Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 58: Khu vực Nam Âu

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 58: Khu vực Nam Âu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Giải thích được được vị trí địa lí của khu vực Nam Âu có nhiều núi lửa hoạt động và thường xuyên xảy ra động đất.

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế của khu vực Nam Âu.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc bản đồ tự nhiên, phân tích mối quan hệ nhân quả.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lược đồ tự nhiên Nam Âu.

- Lược đồ các nước khu vực Nam Âu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

 

docx 6 trang sontrang 4970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 58: Khu vực Nam Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: KHU VỰC NAM ÂU
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Giải thích được được vị trí địa lí của khu vực Nam Âu có nhiều núi lửa hoạt động và thường xuyên xảy ra động đất.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế của khu vực Nam Âu.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc bản đồ tự nhiên, phân tích mối quan hệ nhân quả.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ tự nhiên Nam Âu.
- Lược đồ các nước khu vực Nam Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Gv đặt câu hỏi, Hs suy nghĩ và trả lời nhanh
+ Câu 1: Cầu thủ bóng đá nổi tiếng Ronaldo mang áo số 7 là người thuộc quốc gia nào? >> Bồ Đào Nha
+ Câu 2: Tháp nghiêng Pi-da là công trình nổi tiếng của quốc gia nào? >> I-ta-li-a
+ Câu 3: Tây Ban Nha nổi tiếng với lễ hội gì? >>> Đấu bò tót
+ Câu 4: Nơi nào mà hàng năm hàng nghìn người theo đạo Hồi lại hành hương? >> Tòa thánh Vanticang.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu (20 phút)
a) Mục đích:
- HS xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, nơi tiếp giáp của khu vực Nam Âu
- Giải thích được được vị trí địa lí của khu vực Nam Âu có nhiều núi lửa hoạt động và thường xuyên xảy ra động đất.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 175 kết hợp quan sát hình 58.1, 58.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Khái quát tự nhiên
a. Vị trí địa lí
- Nằm ở phía Nam châu Âu
- Gồm 3 bán đảo lớn: I-bê-rich, Italia, Ban-căng
- Gồm 10 quốc gia: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hi lạp, Man-ta, Xan-ma-ri-nô, An-đô-ra, Mô-na-cô, Va-ti-căng và Gi-bran-ta
b. Đặc điểm tự nhiên
- Địa chất: Nằm trên vùng không ổn định của vỏ Trái Đất, một số vùng được nâng lên, một số vùng biển lại sụt xuống.
- Địa hình: Phần lớn diện tích là núi trẻ và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển hoặc xen kẽ với núi.
- Khí hậu: nằm trong môi trường Địa Trung Hải.
- Sông ngòi: Ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.
- Cảnh quan: Rừng lá cứng địa trung hải, thảo nguyên
- Khoáng sản: Chủ yếu là than, sắt, chì, khí đốt, đồng 
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
- Địa chất: Nằm trên vùng không ổn định của vỏ Trái Đất, một số vùng được nâng lên, một số vùng biển lại sụt xuống.
- Địa hình: Phần lớn diện tích là núi trẻ và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển hoặc xen kẽ với núi.
- Khí hậu: nằm trong môi trường Địa Trung Hải.
- Sông ngòi: Ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.
- Cảnh quan: Rừng lá cứng địa trung hải, thảo nguyên
- Khoáng sản: Chủ yếu là than, sắt, chì, khí đốt, đồng 
d) Cách thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Xác định vị trí của Nam Âu
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Kể tên các vịnh, biển, các khu vực, các châu lục tiếp giáp với Nam Âu?
+ Nêu các bán đảo lớn ở khu vực Nam Âu. 
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Nam Âu
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhắc đến đặc điểm tự nhiên là nói đến những yếu tố nào ? Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát các lược đồ ở hình: Hình 51.2; Hình 58.1, 58.2 và nội dung các môi trường châu Âu đã học trao đổi với bạn bên cạnh hoàn thành phiếu học tập số 2.
Đặc điểm tự nhiên
Khu vực Nam Âu
Địa chất
Địa hình
Khí hậu
Nhiệt độ trung bình (0C)
Lượng mưa
trung bình (mm)
Kiểu khí hậu
Tháng cao nhất
Tháng thấp nhất
Tháng cao nhất
Tháng thấp nhất
Sông ngòi
Cảnh quan
Khoáng sản
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Câu hỏi thảo luận: 
+ Giải thích vì sao khu vực Nam Âu có nhiều núi lửa hoạt động và thường xuyên xảy ra động đất?
+ Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp độc đáo ở các vùng ở Nam Âu?
Bước 5: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế Nam Âu (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế của khu vực Nam Âu.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 176, 177 kết hợp quan sát hình58.4, 58.5 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
2. Kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp:
- có nhiều sản phẩm độc đáo đặc biệt là cây ăn quả cận nhiệt đới.
- nhiều nước vẫn phải nhập lương thực
- chăn nuôi phổ biến dưới hình thức chăn thả.
* Công nghiệp: 
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao.
mỏ. Ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của khu vực
* Du lịch: 
- Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc
- Là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng cho nhiều nước ở Nam Âu
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Đọc SGK trong 3 phút >>> Gạch chân các từ khóa theo kĩ thuật 5W1H >>> Điền các từ khóa quan trọng vào phiếu bingo. Nguyên tắc không được sửa đáp án, chỉ ghi 1 lần duy nhất.
PHIẾU BINGO
- Bước 2: Tham gia trò chơi – BINGO
+ GV đọc câu hỏi ngắn >>> HS trả lời >>> Nếu đúng thì dùng bút dạ highlight trong phiếu bingo xác nhận đáp án đúng. Nếu có 4 đáp án đúng thẳng hàng (ngang/chéo/dọc) tức là đạt bingo >>> cuối giờ mang lên xác nhận lấy điểm cộng hoặc HS có số câu trả lời đúng nhiều nhất
Bộ câu hỏi ngắn:
1/Bao nhiêu % lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp? >>> đáp án số dân SGK là khoảng 20 %
2/ Quốc gia nào phát triển nhất Nam Âu? >>> I-ta-li-a
3/ Loại cây ăn quả nào trồng nhiều nhất Nam Âu >>> Cây ăn quả cận nhiệt đới (cam, chanh )
4/ Hình thức chăn nuôi phổ biến nhất Nam Âu? >>> Chăn thả
5/ Trình độ sản xuất công nghiệp? >>> Chưa cao
6/ Nhiều nước Nam Âu vẫn phải nhập khẩu >>> Lương thực
7/ Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch? >>> Phóng phú, đặc sắc
8/ Nguồn thu ngoại tệ chính ở Nam Âu là? >>> từ hoạt động du lịch và tiền người đi lao động ở nước ngoài về nước.
9/ Quốc gia nào có lượng khách du lịch và doạn thu lớn nhất năm 2000? >>> Tây Ban Nha.
10/ ..
- Bước 3: GV mời HS ngẫu nhiên khái quát thông tin mục lớn này.
- Bước 4: GV chốt ý kiến thức đơn giản. 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng => Nguồn thu ngoại tệ chính từ hoạt động du lịch. Nếu anh/chị là 1 công ty làm tour du lịch Nam Âu, hãy xây dựng tour thật hấp dẫn để phát triển ngành du lịch Nam Âu.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế được sản phẩm (bài báo, poster, sơ đồ,..).
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế được sản phẩm (bài báo, poster, sơ đồ,..)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Thiết kế 1 sản phẩm sáng tạo thể hiện đặc trưng nổi bật về khu vực
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_58_khu_vuc_nam_au.docx