Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 19, Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 19, Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS có hiểu biết:

- Những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua thiết lập triều đại Trần.

- Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đôi thời Trần, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa giáo dục thời Trần

- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

2. Phẩm chất

- Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập, tự cường của ông cha ta .

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời Trần.

- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.

- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.

b. Năng lực đặc thù:

- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ.có liên quan để khai thác ND bài học.

- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.

- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện (KG)

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Máy chiếu; Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.

2. Học sinh

- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- sử dụng sách giáo khoa

- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)

- đàm thoại, vấn đáp;

2. Kỹ thuật

- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.

- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ:

- XH ĐV thời Lý có mấy giai cấp, gồm những thành phần nào?

- Văn hóa, giáo dục thời Lý như thế nào?

3. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

HĐCN – KT tia chớp:

? Nữ hoàng trẻ nhất trong LS VN là ai?

 

doc 11 trang sontrang 4950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 19, Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII- XIV)
Ngày dạy: 7A6: /11/2020; 7A5: /11 ; 7A3: /11; 7A1: /11
 TIẾT 19 
 BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS có hiểu biết:
- Những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý. Trần Cảnh lên ngôi vua thiết lập triều đại Trần.
- Biết những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đôi thời Trần, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa giáo dục thời Trần
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước
2. Phẩm chất
- Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập, tự cường của ông cha ta .
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời Trần.
- Sống biết ơn và có trách nhiệm với đất nước.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện (KG)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
- XH ĐV thời Lý có mấy giai cấp, gồm những thành phần nào?
- Văn hóa, giáo dục thời Lý như thế nào?
3. Bài mới: 
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HĐCN – KT tia chớp:
? Nữ hoàng trẻ nhất trong LS VN là ai?
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ cá nhân – TB 1p
 Sau khi học xong chương II, em hãy nhắc lại những nét chính về tình hình của Đại Việt thời Lý?
- Nhà Lý thành lập 1009 trải qua 9 đời vua, đến đời thứ 9 bị suy yếu trầm trọng.
HS HĐCN – đọc tích cực Đọc SGK
KT tia chớp Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy?
HS: đọc phần chữ nhỏ Sgk để thấy được sự ăn chơi sa đọa của vua quan nhà Lý.
H: Việc làm trên của vua quan nhà Lý đã dẫn đến hậu quả gì?
H: Thái độ của các thế lực địa phương như thế nào?
H: Như vậy đến thời điểm này, nhà Lý đã gặp những khó khăn gì?
- Quan lại tham lam vơ vét. ND nổi loạn
- Đế quốc Nguyên-Mông lăm le bờ cõi.
H: Trước tình hình đó nhà Lý đã làm gì? 
GV: Kể chuyện quá trình chuyển giao quyền lực giưa thời Lý sang thời Trần, và việc Lý Chiêu Hoàng (Nữ hoàng trẻ nhất trong lịch sử), nhường ngôi cho chông là Trần Cảnh ( mới 8 tuổi)
HĐ nhóm bàn 1p Nhận xét gì về sự ra đời của nhà Trần?
H(K-G): So sánh sự ra đời của nhà Trần với nhà Lý và nhà Tiền Lê ?
- Các triều đại ra đời trong hoàn cảnh đất nước rối ren suy yếu, đều phù hợp với sự phát triển của lịch sử và quy luật xã hội
GV: Cung cấp kiến thức
.
HS: Thảo luận nhóm – 4 ( 2 phút): Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần ?
GV: Treo sơ đồ trống - tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần - hs lên hoàn thiện. 
HS nhận xét – GV chốt.
(Sơ đồ cuối bài soạn)
H: Hãy nhận xét bộ máy nhà nước thời Trần?
HĐ nhóm bàn 1p: So với bộ máy nhà nước thời Lý, ở thời Trần có gì đặc biệt?
HS: Thảo luận cặp đôi- trả lời:
- Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.
- Nhà Trần củng cố bộ mày NN hơn, người họ Trần được giữ nhiều chức vụ quan trọng.
- Đặt thêm chức quan, cơ quan. 
HS HĐCN Đọc tích cực – chú ý Sgk.
KT Tb 1p: Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật thời Trần ?
HĐ nhóm 4 (2p) So sánh bộ luật Hình thư thời Lý với Hình luật thời Trần?
- Giống: Giống bộ luật thời Lý: Đều bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc
- Khác: Được bổ sung thêm 1 số điều: 
+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản
 + Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
H: Để xét xử kiện cáo , nhà Trần đã làm gì?
- Vua Trần còn để chuông lớn trước cửa điện Long Trì cho nhân dân gõ khi cần.
GV: Nói thêm: những lúc vua đi thăm các địa phương, nhân dân có thể đón rước thậm chí xin vua dừng lại xem 1 vụ kiện oan ® Mối quan hệ giữa vua và nhân dân tuy có sự khác biệt nhưng chưa sâu sắc.
H: Em có nhận xét gì về bộ “ Quốc triều hình luật” của nhà Trần?
GV: giảng theo SGK: Nhà Trần... củng cố quốc phòng.
HS: Tìm hiểu Sgk.
H: Vì sao khi mới thành lập, nhà Trần rất quan tâm tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng? 
- Ổn định đất nước, đứng trước nguy cơ chống giặc ngoại xâm: Mông Cổ đang lăm le ở ngoài bờ cõi
HS đọc SGK
H: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?
H: Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm quân? 
- Tăng độ tin cậy bảo vệ kinh thành, triều đình
GV: Hình thành cho hs khái niệm: “Ngụ binh ư nông”
H: Chủ trương đó có tác dụng gì?
- Có tác dụng trong việc xây dựng kinh tế, bảo vệ đất nước, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
GV: Yêu cầu hs quan sát H27 SGK trang 52
H: Qua H27 cho em thấy điều gì ?
- Đây là hình vẽ trên thống gốm của thời Trần qua hình vẽ thấy được đất nước ta luân bị ngoại xâm đe dọa. Phải luôn tập võ nghệ sẵn sàng chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, hình vẽ trên thống gốm thể hiện tinh thần thượng võ của ND.
HĐ nhóm 4 – KT khăn trải bàn (3p) 
Việc xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác với quân đội thời Lý?
- Giống: QĐ 2 bộ phận, chính sách: "ngụ...”
- Khác: Cấm quân, chọn người ở quê nhà Trần, 
GV( Kết luận): Chủ trương và biện pháp tích cực tiến bộ trong việc xây dựng quân đội thực hiện chính sách Ngụ binh ư nông, quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông, xây dựng tinh thần đoàn kết.
H: Em có nhận xét gì về việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng thời Trần?
HS đọc SGK (đọc thêm)
- Nông nghiệp: Nhanh chóng phục hồi và phát triển do nhà nước quan tâm, khuyến khích sản xuất®Mùa màng bội thu..
=> Kịp thời và phù hợp để phát triển nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp: TCN nhà nước và TCN nhân dân
- Thương nghiệp:
 + Làng xã: chợ mọc nhiều nơi (Thăng Long có 61 phường hoạt động tấp nập).
 + Giao lưu buôn bán với nước ngoài được mở rộng
® Đang từng bước khôi phục và phát triển nhanh.
I. Nhà Trần thành lập
1. Nhà lý sụp đổ.
- Cuối thế kỉ XII, vua quan nhà Lý ăn chơi sa đoạ, không chăm lo đến đời sống nhân dân.
- Kinh tế khủng hoảng, mất mùa dân li tán
- Thế lực ở các địa phương nổi dậy
- Nhà Lý dựa vào các thế lực của họ Trần để dẹp loạn
- Tháng 12/1226, Nhà Trần thành lập.
® Việc làm cần thiết phù hợp với yêu cầu lịch sử.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
- Bộ máy nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ TƯ tập quyền được phân 3 cấp:
 + Triều đình
 + Các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu
 + Các cấp hành chính cơ sở là xã.
 - Đặt thêm một số cơ quan và chức quan: Quốc sử viện, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ.
- Cả nước chia làm 12 lộ
- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh chặt chẽ hơn thời Lý
- Chế độ tập quyền được củng cố hơn.
3. Pháp luật thời Trần.
- Ban hành bộ luật mới: “Quốc triều hình luật”:
- Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản
 - Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Đặt cơ quan thẩm hình viện để xử kiện.
® Được tăng cường và hoàn thiện hơn.
II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
* Quân đội: - Cấm quân
- Quân các lộ (chính binh, phiên binh)
- Ở làng xã có hương binh, quân đội của các vương hầu.
- Chính sách: “Ngụ binh ư nông”
- Chủ trương: quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.
* Quốc phòng:
- Học tập binh pháp và luyện võ nghệ.
 - Cử tướng giỏi, quân đông canh giữ nơi hiểm yếu và biên giới
=> Quân đội vững mạnh, quốc phòng được giữ vững.
2. Phục hồi và phát triển kinh tế.
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
HĐ nhóm 4 – KT Khăn trải bàn 2p
? Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhận xét gì về sự ra đời của nhà Trần?
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
? Việc nhà Trần có pháp luật khiến em liên tưởng gì đến đ/s ND ta hiện nay? Vai trò của PL trong đ/s XH?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân– tìm hiểu – sưu tầm:
- Tìm hiểu về lịch sử nhà Trần
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc toàn bộ nội dung đã học, trả lời các câu hỏi SGK
- Học bài, tìm hiểu trước bài 14 tìm hiều về thế mạnh của quân Mông Cổ diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất 1258.
Ngày dạy: 7A1: 12 /11/2020; 7A3,5,6: 13 /11 
Tiết 20:
BÀI 14 . BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN ( THẾ KỶ XIII)
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ ( 1258)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu và trình bày được:
+ Âm mưu xâm lược của Đại Việt của quân Mông Cổ
+ Chủ trương chính sách của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
+ Những nét chính về diễn biến, kết quả ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258.
- Rèn luyện cho Hs kĩ năng sử dụng lược đồ.
2. Phẩm chất
- GD cho học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lòng căm thù giặc và quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
- Sống biết ơn các thế hệ cha ông và có trách nhiệm với đất nước.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ND đã đọc với bạn, tích cực HĐ nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng CNTT phục vụ bài học, biết xử lý tình huống.
- Năng lực ngôn ngữ : HS sử dụng ngôn ngữ đọc, nói, viết phù hợp trong các HĐ học.
b. Năng lực đặc thù: 
- Có năng lực nhận thức khoa học lịch sử, tìm hiểu kiến thức LS, sử dụng tư liệu tranh ảnh, lược đồ...có liên quan để khai thác ND bài học.
- Khai thác kênh hình, trình bày các sự kiện lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện (KG)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy chiếu; Lược đồ kháng chiến chống quân Mông Cổ 1258
2. Học sinh
- Đọc nghiên cứu trước bài mới;SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- sử dụng sách giáo khoa
- sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh)
- đàm thoại, vấn đáp; 
2. Kỹ thuật 
- HĐ cá nhân, động não, tia chớp; Đọc tích cực.
- HĐ nhóm đôi, nhóm 4 – KT Trình bày 1’; KT khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
Câu hỏi: Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội củng cố quốc phòng?
Trả lời: - Cấm quân và quân các lộ (chính binh, phiên binh)
- Ở làng xã có hương binh, quân đội của các vương hầu.
- Chính sách: “Ngụ binh ư nông”
- Chủ trương: quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.
- Học tập binh pháp và luyện võ nghệ.
- Cử tướng giỏi, quân đông canh giữ nơi hiểm yếu và biên giới
3. Bài mới: 
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HĐCN – KT tia chớp:
? Quân Mông Cố tấn công nước ta năm nào? Nhân dân ta dùng kế sách gì để chống giặc?
? Em hiểu thế nào là “vườn không nhà trống”?
* Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đối phó với các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, từ thế kỷ XIII vó ngựa của quân Mông Cổ tung hoàng khắp thế giới. Đầu năm 1258 quân MC tiến hành xâm lược Đại Việt ta và nhân dân Đại Việt lại bước vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc. 
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức 
trọng tâm
GV chiếu hình ảnh cuộc sống của người dân đất nước Mông Cổ
GV: Trước thế kỷ XII, người MC sống thành bộ lạc hay liên minh các bộ lạc ở vùng thảo nguyên Châu Á, đại bộ phận bộ lạc là chăn nuôi du mục.
GV: Cung cấp kiến thức
GV: Chiếu lược đồ thế giới.. giới thiệu vị trí của MC.
- Nhà nước phong kiến MC được hình thành với 1 lực lượng quân sự hùng mạnh hiếu chiến.
GV: Chiếu hình ảnh: hình vẽ quân MC.
H: Quan sát tranh em thấy những hình ảnh gì ?(quan sát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) 
- Bức tranh giới thiệu về đội quân Mông Cổ: trên hình thấy đội quân MC đang chiến đấu trên trên lưng ngựa được trang bị có mũ, áo giáp, giáo mác cung tên. Trên giáo mạc buộc những sợi vải thể hiện họ đang xông pha trận mạc. Bức tranh phía dưới thể hiện quân MC đang chiến thắng.
GV: Chiếu hình ảnh về đội quân MC.
GV (Thuyết trình): MC chỉ là 1 nước nhỏ nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới thời đó..quân đội MC chủ yếu là lực lượng kỵ binh “ Quân Mông cổ lớn lên trên lưng ngựa, họ tự luyện tập chiến đấu từ mùa xuân đến mùa đông” 
- Về đánh trận họ lợi ở dã chiến không thấy lợi thì không tiến quân. Trăm quân kỵ có thể bọc vạn người, ngàn quân kỵ tản ra có thể dài hàng trăm dặm, kẻ địch chia ra thì họ chia ra kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ. Đội quân lúc ẩn, lúc hiện, đến như trên trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ thắng đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua chạy rất nhanh đuổi theo không kịp.
HĐCN – KT tia chớp Qua hình ảnh và thông tin trên em có nhận xét gì quân đội Mông Cổ ?
- Quân đội mạnh: kị binh giỏi, giỏi cung tên có tổ chức, trang bị tốt.
GV: Chiếu hình ảnh sự bành trướng của quân MC 1226 – 1294.
GV: Với quân đội mạnh, nên MC đã tiến hành xâm lược nhiều nước Châu Âu, Italia, Đức, Pháp, Ba Lan, Nga, Châu Á. Quân MC đã kéo cả thời giới vào cuộc chiến tranh khủng khiếp đi đến đâu nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết và bắt làm nô lệ có 1 nhà thơ đã viết: “ không có 1 dòng suối, 1 con sông nào không tràn đầy nước mắt của chúng ta, không có 1 cánh đồng 1 ngọn núi nào không bị quân MC giành xéo”
Nơi nào có ngựa MC đi qua cây cỏ không mọc được.
® Thời kì đó đội quân Mông Cổ là nỗi khiếp sợ của bất kì quốc gia nào
HS-HĐCN Đọc tích cực - SGK
KT tia chớp: Vì sao vua Mông Cổ lại đem quân đánh Đại Việt?
GV: Chiếu lược đồ: sự bành trướng của quân MC xuống phía nam năm 1258
HĐ nhóm bàn 1p: Tại sao lại dùng Đại Việt để tấn công Nam Tống ?
HS: Liên hệ vị trí giữa ta và TQ trả lời
GV (giảng): Theo SGK “ Để đạt được...xâm lược Đại Việt”
GV: Khi quân MC xâm lược chúng có rất nhiều thủ đoạn trong đó có 1 thủ đoạn mua chuộc, đem thu dụ hàng, tuy nhiên biện pháp này cũng có khi thành công, bởi vì 1 số tầng lớp thống trị ở các nước thời bấy giờ cứ nghe đến cái tên MC đã làm họ run sợ, chẳng hạn nước Khơ-rơ-me. Có mua Mu-ha-mét đã nói rằng “quân MC đông đến nỗi chỉ ném roi ngựa cũng đủ lấp hào thành”, nên quân MC chưa kịp đến Mu-ha-mét đã bỏ thành chạy. Lần này chúng cũng thực hiện thủ đoạn đó trước khi kéo quân xâm lược, tướng MC sai xứ giả đưa thư đe dọa, thư dụ vua Trần đầu hàng. Ba lần sứ giả MC đến Thăng Long đều bị vua Trần bắt giam vào ngục
HĐ nhóm 4 – Kt khăn trải bàn (2p): Thái độ và hành động cảu nhà Trần đã nói lên điều gì ?
- Không run sợ trước sức mạnh của quân MC, thể hiện quyêt tâm đánh giặc tới cùng chứ không chịu khuất phục đầu hàng
GV(chuyển ý): Trước sự xâm lược của quân MC nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến ntn liệu vua tôi nhà Trần có đánh thắng được quân Mông cổ hùng mạnh không ?
HS HĐCN Đọc tích cực SGK 
H: Trước âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ, nhà Trần đã chuẩn bị đối phó như thế nào?
GV (mở rộng): Vua Trần còn ban lệnh cho cả nước: tất cả các quận huyện trong cả nước nếu có giặc ngoài đến thì phải liều chết mà đánh nếu sức không địch nổi cho phép lần trốn vào trong rừng chú không được đầu hàng
HĐCN – TB 1p Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của vua tôi nhà Trần?
HS: Tìm hiểu Sgk.
GV chiếu lược đồ: Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ 1258.
GV: Trình bày diễn biến kết hợp ghi bảng
H: Vì sao lại rút khỏi Bình Lệ Nguyên ?
- Để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần đã tiến hành rút lui chiến lược khỏi Bình Lệ Nguyên
- Ở Phù Lỗ, quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần.
HĐ CN – Tb 1p Việc thực hiện kế “vườn không nhà trống”có tác dụng gì?
- Gây nhiều khó khăn về hậu cần lương thực, giảm nhuệ khí chiến đấu của quân giặc hoảng sợ lo lắng.
H: Nhận xét gì chủ trương này ?
- Đúng đắn, sáng tạo.
GV: Trước thế giặc mạnh vua Trần hỏi ý kiến thái sư Trần Thủ Độ...
HĐ nhóm bàn 1p Em có suy nghĩ gì về câu nói của Trần Thủ Độ?
- Thể hiện quyết tâm đánh giặc sẵn sàng hy sinh thể hiện niềm tin tất thắng của quân và dân ta. Biết người biết ta.
GV cung cấp:
H: Em nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến ?
- Đó là thắng lợi vẻ vang, đáng tự hào của dân tộc, đó là 1 đội quân là nỗi khiếp sợ của bất kỳ quốc gia nào, nhưng khi đến Đại Việt đội quân hùng mạnh đó phải dừng bước trước một Đại Việt nhỏ bé của chúng ta.
HĐ cá nhân –TB 1p
? Nghe lại chiến thắng chống giặc ngoại xâm của cha ông năm xưa, em cảm thấy thế nào? Trách nhiệm của thế hệ trẻ bây giờ là phải làm gì cho đất nước?
( GD tin thần yêu nước, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm, GD trách nhiệm xây dựng và BV TQ trong thời kì mới, lao động sản xuất, tiếp cận, ứng dụng KHKT vào SX, sáng tạo trong lao động để XD đất nước hùng cường)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập
® ngày càng lớn mạnh.
- Mục đích: Đánh Đại Việt làm bàn đạp tấn công Nam Tống xâm chiêm toàn bộ Trung Quốc
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
a. Sự chuẩn bị của nhà Trần.
- Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí.
- Các đội dân binh được thành lập
- Quân đội ngày đêm luyện tập.
® Khẩn trương, chu đáo, huy động toàn dân tham gia kháng chiến
® Tinh thần kiên quyết chống giặc. 
b. Diễn biến.
- Tháng 1- 1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thao chỉ huy tiến vào nước ta theo đường sông Thao® Bạch Hạc®Bình Lệ Nguyên
- Ta chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên ®Phù Lỗ® rút về Thiên Mạc. Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”.
- Giặc đốt phá thành Thăng Long.
- Chiếm Thăng Long 1 tháng,
quân Mông Cổ thiếu lương thực ->gặp nhiều khó khăn.
- Sau đó, ta phản công, đánh thắng một trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
c. Kết quả: 
- 29-1-1258 quân Mông Cổ phải rút về nước.
- Ta giành thắng lợi.
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
GV: Nêu hệ thống câu hỏi cho hs thảo luận theo dãy - 5p
Dãy 1: Em hãy nêu những hành động cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược MC?
- Ba lần bắt giam sứ giả MC
- Ban hành lệnh cả nước sắm sửa vũ khí sẵn sàng chiến đấu
- Nhân dân Thăng Long đồng lòng làm theo chính sách của nhà Trần
- Câu nói của Trần Thủ Độ
Dãy 2: Tại sao chưa đầy 1 tháng ta đánh bại quân Mông Cổ ?
- Cuộc kháng chiến chính nghĩa
- Có sự đoàn kết của toàn dân
- Quân đội mạnh có khả năng chiến đấu lâu dài
- Sự chuẩn bị chu đáo
- Đường lối đúng đắn sáng tạo của người chỉ huy
Dãy 3: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến ?
- Khi giặc mạnh ta không dốc toàn bộ lực lượng đối phó mà đánh lâu dài chớp thời cơ.
- Khi giặc gặp khó khăn ta phản công: đó là kế lấy ít địch nhiều lấy yếu đánh mạnh
Dãy 4: Một cách đánh giặc bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Trần, đó là cách gì? Tác dụng của cách đánh giặc đó?
GV: Gọi 1-2 HS lên bảng trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến
* HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
- Ở Than Uyên chúng ta còn có địa danh nào gắn với lịch sử chống ngoại xâm?
Là HS Than Uyên, chúng ta cần có trách nhiệm gì?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
HS HĐ cá nhân- tìm hiểu – sưu tầm:
- Các cuộc kháng chiến thời Trần.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc toàn bộ nội dung đã học
- Đọc tìm hiểu trước bài mới: II. Cuộc kháng chiến lần hai chống quân xâm lược Nguyên
+ Tìm hiểu về: Âm mưu xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
+ Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần
+ Diễn biến kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_19_bai_13_nuoc_dai_viet_o_the_ki.doc