Giáo án Lịch sử 7 - Bài 13: Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Bài 13: Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức: Xác định được các triều đại đánh dấu sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

2/ Năng lực: Trình bày, tóm tắt, miêu tả tranh ảnh, nhận xét, liên hệ thực tế, hợp tác

3/ Phẩm chất: Giáo dục HS biết trân trọng những thành tựu văn hóa của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.

II/ Thiết bị dạy học và học liệu

 1/ Giáo viên: Tranh ảnh, tư liệu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.

2/ Học sinh: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

III/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định (1’):

2/ Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra sách, vở và chuẩn bị bài của HS

3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 13: Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/2021
Ngày giảng: 6/9 (7AE); 7/9 (7BC) ; 9/9 (7D)
Tiết 1 - Bài 13 - TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Xác định được các triều đại đánh dấu sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
2/ Năng lực: Trình bày, tóm tắt, miêu tả tranh ảnh, nhận xét, liên hệ thực tế, hợp tác 
3/ Phẩm chất: Giáo dục HS biết trân trọng những thành tựu văn hóa của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
II/ Thiết bị dạy học và học liệu
 	1/ Giáo viên: Tranh ảnh, tư liệu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.
2/ Học sinh: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định (1’):
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra sách, vở và chuẩn bị bài của HS
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động (3’) 
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS. Biết được hiểu biết hiện tại của HS về Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến.
 HSHĐ cá nhân (1’): quan sát bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, trả lời các câu hỏi:
1. Kể tên các quốc gia cổ đại ở phương Đông mà em biết.
2. Nêu những hiểu biết về Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến.
- Học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ
- HS trả lời, , nhận xét về kết quả của bạn. 
- GV nhận xét dẫn dắt vào bài: Trung Quốc là một trong những quốc gia có sự hình thành sớm và phát triển mạnh ở phương Đông. Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Triều Tiên (bây giờ gồm Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Nhật Bản và Việt Nam (bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc và kéo dài cho đến nay) . 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Xác định được các triều đại đánh dấu sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
 (slide 3) HSHĐN2, 10’, tìm hiểu phần thông tin kết hợp quan sát hình 1,2,3,4 mục 1 (TL/74,75), hoàn thành phiếu học tập sau: 
Các thời kì của chế độ phong kiến TQ
Tên triều đại, thời gian
Biểu hiện chính
Thời kì hình thành
Thời kì thịnh vượng
Thời kì suy thoái
HS khá giỏi: Theo em, vì sao lại khẳng định dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT thời kì nhà Tần (slide 4) – HS ghi bài
GVMR về Tần Thủy Hoàng và chính sách cai trị của ông (slide 5)
(slide 6) Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là "Thành dài vạn lý"), gọi tắt là Trường Thành, là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647.
(slide 7) Việc xây dựng cung A Phòng được bắt đầu từ năm 212 TCN. Mục đích xây dựng cung A Phòng là vì "chỉ cung điện chính chưa đủ, cần có cung điện mới"[1] và "cần biểu trưng sức mạnh sau khi sáu nước được thống nhất".[2] Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ước tính số người được điều đi xây cung A Phòng và lăng mộ Tần Thủy Hoàng lên đến hơn 70 vạn người. Tư Mã Thiên cũng chép, riêng phần tiền sảnh của cung A Phòng rộng tới mức chiều từ Đông sang Tây dài 500 bộ (hơn 800m), chiều từ Nam sang Bắc dài 50 trượng (hơn 150m), có thể ngồi được hàng vạn người, phía trước có thể dựng được cột cờ 5 trượng (hơn 15m). Ngay từ khi xây dựng, cung A Phòng đã là một công trình gây tranh cãi, làm hao tiền, tốn của, kiệt quệ sức dân và mang tới cho vị hoàng đế không ít lửa hận thù từ muôn dân trăm họ.
(slide 8) Đây là lăng mộ được xây dựng trong hơn 38 năm, từ 246-208 TCN và năm dưới một gò mộ cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được thiết kế như một tổ hợp các cung điện đền đài bao quanh bởi thành quách. Để giữ bí mật thông tin về lối vào mộ và của cải trong đó Nhà Tần đã giết hết lực lượng tham gia xây dựng khu lăng mộ bằng cách bít đường ra vào lăng mộ và chôn sống họ cũng như giết hết một số người liên quan đến việc chôn sống này. Đội quân đất nung được xây dựng kế bên nhằm mục đích bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng sau khi ông qua đời.
- GVMR thêm về nhà Tần (slide 9,10,11)
(slide 12)
- GVMR thêm về nhà Đường (slide 13) (slide 14)
(slide 15)
(slide 16): Đồ gốm thời Minh phát triển trên cơ sở kế thừa kỹ thuật sản xuất Tống - Nguyên và đổi mới rất nhanh trên nhiều phương diện. So với giai đoạn Tống - Nguyên, đồ gốm sứ Trung Quốc thời Minh phong phú, đa dạng hơn nhiều cả về loại hình, các loại men và đề tài trang trí.
Đây là thời kỳ đăng quang của gốm sứ hoa lam vì người Trung Quốc đã mua được nguyên liệu côban từ Ả Rập để vẽ lên gốm sứ tạo ra những sản phẩm gốm hoa lam (thanh hoa) tuyệt đẹp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Dưới thời Minh, người làm gốm cũng chế ra men nhiều màu (tam thái, ngũ thái) với kỹ thuật và nghệ thuật tô, vẽ màu phong phú đầy sáng tạo. Thời kỳ này đồ sứ hoa lam và đồ sứ vẽ nhiều màu trên men chiếm số lượng lớn nhất. Các sản phẩm gốm sứ không chỉ mang tính chất sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật sống động.
HĐ. KHỞI ĐỘNG
1. Một số triều đại phong kiến Trung Quốc
Các thời kì của chế độ phong kiến Trung Quốc
Tên triều đại
Biểu hiện chính
Thời kì hình thành
Nhà Tần (TK III TCN)
- Công cụ sắt phát triển.
- 2 tầng lớp chính: địa chủ và tá điền.
- Chia đất nước thành các quận, huyện, ban hành chế độ đo lường, tiền tệ, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ 
- Vua Tần thi hành chế độ cai trị tàn bạo 
Thời kì thịnh vượng
Nhà Đường
(618 - 907)
- Bộ máy nhà nước củng cố và hoàn thiện, cử người thân tín cai quản địa phương, mở nhiều khoa thi tuyển nhân tài.
- Thực hiện chế độ quân điền, sản xuất NN phát triển.
- Lãnh thổ ngày càng mở rộng 
=> TQ trở thành quốc gia PK cường thịnh nhất châu Á.
Thời kì suy thoái
Nhà Minh - Thanh
(1368 - 1912)
- Mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
- CTN phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.
4. Củng cố (2’)
- HSHĐCL, thực hiện câu hỏi
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
- HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung. GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 
5. Hướng dẫn học (3’) (slide 17)
* Bài cũ: Nêu được những nét chính về các triều đại đánh dấu sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Trung Quốc (học theo bảng trên)
* Bài mới: Soạn mục 2 Khám phá một số thành tựu văn hoá, KH - KT của TQ thời PK (TL/75,76)
Dự án mục 2 giới thiệu về thành tựu văn hóa, KH-KT của Trung Quốc thời phong kiến (trình chiếu point, nhóm 4). Tiết sau các nhóm báo cáo.
- Yêu cầu: Dự án mục 2 (nhóm 4 hoặc nhóm 6) giới thiệu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến.
- Tư liệu: Dựa vào thông tin và các hình ảnh trong mục 2 (trang 75,76) và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu trên Google.
- Thời gian báo cáo sản phẩm: Gửi mail cho cô giáo, tiết sau đại diện các nhóm lên báo cáo dự án trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_bai_13_trung_quoc_va_an_do_thoi_phong_kien.doc