Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống

 - Nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao.

 - Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý

 2. Kĩ năng:

 - Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.

 - Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

 3. Tư tưởng:

 - Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.

 - Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đk dt (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống).

 4. Kiến thức trọng tâm:

 - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống

 - Nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao.

 5. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ.

 - Năng lực chuyên biệt: Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống: Hiểu được nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao; Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý; Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 ), máy tính

- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 ).

- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 3. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Sử dụng phương tiện dạy học trực quan, vấn đáp, động não, thuyết trình, tạo tình huống có vấn đề

 

docx 9 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 4210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 19/10/2021
Tiết 14 Ngày dạy: 21/10/2021
 Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 
 (1075 – 1077)
 I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức: 
 - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống 
 - Nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao. 
 - Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý
 2. Kĩ năng:
 - Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
 - Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
 3. Tư tưởng:
 - Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.
 - Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đk dt (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống).
 4. Kiến thức trọng tâm:
 - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống 
 - Nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao. 
 5. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ. 
 - Năng lực chuyên biệt: Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống: Hiểu được nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao; Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý; Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 ), máy tính
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 ). 
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 3. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Sử dụng phương tiện dạy học trực quan, vấn đáp, động não, thuyết trình, tạo tình huống có vấn đề 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 * Ỏn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- Nhà Lý đã được thành lập như thế nào? (4đ)
- Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?(1đ)
- Quân đội nhà lý được tổ chức như thế nào? (5đ)
 A. KHỞI ĐỘNG
 Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
 1. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện lại kiến thức đã học.
 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: nêu vấn đề
 3. Phương tiện dạy học: 
 4. Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp.
 5. Sản phẩm: HS báo cáo được nội dung hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập, HS thực hiện nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trao đổi
? Nhà Lý giữ quan hệ như thế nào với nhà Tống sau cuộc kháng chiến lần thứ nhất? Tại sao nhà Tống vẫn tiếp tục xâm lược Đại Việt?
Bước 2: GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả, Gv ghi nhận câu trả lời của HS
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, Hs cập nhật sản phẩm.
* Năng lực hình thành: Tư duy, giải quyết vấn đề
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 2: Tìm hiểu âm mưu xâm lược của nhà Tống.
1. Mục tiêu: Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, động não, thuyết trình, tạo tình huống có vấn đề.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học : Lược đồ Đại Việt thế kỉ XI, máy tính
5. Sản phẩm : HS báo cáo được nội dung hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập, HS thực hiện nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trao đổi.
+ Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống như thế nào?
+ Để giải quyết tình hình khó khăn đó nhà Tống đã có âm mưu gì?
Gv hướng dẫn HS đọc đoạn trích về câu nói của vua Tống Thần Tông (Sgk-tr 39)
+ Em có nhận xét gì về câu nói này?
+ Để thực hiện âm mưu đó nhà Tống đã có hành động gì? Hãy xác định trên Lược đồ Đại Việt thế kỉ XI.
+ Em có nhận xét gì về hành động đó của nhà Tống?
GV chuyển ý: Như vậy một lần nữa nền độc lập đất nước bị đe doạ. Để bảo vệ nền độc lập đó, nhà Lý đã kháng chiến như thế nào?
Bước 2: GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả, Gv ghi nhận câu trả lời của HS
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, Hs cập nhật sản phẩm
* Năng lực hình thành: Khai thác tư liệu lịch sử, lược đồ, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
 - Từ giữa TK XI, nhà Tống gặp khó khăn 
 - Âm mưu: 
+ Gây chiến tranh xâm chiếm Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước.
+ Đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước.
- Hành động:
+ Xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam.
+ Phía Bắc: ngăn cản việc buôn bán của nhân dân hai nước; Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
1. Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: trực quan,vấn đáp, động não, thuyết trình, tạo tình huống có vấn đề, thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Lược đồ kháng chiến chống Tống (1075 -1077), máy tính 
5. Sản phẩm : HS báo cáo được nội dung hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập, HS thực hiện nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.
GV: Năm 1072 Vua Lý Thánh Tông qua đời, Nhà Tống coi đây là một cơ hội tốt để xâm lược Đại Việt, nên khẩn trương xâm lược nước ta. Nhà Tống hi vọng Lý Thánh Tông qua đời, vua mới còn nhỏ, cả nước lo việc tang lễ do vậy việc phòng thủ đất nước sẽ có nhiều sơ hở, cho nên nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược.
+ Đứng trước âm mưu xâm lược đó, nhà Lý đã cử ai làm tổng chỉ huy cho cuộc kháng chiến? 
+ Cho biết một vài nét về Lý Thường Kiệt? 
+ Trước âm mưu và hành động của nhà Tống, Lý Thường kiệt đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
? Em hiểu như thế nào là “tiến công trước để tự vệ”? 
 GV: Treo lược đồ và yêu cầu HS xác định trên lược đồ những địa điểm tập kết lợi hại của quân Tống là Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, quan trọng nhất là thành Ung Châu. 
Tường thuật diễn biến của cuộc tấn công?
+ Mục tiêu tấn công của Lý Thường Kiệt là những địa điểm nào? Mục đích?
+ Kết quả của cuôc tấn công?
Thảo luận nhóm cặp đôi-2P
+ Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ 
chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược?
+ Việc Lý Thường Kiệt chủ động tiến công sang đất Tống có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Thảo luận và báo cáo. Các nhóm khác bổ sung
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
 Cuộc tiến công diễn ra nhanh, chỉ nhằm vào các kho binh lương mà quân Tống chuẩn bị tiến đánh nước ta. Sau khi thực hiện mục đích -> rút quân, không xâm lược, không cướp bóc nhân dân....
Gv tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. 
 1. Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
 2. Nhà Lý đã cử ai làm người chỉ huy và tổ chức kháng chiến?
3. Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương đánh giặc như thế nào?
4. Lý Thường Kiệt đã cho quân tấn công vào những địa điểm nào trên đất Tống?
5. Cuộc tấn công vào đất Tống kết thúc sau bao nhiêu ngày chiến đấu?
Bước 2: GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả, Gv ghi nhận câu trả lời của HS
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, Hs cập nhật sản phẩm
* Năng lực hình thành: Sử dụng lược đồ, ngôn ngữ, tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
* Thực hiện chủ trương: chủ động “tiến công trước để tự vệ”.
* Diễn biến:
 Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào Châu Khâm, Châu Liêm(Quảng Tây), Ung Châu.
* Kết quả: Sau 42 ngày đêm chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước.
* Ý nghĩa: Trận tập kích đã giáng một đòn phủ đầu, làm hoang mang và giảm sức mạnh của quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cuộc kháng chiến bùng nổ
1. Mục tiêu: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học : Sử dụng phương tiện dạy học trực quan,vấn đáp, động não, thuyết trình, tạo tình huống có vấn đề. 
3. Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Lược đồ kháng chiến chống Tống 1075-1077. 
5. Sản phẩm : HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập, HS thực hiện nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.
+ Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã có sự chuẩn bị như thế nào ?
GV: Sử dụng lược đồ nêu rõ cách bố phòng của nhà Lý. 
 (Dự kiến quân Tống kéo vào xâm lược nước ta theo hai đường, Lý Thường Kiệt đã bố trí như sau:
+ Trên bộ các tù trưởng dân tộc ít người cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng ở biên giới. Đại bộ phận bộ binh bố trí dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy. 
+ Quân thuỷ chia làm hai bộ phận: bộ phận chính do hai Hoàng tử là Hoàng Chân và Chiêu Văn đóng tại Vạn Xuân để phối hợp với bộ binh dọc theo chiến tuyến. Bộ phận thứ hai do Lý Kế Nguyên chỉ huy đóng tại vùng biển Quảng Ninh để chặn thuỷ binh của giặc.)
+ Cho biết tuyến phòng thủ chính để chặn giặc của nhà Lý là ở đâu? 
+ Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống ?
Vì đây là vị trí chặn ngang các hướng tiến công của giặc từ phía Bắc-> Thăng Long - Nó được ví như một chiến hào tự nhiên giặc khó có thể vượt qua.
+ Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt được xây dựng như thế nào? 
Đắp bằng đất cao, vững chắc, cắm cọc tre, dậu tre dày đặc dài 100 km.
+Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị kháng chiến của quân dân ta?
+ Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì?
GV: Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tấn công của quân Tống vào Đại Việt
+ Em có nhận xét gì về lực lượng quân Tống lần này?
 Lực lượng : Đông, mạnh (10 vạn quân + 1vạn ngựa +20 vạn dân phu), tướng tài giỏi (Quách Quì, Triệu Tiết, Hoà Mâu), kế hoạch : phối hợp giữa quân thuỷ và quân bộ.à Lực lượng đông, mạnh, tướng tài, thái độ hung hăng 
+ Kho binh lương của giặc đã bị phá mà quân Tống vẫn tức tốc sang xâm lược, chúng sẽ gặp khó khăn gì?
+ Vì sao chúng đóng trại tại bờ Bắc Sông Như Nguyệt?
+ Em thấy tình thế của giặc lúc này ra sao?
Lúng túng, bị động, khó tiến
+ Quân thuỷ của giặc gặp khó khăn gì?
Bước 2: GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả, Gv ghi nhận câu trả lời của HS
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, Hs cập nhật sản phẩm.
* Năng lực hình thành: Sử dụng lược đồ, ngôn ngữ, tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)
1. Kháng chiến bùng nổ 
* Sự chuẩn bị của nhà Lý :
- Sau khi rút quân về, Lý Thường Kiệt ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Xây dựng phòng tuyến ở bờ Nam sông Như Nguyệt để đối phó với quân Tống.
* Diễn biến:
- Cuối năm 1076, nhà Tống theo hai đường thủy, bộ kéo vào nước ta.
- Tháng 1-1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.
- Bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, Quách Quỳ phải đóng quân ở bờ bắc.
- Quân Thủy do Hòa Mâu chỉ huy cũng bị quân của Lý Kế Nguyên đánh bại, nên không thể tiến sâu để hỗ trợ cho quân bộ.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
1. Mục tiêu: Trình bày được diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Sử dụng phương tiện dạy học trực quan,vấn đáp, động não, thuyết trình, tạo tình huống có vấn đề, thảo luận. 
3. Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện dạy học : Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
5. Sản phẩm : HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập, HS thực hiện nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.
+ Chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ đã làm gì? Nhà Lý đối phó bằng cách nào?
+ Tình thế của quân Tống lúc này như thế nào? 
Quân Tống lâm vào thế đợi chờ, chán nản, mệt mỏi, lương thực cạn dần, bệnh dịch tràn lan.
+ Về phía quân ta, để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
GV: Tích hợp môn văn
Cho HS nghe bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”
+ Theo em, bài thơ này có ý nghĩa gì?
Khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc, thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Từ đó cổ vũ tinh thần yêu nước của quân dân, biến thành sức mạnh chiến đấu tiêu diệt quân thù.
* Lồng ghép giáo dục QPAN:
Từ xa xưa cho đến ngày nay cha ông ta đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc từ đất liền cho đến biển đảo...
+ Trước tình thế quân giặc lâm vào thế bị động, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? Kết quả?
GV: Sử dụng lược đồ trình bày cuộc phản công của nhà Lý
+ Khi quân Tống thua to và tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt có hành động gì?
+ Tại sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hoà?
Đây là một cách kết thúc chiến tranh nhân đạo, độc đáo, không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt, tránh đổ máu cho nhân dân và giảm >< giữa hai nước để đảm bảo mối quan hệ bang giao giữa hai nước, không làm tổn hại danh dự của nước lớn, đảm bảo hoà bình lâu dài, thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc. Đây là việc làm cao cả, sáng suốt mà sau này ở một số cuộc kháng chiến ta vẫn duy trì.
Thảo luận nhóm – 3P 
- Nhóm 1,2: Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
- Nhóm 3,4: Vì sao quân dân Đại Việt kháng chiến chống Tống giành thắng lợi? 
- Nhóm 5,6: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thảo luận và báo cáo. Các nhóm khác bổ sung
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ Nét độc đáo:
Tấn công trước để tự vệ; chinh phạt Champa đánh bại ý đồ Tống+ Chăm Pa; Xây dựng phòng tuyến để chặn giặc ; Ngâm thơ động viên tinh thần chiến đấu của binh lính. Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
+ Để ghi nhớ công lao của Lý Thường Kiệt, nhân dân ta đã làm gì?
Bước 2: GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả, Gv ghi nhận câu trả lời của HS
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, Hs cập nhật sản phẩm.
* Năng lực hình thành: Sử dụng lược đồ, ngôn ngữ, tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
* Diến biến:
- Không thấy quân thuỷ đến, Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến Như Nguyệt để tiến xuống phía nam, nhưng bị quân ta đẩy lùi.
- Cuối mùa xuân 1077, quân ta phản công.
* Kết quả:
- Quân Tống thua to 
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách “giảng hoà”. Quân Tống chấp nhận ngay vội rút quân về nước.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Quân Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững
C. LUYỆN TẬP 
 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ kiến thức.
Nội dung / Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077)
Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống hành động của vua tôi nhà Lý
Hiểu được mục đích cuộc tấn công tự vệ của nhà Lý và ý nghĩa.
Trình bày được diễn biễn, cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân trên lược đồ; hiểu ý nghĩa.
 2. Câu hỏi và bài tập kiểm tra các mức độ kiến thức.
 Nhận biết:
- Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống đối với Đại Việt?
- Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống? 
 Thông hiểu: 
- Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược? 
- Việc Lý Thường Kiệt chủ động tiến công sang đất Tống có ý nghĩa như thế nào ?
- Trình bày được diễn biễn cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân trên lược đồ.
- Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 
Cho biết công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
Để tưởng nhớ công lao của Lý thường Kiệt, hiện nay nhân dân ta đã có những hành động gì?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
 - Học bài. 
 - Chuẩn bị tiết sau ôn thi giữa kì I
 * Rút kinh nghiệm:
.. ....................................... ....................................... ....................................... ..................................... ................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_tiet_14_bai_11_cuoc_khang_chien_chong_quan.docx