Giáo án Địa lý Lớp 7 - Học kỳ II

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Học kỳ II

 I. Mục tiêu bài học:

 - Sau bài học, học sinh cần.

 1. Kiến thức:

 - Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu rõ Châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.

 - Hiểu rõ Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ các châu lục khác đến, quá trình nhập cư này gắn liền với việc tiêu diệt thổ dân.

 2. Kĩ năng:

 - Dựa vào bản đồ, lược đồ xác định được qui mô lãnh thổ, vị trí địa lí của Châu Mĩ.

 - Dựa vào bản đồ, lược đồ xác định được các luồng di dân vào Châu Mĩ.

 3.Thái độ:

-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

 II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

 - Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ.

 - Bản đồ nhập cư vào Châu Mĩ.

 III. Tiến trình bài mới:

 1. Ổn định tổ chức:

 2.Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra bài thực hành của học sinh.

 3.Bài mới:

 - Châu Mĩ được người Châu Âu phát hiện vào cuối thế kỉ XV, nên được gọi là tân thế giới. Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở Châu lục này.

 

doc 108 trang sontrang 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 37+38+39
BÀI 32 : CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. Mục tiêu : Sau bài học , học sinh cần :
 1. Kiến thức:
 - Biết châu Phi được chia làm 3 khu vực.
 - Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Phi, Trung Phi.
- Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.
 2. Kỹ năng:
 - Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự
nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực châu Phi.
 - Phân tích ảnh địa lí về các hoạt động kinh tế của các quốc gia Trung Phi.
3. Thái độ:
 - Tự bồi dưỡng kiến thức bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực :
 - Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
 - Năng lực riêng : sử dụng bản đồ.
5. Các nội dung tích hợp : 
 - Ý thức bảo vệ môi trường. 
II. Chuẩn bị : 
1. Học sinh :
- SGK, bài mới.
2. Giáo viên : 
 - Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi
 - Lược đồ ba khu vực châu Phi
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, vấn đáp, bản đồ tư duy
IV. Tiến trình dạy học:
1. Tình huống xuất phát : (3p) 
 - Mục tiêu : Tạo hứng thú cho người học .
- Phương pháp – kĩ thuật :Vấn đáp qua tranh ảnh.
- Phương tiện : hình ảnh về 1 số đặc điểm tự nhiên , dân cư, kinh tế nổi bật của châu Phi
- Các bước hoạt động :
+ Bước 1 :giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệucác hình ảnh về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế nổi bật châu Phi có liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS cho biết các hình ảnh thể hiện điều gì về đặc điểm khu vực châu Phi ?
+ Bước 2 : HS quan sát hình ảnh 
+ Bước 3 :HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
+ Bước 4 : GV dẫn dắt vào bài.
2. Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1 : Các khu vực châu Phi 5’
- Mục tiêu :
+ Kiến thức :Biết châu Phi được chia làm 3 khu vực.
+ Kỹ năng : Xác định vị trí của châu Phi.
+ Thái độ : tự bồi dưỡng kiến thức môn học.
- Phương pháp – kĩ thuật dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tự học.
- Phương tiện : Lược đồ ba khu vực châu Phi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nộ dung bài học
 Các khu vực châu Phi : 
* Bước 1 : giáo viên giao nhiệm vụ : 
Quan sát h32.1 cho biết châu Phi được chia thành mấy khu vực? 
* Bước 4 : GV nhận xét, bổ sung, chốt ý .
* Bước 2 :HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh xác định, vị trí, giới hạn của 3 khu vực trên bản đồ tự nhiện. 
* Bước 3 : HS trả lời câu hỏi.
*Các khu vực châu Phi:
Châu Phi gồm 3 khu vực:
 + Bắc Phi
 + Trung Phi
 + Nam Phi
Hoạt động 2 : Khu vực Bắc Phi 15’
- Mục tiêu : 
+ Kiến thức : nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Phi.
+ Kĩ năng : Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi.
+ Thái độ : Tìm hiểu, yêu thích môn học.
- Phương pháp – kĩ năng dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động nhóm.
- Phương tiện :Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nộ dung bài học
Khu vực Bắc Phi : 
* Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS 
- Gv cho hs quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, đọc sgk.
- GV cho HS thảo luận nhóm : 
+Nhóm 1, 3 : Nêu đặc điểm địa hình,khí hậu trong khu vực Bắc Phi ?
+ Nhóm 2,4 : Kinh tế - xã hội ở đây có đặc điểm gì?
* Bước4 : 
- Gv nhận xét, phân tích. 
* Bước 2 : HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ :
- HS quan sát, đọc SGK.
- HS hoạt động nhóm 
* Bước 3 : 
- Đại diện học sinh trong nhóm trình bày.
1. Khu vực Bắc Phi :
a. Tự nhiên:
 - Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa.
- Hoang mạc Xa- ha- ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới: khí hậu khô, nóng, thảm thực vật
nghèo nàn.
b. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư chủ yếu là Ả rập, Bec-be và theo đạo Hồi.
 - Kinh tế: tương đối phát triển, chủ yếu dựa vào ngành dầu khí và du lịch.
Hoạt động 3: Khu vực Trung Phi 15’
 - Mục tiêu :
+ Kiến thức :Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Trung Phi.
+ Kĩ năng : Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Trung Phi.
+ Thái độ : Ý thức bảo vệ môi trường
 - Phương pháp – KT dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động nhóm , đặt câu hỏi.
- Phương tiện : Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nộ dung bài học
Khu vực Trung Phi 
* Bước 1 : Giáo viên chia nhóm và yêu cầu trả lời câu hỏi 
Nhóm 1, 3 :
- Nêu đặc điểm địa hình khu vực Trung Phi ( Các dạng địa hình, sự phân bố)? 
- Đặc điểm khí hậu Trung Phi?
- Sông ngoài ra sao?
Nhóm 2, 4 : Kể tên các nước thuộc khu vực Trung Phi?
- Dân cư chủ yếu là người nào, tín ngưỡng?
( Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
- Kinh tế phát triển những ngành nào?
- Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế?
* Bước 4 : GV chuẩn xác lại kiến thức và ghi bảng.
* Bước 2 : Học sinh nhận nhiệm vụ và làm việc.
- HS thảo luận nhóm.
* Bước 3:
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
2. Khu vực Trung Phi :
a. Tự nhiên :
a. Tự nhiên:Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông
Dẫn chứng :
* Phía Tây
- Nhiều bồn địa
- Có hai môi trường tự nhiên khác nhau: 
 + Môi trường xích đạo ẩm
 + Môi trường nhiệt đới
* Phía Đông
- Nhiều sơn nguyên, hồ kiến tạo.
- Khoáng sản phong phú
- Khí hậu có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt
- Có "xa van công viên" độc đáo
b. Kinh tế xã hội : 
- Dân cư : là khu vực đông dân nhất châu Phi, chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê-gro-it, có tín ngưỡng rất đa dạng.
- Kinh tế : chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trông cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.
=> Kinh tế chậm phát triển.
3. Luyện tập : (5p)
- Nêu đặc điểm khí hậu Trung Phi
- Phân biệt kinh tế - xã hội của Trung Phi và Bắc Phi.
- Tại sao cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng? 
=> Do có sự khác nhau về khí hậu từ bắc xuống nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
- Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế?
4 . Vận dụng – mở rộng : (2p)
 - Theo em cần làm gì để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo về vấn đề môi trường ? 
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị các khu vực châu Phi ( tiếp theo).
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 40
Chương VII Châu Mỹ
Bài 35 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
 I. Mục tiêu bài học:
 - Sau bài học, học sinh cần.
 1. Kiến thức:
 - Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu rõ Châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.
 - Hiểu rõ Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ các châu lục khác đến, quá trình nhập cư này gắn liền với việc tiêu diệt thổ dân.
 2. Kĩ năng:
 - Dựa vào bản đồ, lược đồ xác định được qui mô lãnh thổ, vị trí địa lí của Châu Mĩ.
 - Dựa vào bản đồ, lược đồ xác định được các luồng di dân vào Châu Mĩ.
 3.Thái độ: 
-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
 II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
 - Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ.
 - Bản đồ nhập cư vào Châu Mĩ.
 III. Tiến trình bài mới: 
 1. Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra bài thực hành của học sinh.
 3.Bài mới:
 - Châu Mĩ được người Châu Âu phát hiện vào cuối thế kỉ XV, nên được gọi là tân thế giới. Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở Châu lục này.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên Châu Mĩ hướng dẫn hs quan sát.
? Xác định vị trí giới hạn của Châu Mĩ trên bản đồ?
- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.
? Em có nhận xét gì về diện tích, và vị trí của Châu Mĩ?
- HS: Châu Mĩ có diện tích lớn và nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
? So sánh diện tích của Châu Mĩ với Châu Phi?
- HS: Châu mĩ có diện tích lớn hơn Châu Phi 
? Tại sao nói Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây?
- HS: Nửa cầu tây được tính từ 20oT đến 16oĐ
? Quan sát trên bản đồ hãy cho biết Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào ở hướng nào?
- HS: Tiếp giáp với Đại Tây Dương ở hướng đông, Thái Bình Dương ở hướng tây.
? Xác định vị trí của chí tuyến bắc, chí tuyến nam, xích đạo, vòng cực bắc, nam đi qua khu vực nào của châu lục? xác định eo đất Trung Mĩ đi qua khu vực nào của Châu lục?( Chỉ trên bản đồ treo tường ).
- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.
? Em có nhận xét gì về giới hạn của Châu Mĩ so với các Châu lục khác?
? Hãy xác định eo đất Pa-na-ma, kênh đào Pa-na-ma trên bản đồ? Cho biết ý nghĩa của kênh đào Pa-na-ma?
- HS: Giúp giao thông vận tải đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương thuận tiện.
- GV: Cuối thế kỉ XV người Châu Âu mới tìm ra Châu Mĩ nên Châu Mĩ được gọi là tân thế giới ..
- GV: Treo bản đồ các luồng dân nhập cư vào Châu Mĩ và hướng dẫn học sinh quan sát.
? Chủ nhân của Châu Mĩ thuộc chủng tộc nào có xuất sứ từ đâu?
? Xác định luồng nhập cư của Chủng tộc Môn Gô Lô Ít cổ trên bản đồ?
- HS: Thực hiện trên bản đồ 
? Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của họ?
- HS: 
+ Người Anh Điêng: Phân bố dải rác trên khắp châu lục, sống bằng săn bắt và trồng trọt.
+ Người ExKi Mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương sống bằng nghề đánh cá và săn thú.
- GV: Sang thế kỉ XVI Người Châu Âu di cư ồ ạt sang Châu Mĩ.
? Xác định và đọc tên các luồng nhập cư từ Châu Âu vào Châu Mĩ?
- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.
? Sau khi nhập cư thực đân da trắng thực hiện chính sách như thế nào đối với người bản địa?
- HS: Tàn sát, cướp đất để lập đồn điền trồng cây công nghiệp.
? Trong quá trrình nhập cư như vậy dân cư Châu Mĩ có những đặc điểm gì?
? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ với dân cư Trung và Nam Mĩ?
- HS: Di cư sang Bắc Mĩ là người Anh, Pháp, Đức nói tiếng Anh. Di cư sang Trung và Nam Mĩ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nói tiếng La Tinh. 
1. Một lãnh thổ rộng lớn.
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km2 nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây.
- Châu Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng cậnn cực Nam ( 71o50’B đến 55o54’N )
2. Vùng đất nhập cư thành phần chủng tộc đa dạng.
- Chủ nhân của Châu Mĩ là người Anh Điêng, Ex-ki-mô thuộc chủng tộc mô gô lo ít di cư từ Châu Á đến trong thời kì xa xưa.
- Do lịch sử nhập cư lâu dài Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng trong qua trình chung sống các chủng tộc đã hoà huyết tạo nên các thế hệ người lai.
 IV. Luyện tập thực hành
 - Các luồng nhập cư có vai trò như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ?
 - HS: Các luồng nhập cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nên sự đa dạng về thành phần chủng tộc 
 V. Tìm tòi mở rộng:
 - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
 - Làm bài tập 1 SGK.
 - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
 - Chuẩn bị bài mới bài 36 “ Thiên nhiên Bắc Mĩ”
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 41
BÀI 36 :THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
 	 I.MỤC TIÊU BÀI DẠY
	1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí ,giới han,của Bắc Mĩ
-Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:Cấu trúc địa hình đơn giản ,chia làm 3 khu vực địa hình theo chiều kinh tuyến .
-Trình bày được đặc điểm của các sông,hồ lớn của Bắc Mĩ.
-Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. 
	2. Kĩ năng: 
-Xác định trên bản đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của khu vực Bắc Mĩ
-Sử dụng các bản đồ,lượt đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ 
-Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để biết và trình bày sự phân hóa về địa hình theo hướng Đông-Tây của Bắc Mĩ.
* Các kĩ năng sống:
-Thu thập thông tin,xử lí thông tin,phân tích so sánh(H Đ1.H Đ2)
-Trình bày suy nghĩ, ý tưởng,giao tiếp lắng nghe,hợp tác làm vệc nhóm(HĐ1)
3. Thái độ : HS có lòng yêu thiên nhiên.
 4.Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung:Tự học,giải quyết vấn đề,hợp tác tư duy
-Năng lực chuyên biệt:Sử dụng bản đồ,phân tích lát cắt địa lí,sử dụng hình vẽ.
II.CHUẨN BỊ:
	1.GV:Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ.
-Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang hoa Kì vĩ tuyến 400 Bắc.
 2. HS:-Nội dung kiến thức bài 
 -Sgk,vở ghi,bả
III. PHƯƠNG PHÁP:
-Thảo luân nhóm,đàm thoại gợi mở,thuyết giản,trình bày
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức,điểm danh:1’
2.Hình thành kiến thức mới
GV. Bắc Mĩ gồm 3 quốc gia: Canađa, Hoa Kì, Mêhicô. Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, nhưng khí hậu da dạng...
 HOẠT ĐỘNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ,GIỚI HẠN,ĐỊA HÌNH BẮC MĨ
1.Mục tiêu:
. Kiến thức: 
-Biết được vị trí địa lí ,giới hạn của Bắc Mĩ .
-Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:Cấu trúc địa hình đơn giản,chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
-Trình bày được đặc điểm của các sông ,hồ lớn ở Bắc Mĩ 
. Kĩ năng:
-Xác định được trên bản đồ lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí của khu vực Bắc Mĩ.
-Sử dụng các bản đồ ,lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ 
-Phân tích lát cắt địa hình để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Tây-Đông của Bắc Mĩ 
 2.Phương pháp:
-Thảo luân nhóm,đàm thoại gợi mở,thuyết giản,trình bày
3.Phương tiện:
-Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ.
-Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang hoa Kì vĩ tuyến 400 Bắc.
4.Thời gian:15’
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu lược đồ H36.1 và H36.2
HĐ/nhóm.
-Giao nhiệm vụ
Câu 1.
-Vị trí địa lí ,giới hạn của Bắc Mĩ?
-Từ Tây sang sông địa hình Bắc Mĩ có thể chia thành mấy miền địa hình ?
Câu 2.
- Dựa vào hình 36.2, xác định giới hạn,quy mô, độ cao của hệ thống Cooc-đi-e?
- Sự phân bố các dãy núi và cao nguyên trên hệ thống núi như thế nào?
-Dựa vào H36.2, cho biết hệ thống Cooc-đi-e có những khoáng sản gì?
Câu3.
- Quan sát H36.1 và H36.2, kÕt hîp sgk cho biết đặc điểm của miền đồng bằng Trung tâm?
 Xác định trªn lược đồ hệ thống Hồ lớn và hệ thống sông Mit-xi-xi-pi, Mi-xu-ri, cho biết giá trị to lớn của hệ thống sông và hồ của miền ? 
Câu4.
-Quan sát lượt 6.2, cho biết miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm các bộ phận nào? 
- Miền núi giµ và sơn nguyên phía §ông có đặc điểm gì?
-Theo dõi quá trình HS thực hiện nhiệm vụ,hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.
-Tổ chức cho các nhóm bào cáo kết quả
+Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm
+Tổ chức các nhóm khác bổ sung góp ý.
Đánh giá hoạt động chuẩn hóa kiến thức
-Dùng lát cắt H36.1vaf bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ phân tích cụ thể mối tương quan giữa các miền địa hình ở Bắc Mĩ.
NhómDựa vào H36.1 và H36.2
-Triển khai hoạt động
+Cá nhân tìm hiểu thông tin sgk kiếm phương án trả lời.
+Nhóm:tổng hợp ý kiến cá nhân rút ra kết luận.
-Dự kiến sản phẩm:
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả theo yêu cầu của GV 
Câu 1:
Vị trí địa lí và giới hạn của Bắc Mĩ 
-Từ vòng cực Bắc đến ví tuyến 150B.
Từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ có thể chia 3 miền địa hình:
-Phía Tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e.
- Ở giữa là đồng bằng Trung tâm.
- Phía Đông là dãy núi già A-pa-lát.
 xác định trên H36.2
Câu 2.
- Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiÓm trë dài 9000km, theo hướng Bắc - Nam.
- Cao trung b×nh 3000 - 4000m
- Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các sơn nguyên và cao nguyên.
- Là miền có nhiều khoáng sản quý, chủ yếu là kim loại màu với trữ lượng lớn.
Câu 3.
-Miền đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng.
- Cao phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và đông Nam.
- Nhiều hồ lớn và sông dài có giá trị kinh tế cao.
Câu4.
 Miền núi già và sơn nguyên ë phía §ông.
- Miền núi già A-pa-lát cæ thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam và cao nguyên.
- Dãy A-pa-lát là miền rất giàu khoáng sản.
-Các nhóm khác theo dõi góp ý ,bổ sung.
 Bài ghi
1.Vị trí địa lí và giới hạn của Bắc Mĩ 
-Từ vòng cực Bắc đến ví tuyến 150B.
Từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ có thể chia 3 miền địa hình:
2.Đặc điểm địa hình:Cấu trúc địa hình đơn giản ,chia làm 3 khu vực địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến. 
-Phía Tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e.
- Ở giữa là đồng bằng Trung tâm.
- Phía Đông là dãy núi già A-pa-lát.
a.Hệ thốngCo oc-đi-e phía tây
- Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiÓm trë dài 9000km, theo hướng Bắc - Nam.
- Cao trung bình 3000 - 4000m
- Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các sơn nguyên và cao nguyên.
- Là miền có nhiều khoáng sản quý, chủ yếu là kim loại màu với trữ lượng lớn
b.Miền đồng bằng ở giữa.
-Miền đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng.
- Cao phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và đông Nam.
- Nhiều hồ lớn và sông dài có giá trị kinh tế cao.
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông.
- Miền núi già A-pa-lát cæ thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam vµ cao nguyªn.
- Dãy A-pa-lát là miền rất giàu khoáng sản.
 Miền núi già và sơn nguyên ë phía §ông.
- Miền núi già A-pa-lát cæ thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam và cao nguyên.
- Dãy A-pa-lát là miền rất giàu khoáng sản.
 HOẠT ĐỘNG 2. II.SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU
1.Mục tiêu
 . Kiến thức: 
-Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ
 . Kĩ năng: 
-Sử dụng các bản đồ ,lượt đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ 
-Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo Đông-Tây của Bắc Mĩ.
2.Phương pháp
- Thảo luận theo nhóm,trực quan,phân tích lược đồ.
3.Phương tiện
 -Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ.
 -Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang hoa Kì vĩ tuyến 400 Bắc.
4.Thời gian15’.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ 
Giao nhiệm vụ
* Nhóm/cặp
Câu1.
-Dựa vào vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ và hình 36.3, cho biết Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ?
- Tại sao khí hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam ?
 Câu2.
-Dựa vào H36.2 và H36.3,giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu
giữa phần phía Đông và phía Tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kì ? 
-Ngoài ra khí hậu Bắc Mĩ còn phân hoá theo yếu tố nào ? Thể hiện rõ ở đâu ?
Theo dõi quá trình HS thực hiện nhiệm vụ ,hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
-Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả 
+Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm 
+Tổ chức các nhóm khác bổ sung góp ý 
-Đánh giá hoạt động chuẩn hóa kiến thức.
Nhóm/cặp
Dựa vào bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ 
-Triển khai hoạt động”
+Cá nhân:Tự tìm hiểu,tìm kiếm phương án trả lời 
+Nhóm:Tổng hợp ý kiến cá nhân,rút ra kết luận.
Dự kiến sản phẩm:
Câu1.
-Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.
-Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 800B->150B
Câu2.
 Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc – Nam.
- Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.
-Sự phân hoá khí hậu theo chiều tõ từTây Đông
- Trong mỗi đới khí hậu ®Òu có sự phân hoá theo chiều từ Tây sang §ông.
-Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa 2 miền địa hình núi già phía Đông và hệ thống núi trẻ phía Tây.
- Nguyên nhân do địa hình ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào.
-Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.
Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc-đi-e.
- Chân núi có khí hậu cận nhiệt hoặc ôn đới, lên cao thời tiết thay đổi do nhiệt độ giảm theo quy luật. cø lªn cao 100m t0 gi¶m ®i 0,60C.
- Nhiều đỉnh cao 3.000m – 4.000m có băng tuyết vĩnh cửu.
-Các nhóm khác theo dõi góp ý 
 Bài ghi
II. Sự phân hoá khí hậu.
a. Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc – Nam.
- Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.
b. Sự phân hoá khí hậu theo chiều từ Tây ->Đông
- Trong mỗi đới khí hậu ®Òu có sự phân hoá theo chiÒu từ Tây sang §ông.
c. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.
Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc-đi-e.
4.Luyện tập(4’)
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học.
5. Mở rộng và giao nhiệm vụ:3’
 Học bài ở nhà,chuẩn bị cho giờ sau :
- Học bài, trả lời câu hỏi 1và 2 trang 115 sách giáo khoa.
- Làm bài tập 1, 2 trang 29 – Tập bản đồ địa lí 7.
- Chuẩn bị bài 37: “Dân cư Bắc Mĩ”:
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 42
BÀI 37: DÂN CƯ BẮC MĨ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần đạt :
	1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. 
- Dân cư phân bố không đều, nguyên nhân.
- Tỉ lệ dân đô thị cao.
	2. Kĩ năng: - Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm d/cư của Bắc Mĩ.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ dân cư đô thị, kĩ năng phân tích các tranh ảnh hình vẽ... 
3. Thái độ: - Có nhận thức đúng đối với các chính sách dân cư. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1. Giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư & đô thị Bắc Mĩ.
 - Các tranh ảnh, số liệu về dân cư, đô thị Bắc Mĩ.
2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài.
	 - Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp quan sát, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’ )
1. Mục tiêu: Giúp cho HS được gợi nhớ hiểu biết về vấn đề dân cư Bắc Mĩ và quá trình đô thị hóa của khu vực, qua đó tạo hứng thú tìm hiểu về dân cư và đô thị Bắc Mĩ, tạo sự kết nối với bài học.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp qua tranh ảnh
 3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về đô thị ở Bắc Mĩ.
 4. Hình thức tổ chức: Cá nhân
 5. Tiến trình tổ chức: 
 Bước 1: - Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh về đô thị khu vực: + Quan sát các hình ảnh dưới đây, em hãy cho biết các hình này nói lên vấn đề gì đang được quan tâm trên thế giới nói chung và ở Bắc Mĩ nói riêng hiện nay?
 Bước 2: Học sinh quan sát ảnh để trả lời
 Bước 3: HS báo cáo kết quả ( HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
 Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá -> dẫn dắt kết nối vào bài mới:
Sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ một mặt tuân theo những qui luật chung, mặt khác mang đậm những tính chất rất đặc thù. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này trong bài học ngày hôm nay: Dân cư Bắc Mĩ. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 * HOẠT ĐỘNG 1: 1/ Sự phân bố dân cư (15’)
 1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, nguyên nhân sự phân bố dân cư ở khu vực Bắc Mĩ
 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, thảo luận, KT hợp tác 
 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm 
HĐộng của GV 
HĐộng của HS
* HĐộng cá nhân.
- Dựa vào thông tin sách giáo khoa, em cho biết:
 - Dân số Bắc Mĩ năm 2001 là bao nhiêu?
 - Mật độ dân số?
(+)trong 415, 1 triệu: Hoa Kì: 284,5 triệu, Ca- na- đa: 31 triệu, Mê- hi- cô: 99,9 triệu)
* HĐộng nhóm.
. Giới thiệu lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ: 
- Dựa vào hình 37.1 nêu nhận xét tình hình phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? (Phiếu học tập)
. Chia lớp ra 5 nhóm để thảo luận từng loại mật độ dân số, sau đó giải thích nguyên nhân.
- Phát phiếu học tập
- Chuẩn xác theo bảng sau:
- Nhận nhiệm vụ:
- Cá nhân đọc thông tin và nêu số dân và mật độ
- Nhận nhiệm vụ:
HS phân thành 5 nhóm, mỗi nhóm một loại mật độ.
Nhóm 1: dưới 1 người
Nhóm 2: 1- 10 người
Nhóm 3: 11- 50 người
Nhóm 4: 51- 100 người
Nhóm 5: trên 100 người.
- Nhận phiếu học tập
- Các nhóm quan sát H 37.1 và tiến hành trao đổi, trả lời theo nội dung ở bảng (Phiếu học tập)
- Đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
Mật độ
dân số (người/km2)
Vùng phân bố chủ yếu
Giải thích về sự phân bố
Dưới 1
- Bán đảo Alaxca, và phía Bắc Ca-na-đa.
- Khí hậu rất lạnh giá.
1 – 10
- Phía Tây hệ thống Cooc-đi-e.
- Có địa hình hiểm trở.
11 – 50
- Dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương.
- Sườn đón gió phía Tây Cooc-đi-e mưa nhiều.
51 – 100
- Phía Đông Hoa Kì.
- Là khu vực công nghiệp sớm phát triển, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp lớn, nhiều hải cảng lớn.
Trên 100
- Ven bờ phớa Nam Hồ Lớn và vùng Duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.
Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao.
- Qua bảng em có nhân xét như thế nào về sự phân bố dân cư và mật độ dân số giữa các vùng ở Bắc Mĩ ?
- Qua bảng em rút ra nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố dân cư khác nhau giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông ở Bắc Mĩ là gì ?
- Ngày nay các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động xuất hiện miền Nam và ven TBD của Hoa Kì (vành đai Mặt Trời) sẽ làm thay đổi sự phân bố dân cư trên lãnh thổ Hoa Kì như thế nào ?
* HĐộng cá nhân.
Cá nhân dựa vào kết quả ở bảng và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đều, nơi đông dân, nơi thưa dân.
+ Do sự phân hóa của tự nhiên như: khí hậu, địa hình,...
+ Do đặc điểm phát triển kinh tế như: công nghiệp, đô thị hóa,...
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Sự phân bố dân cư ngày nay có nhiều biến động cùng với các chuyển biến kinh tế . Một bộ phận dân cư Hoa Kì di chuyển từ các vùng công nghiệp truyền thống lâu đời từ phía nam vùng Hồ Lớn, đông bắc ven Đại Tây Dương tới vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.
Ghi bảng:
- Dân số: 486 triệu người. MĐTB 20 người/ km2. (2001)
- Phân bố: rất không đều: 
+ Nơi thưa nhất: Bán đảo Alatxca, Bắc Canađa. dưới 1 người / km2.
+ Nơi đông nhất: Quanh vùng hồ lớn và ven biển(ĐN Canađa và ĐB Hoa Kì) trên 100 người/ km2 
- Phân bố dân cư Hoa Kì đang có sự dịch chuyển về phía Nam và Duyên Hải ven TBD ( Hoa Kì).
GV chuyển ý: Hoàn cảnh tự nhiên và tình hình phân bố công nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đô thị hoá của Bắc Mĩ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm đô thị hóa (13 phút) 
 1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mĩ
 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng lược đồ, thảo luận, KT học tập hợp tác 
 3. Hình thức tổ chức: Cặp nhóm
HĐộng của GV 
HĐộng của HS
- Giao nhiệm vụ
- Dựa vào hình 37.1 SGK, hãy nêu tên các đô thị có quy mô dân số:
+ Trên 10 triệu dân?
+ Từ 5 đến 10 tr dân?
+ Từ 3 đến 5 tr dân ?
- Tiếp theo GV cho HS Dựa vào H.37.1, nêu tên và xác định một số thành phố lớn nằm trên hai dãy siêu thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn- trê-an?
- Giao nhiệm vụ:
- Giải thích tại sao Bắc Mĩ có tỉ lệ dân thành thị cao ? 
- Giải thích thêm, chuẩn xác kiến thức
- Quan sát hình 37.1 lược đồ phân bố đô thị nhận xét sự phân bố các thành phố ở Bắc Mĩ?
(+) Ngày nay các ngành công nghệ đòi hỏi kỹ thuật cao, năng động xuất hiện miền Nam và ven Thái Bình Dương (Vành đai Mặt Trời) 
à- Vậy sẽ làm thay đổi cơ cấu CN của Hoa kì như thế nào?
- Đô thị phát triển quá nhanh thì những vấn đề gì xã hội nảy sinh cần giải quyết? 
*Liên hệ đến Việt Nam
- Bổ sung
* HĐộng nhóm.
- Nhận nhiệm vụ
Quan sát lược đồ và trả lời qui mô đô thị
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Trên 10 triệu dân: Niw- yóoc, Lốt- an- giơ- lét, Mê- hi- cô.
 + Từ 5 - 10 triệu dân: Ốt- ta- oa, Si- ca- gô, Oa- sinh- tơn,...
+ Từ 3 – 5 triệu dân: Môn- trê- an, Tô- rôn- tô,.....
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn: Bô-xtơn, Niw yóoc, Phi-la- đen- phi- a, Oa sinh tơn.
+ Từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an: Si-ca-gô, Đi- tơ- roi, Tô- rôn- tô, Môn- trê- an.
* HĐộng cặp nhóm.
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện cặp báo cáo – nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Do quá trình CNH phát triển cao, các thành phố ở Bắc Mĩ phát triển rất nhanh đã thu hút số dân rất lớn để phục cụ trong các nghành CN và DV, " vì vậy tỉ lệ dân thành thị cao.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và ven Đại tây dương, vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa hơn .
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao và dịch.vụ )
+ Vấn đề môi trường, chỗ ở, việc làm,...
Ghi bảng:
2. Đặc điểm đô thị Bắc Mĩ.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: chiếm >76% dân số.
- Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa dần .
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân - 5 phút) 
- Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư Bắc Mĩ?
- Phía đông Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc hơn phía tây là do: (chọn ý đúng)
	a. chủ yếu là đồng bằng, nhiều đô thị, khu công nghiệp. 
	b. nhiều đồi núi thuận lợi cho nông nghiệp.
	c. nhiều sơn nguyên và núi già.
	d. nguồn tài nguyên phong phú.
- Sự xuất hiện của các dãi siêu đô thị ở Bắc Mĩ phần lớn gắn liền với: (chọn ý đúng)
	a. sự phong phú của tài nguyên.
	b. nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.
	c. vùng có lịch sử khai phá sớm.
	d. sự phát triển của mạng lưới giao thông đường thủy.
- Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B cho hợp lý rồi điền vào cột C. 
 (A) Các khu vực
 (B) Mật độ dân số
C
1. Bán đảo Alatxca, phía bắc Canađa.
2. Dải đồng bằng hẹp ven TBD.
3. Phía đông Hoa Kì.
4. Phía Nam Hồ Lớn, duyên hải ĐB Hoa Kì.
5. Phía Tây trong khu vực Cóocđie.
a. >100 (người/ km2)
b. 1 – 10 (người/ km2)
c. Dưới 1 (người/ km2)
d. 51 – 100 (người/ km2)
e. 11 – 50 (người/ km2)
1 – c
2 – e
3 – d
4 – a
5 - b
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2’) 
- GV hướng dẫn : 
+ Học và trả lời các câu hỏi phần bài tập SGK
 - Chuẩn bị bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 43
Bài 38: KINH TẾ BĂC MĨ
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần
1.Kiến thức: 
Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ
- Nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ KH - KT. Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới. 
-Phân bố nông nghiệp cũng có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
2.Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ.
- Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê kinh tế của Bắc Mĩ.
3.Thái độ:
-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất, nước .
4. Định hướng phát triể̉n năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
-Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ .Một số hình ảnh, tư liệu về nông nghiệp Hoa Kì
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa , vở ghi, bài tập thực hành
III. Phương pháp:
	- Nêu vấn đề; thảo luận nhóm; trực quan; đàm thoại gợi mở.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ?
-Thiên nhiên Bắc Mĩ có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp Bắc Mĩ?
3.Hình thành kiến thức mới:
3.1. Khởi động
1. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_hoc_ky_ii.doc