Giáo án Lịch sử 7 - Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử 7 - Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu

-Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng

+ Trình bày nét chính về tình hình chính trị, kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Có kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

+ Rèn kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, làm việc bằng lược đồ

+Trân trọng và tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc đạt được dưới thời Nguyễn.

-Yêu cầu đối với HS khá, giỏi

+ Giải thích vì sao kinh tế, xã hội bị khủng hoảng nhưng văn học, nghệ thuật, kĩ thuật vẫn có sự phát triển.

II. Chuẩn bị

1. GV: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn.

2. HS: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài. Ng/c bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, tường thuật, trao đổi - đàm thoại, so sánh, phân tích

 

doc 12 trang Trịnh Thu Thảo 4430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 /4/2021
Ngày giảng: 16,17 /4/2021. 7A,B,C
Bài 33 - Tiết 61
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX (Tiết 1)
I.Mục tiêu
-Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng
+ Trình bày nét chính về tình hình chính trị, kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Có kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
+ Rèn kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, làm việc bằng lược đồ 
+Trân trọng và tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc đạt được dưới thời Nguyễn.
-Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
+ Giải thích vì sao kinh tế, xã hội bị khủng hoảng nhưng văn học, nghệ thuật, kĩ thuật vẫn có sự phát triển.
II. Chuẩn bị
1. GV: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn.
2. HS: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài. Ng/c bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, tường thuật, trao đổi - đàm thoại, so sánh, phân tích 
IV. Tổ chức giờ học
 1. Ổn định (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’): 
H: Trình bày những chính sách của vua Quang Trung nhằm phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? Chiếu lập học thể hiện hoài bão gì của vua Quang Trung? 
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. 
*Khởi động: Hoạt động chung cả lớp theo tài liệu. GV dẫn dắt vào bài.
*Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV -HS
Nội dung chính
* Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình chính trị nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Hoạt động cá nhân - 3’
Đọc thầm thông tin mục 1 (SGK-T.95) kết hợp quan sát hình 1,2 và lược đồ hình 3 để trả lời câu hỏi mục 1 (T.94).
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GVNX, KL.
* GV giới thiệu cho HS tình hình triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất:
- Quang Toản không đủ sức gánh vác công việc đất nước.
- Nguyễn Nhạc chịu an phận, không lo việc nước về sau.
 Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đem thủy binh tiến ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.
Sau khi chiếm được Quy Nhơn (6/1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà.
. 
HS: Năm 1815, ban hành bộ "Hoàng triều hình luật" gồm 22 quyển với 398 điều luật.
- Quan võ thời Nguyễn mình mặc áo bào ngồi trên lưng ngựa có lọng che rất oai phong.
- Lính cận về thời Nguyễn trang bị đầy đủ.
H: Nhận xét chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
(Đóng của không tiếp xúc với người ngoài, chỉ thuần phục nhà Thanh một cách mù quáng. 
=> Hậu quả: Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta).
GV dẫn dắt chuyển mục 2.
* Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình kinh tế nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Hoạt động cặp đôi - 5’
Đọc thầm thông tin mục 2 (SGK-T.96,97) để trả lời các câu hỏi của mục 2.
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
H: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?
- Tăng thêm diện tích canh tác.
H: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
- Ruộng đất còn bỏ hoang nhiều.
- Bọn địa chủ, cường hào vẫn cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
- Chế độ quân điền không còn tác dụng.
H: Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không?
HS: Chế độ quân điền không có tác dụng.
 Đê điều không sửa sang.
 Do tài chính thiếu hụt, nạn tham tràn lan phổ biến.
H: Thủ công nghiệp thời Nguyễn có những đặc điểm gì?
HS: Lập nhiều xưởng sản xuất-ngành khai mỏ mở rộng làng nghề thủ công phát triển nhưng thợ thủ công nộp thuế sản phẩm nặng nề.
H: Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước? 
HS: Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị từ.
 Phố chợ động đúc, sầm uất, hàng hoá phong phú.
*GV nhấn mạnh: Mặc dù nền kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển nhưng những chính sách phản động đó của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu của lịch sử nền kinh tế - xã hội.
1. Tình hình chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX
- Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt.
=> Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Chia nước ta thành 30 tỉnh 1 phủ trực thuộc.
- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long. 
- Quan tâm củng cố quân đội.
2. Tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX
a. Nông nghiệp: 
- Chú trọng khai hoang lập ấp, lập đồn điền.
- Không quan tâm đến đê điều.
- Quan lại tham nhũng.
b. Thủ công nghiệp: có điều kiện phát triển nhưng lại bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp.
- Nội thương phát triển.
- Ngoại thương hạn chế buôn bán với người phương Tây.
4. Củng cố (2’): 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
5. Hướng dẫn học (2’): 
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp đọc thêm trong tài liệu.
- Giảm tải mục 3,4. HS tự nghiên cứu tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX và những thành tựu văn hóa dân tộc cuối XVIII - nửa đầu XIX.
- Bài mới: Ôn tập các nọi dung ở tiết Ôn tập HKII và đề cương đã cho.
* Lưu ý: Khi tan học, khi tham gia giao thông, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Tuyên truyền phòng tránh dịch covid-19.Nhớ thực hiện tốt việc đeo khuẩn trang, thường xuyên sát khuẩn, dãn cách cự li, 
1.Tình hình chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX
- Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt.
=> Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Chia nước ta thành 30 tỉnh 1 phủ trực thuộc.
- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long. 
- Quan tâm củng cố quân đội.
2. Tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX
a. Nông nghiệp: 
- Chú trọng khai hoang lập ấp, lập đồn điền.
- Không quan tâm đến đê điều.
- Quan lại tham nhũng.
b. Thủ công nghiệp: có điều kiện phát triển nhưng lại bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp.
- Nội thương phát triển.
- Ngoại thương hạn chế buôn bán với người phương Tây.
3. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX
- Nguyên nhân: Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
- Các cuộc nổi dậy:
Ngày soạn: 14 /4/2021
Ngày giảng:17, /4/2021. 7A,B,C
Bài 33 - Tiết 62 + 63
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX (Tiết 2,3)
I.Mục tiêu
-Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng
+ Trình bày được nét chính về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX và những thành tựu văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX 
+ Có kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
+ Rèn kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, làm việc bằng lược đồ 
+Trân trọng và tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc đạt được dưới thời Nguyễn.
-Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
+Giải thích, phân tích nguyên nhân bùng nổ các cuộc KN.
+ Giải thích vì sao kinh tế, xã hội bị khủng hoảng nhưng văn học, nghệ thuật, kĩ thuật vẫn có sự phát triển.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Lược đồ các nơi bùng nổ các cuộc khởi nghĩa lớn chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
- Tranh ảnh về văn hóa nước ta cuối thế kỉ XVIII -nửa đầu thế kỉ XIX.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Ng/c bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, tường thuật, trao đổi - đàm thoại, so sánh, phân tích 
IV. Tổ chức giờ học
 1. Ổn định (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’): 
 H: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế - chính trị nước ta nửa đầu thế kỉ XIX?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
*Khởi động: Hoạt động chung cả lớp theo tài liệu. GV dẫn dắt vào bài.
*Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV -HS
Nội dung chính
* Mục tiêu: Trình bày được nét chính về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX.
Hoạt động cặp đôi – 5’
Đọc thông tin mục 3 (SGK-T.97,98) kết hợp quan sát lược đồ hình 4 để trả lời câu hỏi mục 3.
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
GV nhấn mạnh:
- Năm 1842 bảo lớn ở Nghệ An làm đổ trên 4 vạn nóc nhà, hơn 5000 người chết.
- Năm 1849 - 1850, nạn dịch bệnh lớn xảy ra trên cả nước làm cho 60 vạn người chết.
H: Thái độ của nhân dân ta lúc đó đối với chính quyền nhà Nguyễn như thế nào?
(Căm phẫn, oán ghét, họ vùng dậy đấu tranh)
3. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX
- Nguyên nhân: Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
- Các cuộc nổi dậy:
Tên cuộc KN
Thời gian
Địa bàn 
hoạt động
Phan Bá Vành
1821 - 1827
Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Nông Văn Vân
1833 - 1835
Miền núi Việt Bắc
Lê Văn Khôi
1833 - 1835
Gia Định, lan ra 6 tỉnh Nam Kì
Cao Bá Quát
1854 - 1856
Sơn Tây (Hà Nội)
H: Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành? Ông là người làng Minh Giám (Thái Bình). Xuất thân từ nhà nghèo.
GV (giảng) Trong dân gian lúc bấy giờ có câu :
 “Trên trời có ông sao Tua.
 Ba làng Trà Lũ có vua Ba Vành”
- Năm 1821 Ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy khởi nghĩa. Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định)
- Cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Yên.
Đầu năm 1827, quân triều đình các ngã về bao vây Trà Lũ. Trong lúc tình thế nguy khốn, Phan Bá Vành trì hoãn cuộc đối phó. Tháng 3 năm ấy, quân triều đình tấn công.Vào một đêm ông cho quân đào một con sông dài khoảng 800 m để chạy ra biển nhưng súng bắn dữ dội ông bị thương và bị bắt ông đã cắn lưởi tự vẫn.
-> Đây là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời Nguyễn.
H: Nông Văn Vân là người như thế nào?
 Bọn quan tỉnh bị bắt đã bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ " Quan tỉnh hay ăn hối lộ" rồi đuổi về. Hai lần nhà Nguyễn đem quân đàn áp bị thất bại Đến lần thứ 3 ông bị bao vây và bị chết cháy trong rừng.
H: Em cho biết vài nét về Lê Văn Khôi ?
HS: Là một thổ hào ở Cao Bằng nhưng lại vào Nam khởi nghĩa. Ông là con nuôi của Lê Văn Duyệt, em vợ của Nông Văn Vân .
GV(giải thích): Thổ hào là người có thế lực ở địa phương (miền núi ) thời phong kiến .
GV:(Tường thuật) : Năm 1833 khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái,giết tên quan Bạch Xuân Nguyên .Cuộc khởi nghĩa được nhân 6 tỉnh Nam Kì tham gia.
 Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hàng, Lê Văn Khôi bị cô lập.
H: Cho biết một vài nét về Cao Bá Quát ?
HS: Là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc, ở huyện Gia Lâm (Hà Nội). 
GV(Giảng thêm): Cao Bá Quát là anh em song sinh với Cao Bá Đạt, tính nết nghịch ngợm, cao ngạo nên rất nhiều người bất bình với ông. Ông thường nói :" Trong thiên hạ có 4 bồ chữ ..."
 đặc biệt ông có tài ứng đáp lanh lợi.
 Cao Bá Quát đỗ cử nhân nhưng sau đó bị bộ xét lại không cho đổ thủ khoa nữa nên từ Cao Bá Quát bất mãn. Mãi về sau nhờ bạn bè bổ dụng ông mới được làm một chức quan nhỏ ở bộ lễ trong thời Tự Đức
 Ông thông cảm, đau xót nỗi thống khổ của nhân dân, căm ghét chế độ nhà Nguyễn.
GV(Tường thuật tiếp ): Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê", đứng dậy kêu gọi nhân khởi nghĩa .
 Đầu năm 1855, Cao Bá quát bị hy sinh, cuối năm 1856 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
H: Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân của các dân tộc ít người dưới triều Nguyễn đã nói lên điều gì ?
HS: Kế thừa truyền thống chống áp bức và cường quyền ở các thế kỉ trước.
H: Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng XH bấy giờ như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, KL.
(Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ thêm. Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc. Chính quyền phong kiến Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ. 
Tiết 2
* Mục tiêu: Trình bày được nét chính về những thành tựu văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
Hoạt động cá nhân - 3’
Đọc thầm thông tin mục 4 (SGK-T.99,100) kết hợp quan sát hình 5,6,7,8 để trả lời các câu hỏi mục 4.
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
- Ý nghĩa:
+ Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc.
+ Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc VN.
Tiết 2
4. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
a. Văn học:
- Văn học dân gian: Tục ngữ ca dao, Truyện Nôm.
- Văn học bác học:
+ Truyện Nôm: Truyện Kiều (Nguyễn Du)
+ Ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng như : Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc...
b. Nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú như : Sân khấu, chèo, tuồng...
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là
dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Kiến trúc:
+ Nghệ thuật đúc tượng, đúc đồng rất tài hoa.
+ Kiến trúc độc đáo, nhiều công trình nổi tiếng như chùa Tây Phương (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh)...
c. Sử học: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, nhiều tác phẩm tiêu biểu (Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí...)
d. Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...
e. Kĩ thuật: máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước...
Hoạt động cá nhân làm bài 1,2,3 ra giấy kiểm tra.
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhận xét về các chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao:
- Đây là những chính sách chưa đúng đắn, phù hợp với tình hình nước ta lúc bấy giờ.
+ Chính sách chính trị, ngoại giao mang tính chất phản động, thần phục nhà Thanh một cách mù quáng.
+ Chính sách kinh tế không phù hợp, không quan tâm đến lợi ích nhân dân, kìm hãm nền kinh tế phát triển, không đáp ứng nhu cầu về kinh tế, xã hội.
Câu 2: Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại vì:
- Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự liên kết về lực lượng.
- Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, phù hợp.
- Triều đình nhà Nguyễn với lực lượng quân đội đông và mạnh đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa.
Câu 3: Nối đúng:
1 – b 2 – d 3 – g 4 – c 5 - e
4. Củng cố (2’): 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
5. Hướng dẫn học (2’): 
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp đọc thêm trong tài liệu.
- Bài mới: Sưu tầm tư liệu về lịch sử địa phương Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).
* Lưu ý: Khi tan học, khi tham gia giao thông, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Tuyên truyền phòng tránh dịch covid-19.Nhớ thực hiện tốt việc đeo khuẩn trang, thường xuyên sát khuẩn, dãn cách cự li, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_bai_33_viet_nam_nua_dau_the_ki_xix_nam_hoc.doc