóng và ẩm quanh năm. Nhiệt độ ít chênh lệch.
- Lượng mưa lớn, tháng nào cũng có mưa. Độ ẩm rất cao, trung bình trên 80%.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm rừng rậm xanh quanh năm của môi trường xích đạo ẩm.
- Kĩ năng: Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết các tầng của rừng rậm xanh quanh năm. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, giải quyết vấn đề, đọc tích cực
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: HS quan sát hình 5.3, cho biết đặc điểm của rừng? (Rừng rậm rạp có nhiều tầng cây từ trên cao xuống đến mặt đất).
Bước 2: 
- HS quan sát hình 5.4, cho biết rừng có mấy tầng chính? 
- Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Độ ẩm và nhiệt độ cao.... ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn ” để biết được nguyên nhân tại sao rừng ở môi trường xích đạo ẩm lại nhiều tầng tán, rậm rạp.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
2. Rừng rậm xanh quanh năm
- Rừng có nhiều tầng tán và xanh quanh năm. Trong rừng có nhiều loại cây và các loài chim, thú.
- Nguyên nhân: độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng phát triển rậm rạp.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng
A. giữa hai chí tuyến.
B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.
C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.
D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.
Câu 2. Kể tên các kiểu môi trường đới nóng.
Câu 3. Hãy cho biết đặc điểm rừng ở môi trường xích đạo ẩm.
Câu 4. Tại sao rừng ở môi trường xích đạo ẩm lại rậm rạp, nhiều tầng tán và xanh quanh năm?
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo
HS đọc trước ở nhà bài 6.
Bài 6. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới.
- Vị trí địa lí: khoảng 50 B và 50 N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
- Đặc điểm: 
+ Nóng quanh năm, có thời kỳ khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài, biên độ nhiệt năm càng lớn. 
+ Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến.
2. Kĩ năng 
- Đọc lược đồ: Các kiểu môi trường ở đới nóng.
- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đề nhận biết đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới.
- Nhận biết thảm thực vật qua tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Bản đồ khí hậu thế giới.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường nhiệt đới.
2. Đối với học sinh 
Sách, vở, đồ dùng học tập, có thể sưu tầm ảnh xavan hay trảng cỏ nhiệt đới và các động vật trên xavan châu Phi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
Câu 1. Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm.
Câu 2. Dựa vào hình vẽ 5.4 (SGK), hãy rút ra nhận xét và cho biết tại sao rừng ở môi trường xích đạo ẩm lại có nhiều tầng?
2. Tiến trình dạy học 
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khí hậu
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu cơ bản của môi trường nhiệt đới.
- Kĩ năng: 
+ Đọc lược đồ: Các kiểu môi trường ở đới nóng.
+ Đọc các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đề nhận biết đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
Trực quan, thảo luận.
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: 
- Các cặp dựa vào hình 5.1, xác định vị trí của môi trường nhiệt đới. Xác định vị trí các địa điểm Ma-la-can và Gia-mê-na.
- Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Ma-la-can, tìm ra sự khác biệt với biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Gia-mê-na.
+ Nhiệt độ; dao động mạnh từ 220C đến 340C và có hai lần tăng cao trong

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_nam_hoc_206_2017.doc