Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16 đến 69 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16 đến 69 - Năm học 2020-2021

GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Tích hợp mục II.1,II.2 (Sông Như Nguyệt và việc lập phòng tuyến sông Như Nguyệt; diễn biến cuộc chiến đấu)

- Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.

- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống: chủ động tấn công trước, lập phòng tuyến Như Nguyệt, chỉ huy quân đội đánh đuổi quân Tống xâm lược, chủ động giảng hoà.

2. Tư tưởng

Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.

3. Kĩ năng

Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt

II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Lược đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt

Tư liệu về Lý Thường Kiệt.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Tổ chức lớp: KTSS

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?

Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, triều Lý đã làm gì?

 

doc 210 trang Trịnh Thu Thảo 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16 đến 69 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ Nhất, ngày 19 tháng 10 năm 2020
Ký duyệt 
Ngày dạy:
 Tiết: 16 
Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
(Tiếp theo)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
- Tích hợp mục II.1,II.2 (Sông Như Nguyệt và việc lập phòng tuyến sông Như Nguyệt; diễn biến cuộc chiến đấu)
- Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt. 
- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống: chủ động tấn công trước, lập phòng tuyến Như Nguyệt, chỉ huy quân đội đánh đuổi quân Tống xâm lược, chủ động giảng hoà.
Tư tưởng
Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
Kĩ năng
Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Lược đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt
Tư liệu về Lý Thường Kiệt.
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
Tổ chức lớp: KTSS
Kiểm tra bài cũ
Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, triều Lý đã làm gì?
Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
Gọi HS đọc bài.
Hỏi: sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí (sử dụng lược đồ):
+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
+ Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chông quan Tống?
Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế nào?
Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?
Giảng:
- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.
- Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đóng quân ở bên bờ Bắc chờ thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố.
- Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.
* Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu;
- Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, Quách Quỳ đã cho quân đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta.
- Quân nhà Lý đã kịp thời phản công làm cho chúng không tiến vào được. Vào buổi đêm khi hai bên ngừng chiến, từ đền thờ hai vị thần Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục) trên bờ sông vang lên những câu thơ "Nam quốc sơn hà..." Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản khiến cho Quách Quỳ phải hạ lệnh cho các tướng sĩ "Ai còn bàn đánh sẽ chém".
Trước tình thế đó, Lý Thường kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận cuối mùa xuân năm 1077, đang đêm Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào các doanh trại của giặc.
Quân Tống thua to và lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng.
Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng giảng hoà. Quách Quỳ chấp nhận ngay và rút quân về nước.
Hỏi: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc?
Hỏi: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Hỏi: Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu?
Hỏi: Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?
*Tích hợp:
- Từ việc chọn vị trí sông Như Nguyệt đến cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt đã tạo cho em những suy nghĩ gì? 
- Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.
- Vì:
+ Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Thăng Long.
+ Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
- Được đắp bằng đất vững chắc, nhiều giậu tre dày đặc.
- Cho quân xâm lược Đại Việt.
- Nghe.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Quân Tống ốm đau, mệt mỏi, chết dần mòn.
Vì: 
+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa 2 nước.
+ Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn đảm bảo nền hoà bình lâu dài.
 Nét độc đáo:
 + Chủ động tấn công để tự vệ.
 + Phòng ngự chu đáo cả thủy và bộ, chủ yếu là phòng tuyến Như Nguyệt.
 + Chờ giặc suy yếu để phản công.
 + Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh.
- Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
+ Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Sự sáng tạo, thông minh trong cách đánh giặc, biết dựa vào điều kiện tự nhiên để bảo vệ Tổ quốc.
1. Kháng chiến bùng nổ
 - Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh: 
+ Cho quân mai phục ở vùng biên giới;
+ Chọn phòng tuyến sông Cầu là nơi đối phó với quân Tống.
a) Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân Tống kéo vào nước ta bằng 2 đường: thuỷ và bộ.
*Quân bộ:
- Tháng 1/1077, 10 vạn qun do Quách Quỳ, Triệu Tiết vượt biên giới qua Lạng Sơn.
- Năm 1077, nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của quân giặc.
* Quân thuỷ:
- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc.
b) Kết quả
- Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
a) Diễn biến
- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt.
- Quân Tống ốm đau, mệt mỏi, chết dần mòn.
- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.
b) Kết quả
+ Quân giặc "mười phần chết đến năm sáu phần".
+ Quách Quỳ chấp nhận "giảng hoà" và rút quân về nước.
- Ý nghĩa:
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
+ Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
Củng cố
- Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để lập phòng tuyến?
Trình bày diễn biến trận chiến Như Nguyệt bằng bản đồ?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1076-1077)?
5. Dặn dò
- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài.
- Chuẩn bị Bài 12.
Quỹ Nhất, ngày 26 tháng 10 năm 2020
Ký duyệt 
TUẦN 9
Ngày soạn: 	
Ngày dạy: 
 Tiết: 17 
 Bài 12
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Tích hợp toàn phần nội dung bài học.
 - Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất đai mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
 - Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.
 - Xã hội có chuyển biến về giai cấp. Văn hoá, giáo dục phát triển, hình thành Văn hóa Thăng Long.
2. Tư tưởng
- Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta vào thời Lý.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ di tích văn hoá, hiện vật lịch sử dân tộc ở địa phương cho học sinh.
3. Kĩ năng:
- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.
- Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật.
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.
Tư liệu về kinh tế văn hóa thời Lý.
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
Tổ chức lớp: KTSS
Kiểm tra miệng
Câu 1: Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt bằng lược đồ?
Câu 2: Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi?
 Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?
Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
- Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
Hỏi: Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai?
Giảng: Thực tế, ruộng đất đều do nông dân canh tác. Hằng nămHHằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua. Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ...
- Vua Lý rất quan tâm tới sản xuất nông nghiệp.
Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK?
Hỏi: Trong lễ Tịch điền nhà Vua tự cầy mấy đường thể hiện điều gì?
Hỏi: Những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp?
Giảng: Do vậy, dưới thời nhà Lý nhiều năm mùa màng bội thu.
Hỏi: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh như vậy?
Tích hợp: 
Con người khai thác tự nhiên đem đến mặt tích cực và hạn chế gi? (đất bạc màu, xói mòn)
- Giảng: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Gọi HS đọc phần in nghiêng SGK.
Hỏi: Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển.
Hỏi: Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống?
Giảng: Ngoài nghề dệt, có nhiều nghề thủ công khác: chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện... đó là các nghề dân gian. Ngoài ra các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều phát triển.
- Cho HS xem các hình đồ gốm tráng men.
- Yêu cầu HS nhận xét về chúng.
Giảng: Bên cạnh đó, bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo dựng nhiều công trình nổi tiếng như: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền... (sưu tầm: tranh ảnh về các công trình trên).
Hỏi: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì?
Giảng: Thương nghệp: Việc buôn bán trong ngoài nước càng được mở mang phát triển.
Vùng biên giới hải đảo giữa hai nước đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để trao đổi buôn bán.
- Gọi HS đọc phần chữ nhỏ in nghiêng.
Giảng: Vân Đồn thuộc Quảng Ninh là một hải đảo, nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán.
Hỏi: Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa? 
Hỏi: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?
- Của nhà vua.
Đọc.
- Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, phong lụt.
HS: - Ban hành luật cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
- Nhân dân chăm lo sản xuất.
=> Con người có khả năng chinh phục tự nhiên và thu được nhiều kết quả tốt đẹp, song bên cạnh đó chính con người đã tạo nên những hạn chế trong quá trình khai thác tự nhiên.
- Nghề dệt.
- Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước.
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kỹ thuật ngày càng cao.
- Thể hiện ý thức cảnh giác, tự vệ đối với nhà Tống.
- Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:
 - Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của vua, do nông dân canh tác.
- Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển.
* Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
* Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, phong lụt.
* Ban hành luật cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
à Nông nghiệp phát triển, mùa màng được mùa liên tục. 
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
* Thủ công nghiệp có rất nhiều ngành nghề tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
* Thương nghiệp:
- Hoạt động trao đổi buôn bán ở trong và ngoài nước diễn ra rất mạnh.
- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận tiện với thương nhân nước ngoài.
Củng cố
1. Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
2. Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp?
3. Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp?
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập
Ngày dạy:
Tiết: 18 
 Bài 12
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ
 (Tiếp theo)
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
Văn hoá giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long.
Tư tưởng
Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tôc.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Lý.
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
Tổ chức lớp: KTSS
Kiểm tra miệng
Câu 1: Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
Câu 2 : Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý? Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp?
Giảng bài mới
Bên cạnh việc phát triển đời sống kinh tế thì văn hoá xã hội thời Lý cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Bài học hôm nay cho thấy rõ điều đó.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
Thời Lý, xã hội chia làm nhiều tầng lớp:
Hỏi: So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
Hỏi: Đời sống của các tầng lớp trong giai cấp thống trị như thế nào?
Hỏi: Nêu đời sống của các tầng lớp trong giai cấp bị trị?
Gọi HS đọc từ đầu đến "1000 người ở Thăng Long làm sư" ?
Hỏi: Văn Miếu được xây dựng năm nào?
Giảng: Văn Miếu chính thức được xây dựng vào tháng 9- 1070. Đây là miếu thờ tổ đạo Nho (do Khổng Tử sáng lập) và nơi dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, ngang 75m. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở tại đây. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được dựng lên trong khu Văn Miếu và được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ở đây chỉ dành cho các con vua, sau đó nhà Lý mở rộng cho các con em quan lại và những người giỏi trong nước.
Giảng: Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục song chế độ thi cử chưa quy củ, nền nếp.
- Thời Lý, văn học chữ hán bắt đầu phát triển và đặc biệt các vua nhà Lý đều sùng đạo Phật.
Hỏi: Nêu những dẫn chứng thời Lý, đạo Phật được sùng bái?
- Gọi HS đọc phần in nghiêng trang 48.
- Giới thiệu cho HS xem các công trình của nhà Lý H.24 - H.25 trong SGK.
+ Tượng Phật Adiđà nằm trong chùa Phật Tích ở Bắc Ninh được xây dựng ở thế kỉ thứ VII - X. Bức tượng này được vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057.
+ Chùa Một Cột có tên là Diên Hựu (Phúc lành dài lâu) được xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. (Chuyện kể khi vua về già chưa có con trai, nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một đêm vua mơ thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía Tây Thăng Long, tay bế con trai đưa cho nhà vua).
Hỏi: Nêu vị trí đạo Phật thời Lý?
Giảng: Thời Lý, nhân dân ưa thích ca hát nhảy múa.
Hỏi: Kể tên các hoạt động văn hoá dân gian và các môn thể thao được nhân dân ưa thích?
Giảng:
- Các hoạt động văn hoá đó đều được đưa vào những lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hằng năm ở khắp nơi.
- Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển (kết hợp giới thiệu tranh ảnh về các công trình kiến trúc cho HS: tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang...)
Giảng: Các công trình kiến trúc có quy mô lớn, trình độ điêu khắc ngày càng tinh vi, thanh thoát.
Giới thiệu cho HS quan sát hình rồng thời Lý.
Yêu cầu HS nhận xét.
Hình rồng thời Lý được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo.
* Tích hợp- Liên hệ: 
- Là người Việt Nam em có những suy nghĩ và hành động gì trước những thành tựu văn hoá mà Cha Ong ta đã tạo nên? 
 * Tổng kết: Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nên văn hoá riêng của dân tộc - văn hoá Thăng Long. 
- Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng nhiều, nông dân tá điền tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều.
Đầy đủ, sung túc. 
- Thợ thủ công và thương nhân sông rải rác ở các làng. Họ sản xuất các đồ dùng hàng ngày và buôn bán trao đổi cho nhau. Họ phải nộp thuế, làm nghĩa vụ với nhà vua.
- Nông dân: Là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Đinh nam được chia ruộng đất theo tục lệ và làm nghĩa vụ cho nhà nước. 
Nông dân nghèo phải cày ruộng nộp tô cho địa chủ, có những người phải bỏ đi nơi khác sinh sống.
- Nô tì: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ phục vụ các nhà quan làm công việc nặng. Họ vốn là những tù binh, nợ nần hoặc tự bán thân, cuộc sống không bảo đảm.
Đọc.
Năm 1070.
- Vua Lý sai người dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật.
- Dựa vào SGK trả lời
- Hát chèo, múa rối, dàn nhạc có các nhạc cụ trống, kèn.
+ Đá cầu, vật, đua thuyền...
- Mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển.
- Tự hào về những thành tựu văn hoá,có ý thức gìn giữ các di tích, hiện vật lịch sử văn hoá ở địa phương.
1. Những thay đổi về mặt xã hội.
- Tầng lớp (giai cấp) thống trị: Vua, quan, dân thường giàu có trở thành địa chủ
- Tầng lớp bị trị: Nông dân chiếm số đông và thợ thủ công sống gắn bó với làng xã, phải nộp tô, thuế cho địa chủ và làm nghĩa vụ vời nhà vua.
- Tầng lớp thấp: Nô tỳ phục vụ trong các cung điện và các nhà quan.
2. Giáo dục và văn hoá
* Giáo dục
- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu và đến năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở.
- Quốc Tử Giám được thành lập năm 1076.
- Đạo Phật rất phát triển.
* Văn hoá:
- Các hình thức nghệ thuật dân gian phát triển mạnh.
- Các ngành nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, ca nhạc, lễ hội... rất phát triển.
(Tháp Báo Thiên, chùa Một cột, chuông chùa Trùng Quang ).
=> Nền văn hoá mang tính dân tộc.
Củng cố
Trình bày những thay đổi xã hội dưới thời Lý?
Nêu những thành tựu, văn hoá thời Lý?
Kể tên một vài công trình kiến trúc thời Lý?
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập : Xem lại nội dung chương 2 và chương 3 để làm bài tập và ôn tập ở tiết tiếp theo
Quỹ Nhất, ngày 2 tháng 11 năm 2020
Ký duyệt 
TUẦN 10
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết: 19 
ÔN TẬP
I-Mục tiêu cần đạt:
	1. kiến thức: HS hệ thống các kiến thức, sự kiện đã học, nắm vững nguyên nhân, hoàn cảnh nào hình thành các triều đại Ngô- Đinh- Tiền Lê với các giai đoạn kháng chiến chống Tống.
	3. Kĩ năng: rèn luyện cách sử dụng lược đồ, biết tìm những mẩu chuyện lịch sử, biết thống kê các sự kiện. Vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập lịch sử.
	2. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về các thành tựu các triều đại lịch sử, lòng tự hào lòng yêu nước của nhân dân ta
II. Chuẩn bị:
	1. GV: Bảng phụ, lược đồ.
	2. HS: Học, ôn lại nội dung các bài 8-9-10-11-12.
III.Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu những thay đổi trong xã hội thời Lý?
? Giáo dục thời Lý: ưu điểm và hạn chế?
	3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Trong chương I và chương II các em đã được học nước ta thời Ngô, Đinh- Tiền Lê và thời Lý. Để giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức thầy cùng các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay. 
1. Bài tập 1:
* Làm bài tập trắc nghiệm:
*Dạng lựa chọn:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
1. Ngô Quyền lên ngôi năm nào?
A. 938 	B. 939
C.993 	D. 983
2. Nhân vật lich sử nào được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương ?
A. Ngô Xương Văn 	B. Ngô Quyền
C. Đinh Bộ Lĩnh 	D. Lê Hoàn
3. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là?
A. Luật hình thư 	B. Luật Hồng Đức
C. Luật Gia Long 	D. Quốc triều hình luật
4. Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng trên sông nào ?
A. Sông Cầu 	B. Sông Thái Bình
C. Sông Bạch Đằng 	D. Sông Hồng
* Dạng nối ý:
 Bài tập 1:
Cột A
Nối
Cột B
1. Triều Ngô
 a. Thăng Long
2.Triều đình Tiền Lê
 b. Cổ Loa
3. Triều Lí
 c. Huế
	d. Hoa Lư
Bài tập 2 :
Triều đại
Thời gian
Ý nối
1 Nhà Lý thành lập	
A. 1054
1- 	
2. Đổi tên nước là Đại Việt	
B. 1009
2-	
3. Tấn công thành Ung Châu	
C. 100
3-
4. Chiến thắng Như Nguyệt	
D. 1075
4-
5. Ban hành bộ luật hình thư
E. 1077
5-
F. 1200
G. 1042
* Dạng điền khuyết:
1. Đinh Bộ Lĩnh đặt niên hiệu là.........
2. Lê hoàn đặt niên hiệu là..................
3. Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là..................
 Bài tập 2:
Lập niên biểu:
Thời gian
Sự kiện
Năm 981
.........................
Lê hoàn đánh tan quân xâm lược Tống
.........................
 Bài tập 3: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.
Vẽ lại sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê-Lý ?
+ Thời Ngô:
 Vua
 Quan văn Quan võ
 Thứ sử các châu
+ Thời Đinh: Lên ngôi Hoàng đế.
+ Thời Tiền Lê: 
 Vua
 (thái sư-đại sư)
 Quan văn Quan võ Tăng quan
 Quan địa phương
 Chia đơn vị hành chính: 10 lộ, dưới là phủ và châu
+ Thời Lý:
 + Chính quyền trung ương
 Vua 
 (quan đại thần)
 Quan văn Quan võ
 + Chính quyền địa phương
 Lộ, Phủ
 Huyện 
 Hương, xã
So sánh bộ máy nhà nước qua các thời
4. Bài tập 4 : Lập bảng so sánh 
Nội dung
Đinh-Tiền Lê
Lý
1. Kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Khuyến khích khai hoang.
-> sản xuất ổn định, phát triển
- Thủ công nghiệp:
+ Lập nhiều xưởng sản xuất.
+ Nghề cổ truyền phát triển
- Thương nghiệp:
+ Hình thành các trung tâm buôn bán và chợ
+ Đúc tiền đồng
+ Buôn bán với nước ngoài (Tống)
=> phát triển mọi mặt
- Nông nghiệp thời Lý phát triển.
- Thủ công nghiệp: Phát triển nhiều ngành nghề: dệt, gốm, kiến trúc.
- Thương nghiệp: Buôn bán trao đổi trong và ngoài nước được mở rộng. Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất.
2. Văn hoá
*Văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi
- Chùa chiền xây dựng nhiều
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển
Giáo dục phát triển:
+ 1070 xây dựng Văn Miếu
+ 1075 mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài
+ 1076 mở Quốc tử Giám
- Văn học chữ Hán, Nho giáo phát triển
- Đạo Phật phát triển rộng khắp. 
- Các ngành nghệ thuật phát triển: hát múa dân gian, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc...
3. Xã hội
- Gồm nhiều tầng lớp
+ Tầng lớp thống trị: vua-quan-nhà sư
+ Tầng lớp bị trị: Nông dân-thợ thủ công-thương nhân-địa chủ, Tầng lớp nô tì.
 -> Sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn.
- Có nhiều giai cấp, tầng lớp mới: Nông dân tá điền, Nhân dân thường, Địa chủ, quan lại..
-> phân biệt giai cấp sâu sắc hơn, số địa chủ nhiều hơn, số nhân dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: 
+ GV khái quát lại kiến thức cơ bản.
 + GV có thể cho HS chơi trò chơi nếu còn thời gian.
- Dặn dò: 
+ Về nhà nắm các mốc thời gian sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chương 1 và 2.
+ Chuẩn bị bài "Ôn tập". Ôn lại các kiến thức đã học ở các bài: 8, 9,10, 11
Ngày dạy:
Tiết 20 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiền thức: 
 Qua tiết ôn tập giúp HS củng cố những kiến thức đã học, kiểm tra và khắc sâu kiến thức cho các em 
2. Tư tưởng: 
GD cho HS lòng biết ơn và tự hào dân tộc 
3. Kỹ năng: 
Giúp HS làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử để rút ra kết luận 
II. CHUẨN BỊ 
GV: SGK
HS: SGK, VTB, Vở ghi 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hs kể tên các nước trong khu vực ĐNÁ: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xingapo, Mianma, Inđônêxia, Pilippin, 
? Thành tựu kiến trúc các nước ĐNÁ: Cố Cung (TQ), Ăngco Vát vá Ăngco Thom (Cam phu-chia), Chùa Vàng (Mianma), Thạt Luổng (Lào), Tháp Bôrôbuđua (Inđônêxia).
Hoạt động 2: HS nắm được những kiến thức cơ bản về LSTG thời trung đại và LSVN thời Ngô – nhà Đinh – nhà Tiền Lê
 Giáo viên đặt câu hỏi cho HS đứng tại chỗ trình bày. GV cho HS khác nhận xét. Cuối cùng GV kết luận
	Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong thành thị có gì khác với kinh tế trong lãnh địa?
Câu 2. Tại sao nói nền kinh tế thời đinh- Tiền- Lê là nền kinh tế tự chủ?
Câu 1. Sau khi Ngô Quyền lên ngôi, ông đã làm những việc gì?
Câu 2. Cuối thời nhà Ngô tình hình đất nước ta như thế nào?
	Câu 3. Nêu quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh?	
	Câu 5. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô và thời Tiền Lê. Qua đó nhận xét.
Hoạt động 3. Giúp HS nắm vững những kiến thức về Nhà Lý (thế kỉ XI – XV)
 Giáo viên đặt câu hỏi cho HS đứng tại chỗ trình bày. GV cho HS khác nhận xét. Cuối cùng GV kết luận
Câu 1. Trình bày sự hình thành nhà Lý?
Câu 2. Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? Em hãy liên hệ với thực tế ngày nay để thấy sự đúng đắn của Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long.
Câu 3. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.
Câu 4. Trình bày cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của LTK trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
Câu 5. Xã hội Việt Nam thời Lý có những giai cấp nào?
Hoạt động 4. Nối thời gian ở cột I với dữ kiện lịch sử ở cột II sao cho đúng 
a.
THỜI GIAN (I)
DỮ KIỆN (II)
Năm 939
Năm 944
Năm 950
Năm 965
- Ngô Quyền lên ngôi vua 
- Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua 
- Ngô Quyền mất, DTK cướp ngôi 
- Ngô Xương Văn chết, đất nước loạn “12 sứ quân” 
b.
THỜI GIAN (I)
DỮ KIỆN (II)
Năm 1009
Năm 1010
Năm 1075
Năm 1077
- Chiến thắng trên phòng tuyến Như Nguyệt 
- Nhà Lý thành lập 
- Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La 
- Nhà Lý hạ thành Ung Châu 
Hoạt động 5. Trình bày các cuộc kháng chiến trên bản đồ
 GV treo bản đồ, yêu cầu HS lên bảng trình bày. GV nhận xét, trình bày lại cho HS xem.
Yêu cầu 1. Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
Yêu cầu 2. Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý.
 4. Củng cố 
- GV nêu câu hỏi yêu cầu hS nhắc lại các kiến thức đã học 
 5. Dặn dò về nhà 
- Ôn lại những kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
Quỹ Nhất, ngày 09 tháng 11 năm 2020
Ký duyệt 
TUẦN 11
Ngày soạn: 
Ngày kiểm tra: 
Tiết : 21
KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhằm củng cố, hệ thống một số kiến thức cơ bản đã học đặc biệt là phần lịch sử thế giới Trung đại và lịch sử việt nam từ thế kỷ X -> XII
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức lịch sử để làm bài 
3. Thái độ : Giúp GV và HS 
	- Đánh giá chất lượng và sự nhận thức của học sinh
	- Ôn tập và biết liên hệ thực tế vào bài 
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: Đề, đáp án, biểu điểm 
 2. Học sinh : Đồ dùng học tập, học bài cũ
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra sĩ số 
 3. Bài mới: 
MÔN LỊCH SỬ 7
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (3.0 đ)
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau. (Mỗi đáp án đúng: 0.5đ)
1. Châu Mĩ đã được phát hiện bởi cuộc phát kiến của:
A. Đi-a-xơ	B. Va-xcô đơ Ga-ma	
C. Cô-lôm-bô	D. Ma-gien-lan
2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành bởi sự ra đời của hai giai cấp:
	A. Chủ nô và nô lệ	B. Lãnh chúa và nông nô
	C. Tư sản và vô sản	C. Địa chủ và nông dân nghèo.
3. Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là:
	A. Đề-các-tơ	B. Mác-tin Lu-thơ
	C. Cô-péc-ních	D. Can-vanh
4. Phong trào văn hóa Phục hưng là phong trào đấu tranh của giai cấp:
	A. Chủ nô	B. Lãnh chúa	C. Tư sản	D. Vô sản	 
5. Nhà Lí có kế sách gì giành thế chủ động đối với cuộc xâm lược Tống:
A. Đánh bại các cuộc nổi dậy của các tù trưởng miền núi.
B. Tuyển thêm quân sĩ.
C. Tăng cường luyện tập.
D. Mở cuộc tiến công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở biên giới.
6. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị đánh quân Tống?
A. Xây dựng phòng tuyến biên giới phía Bắc
B. Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt
C. Xây dựng phòng tuyến ở cửa sông Bạch Đằng
D. Xây dựng phòng tuyến ở kinh thành.
Phần II: Tự luận.
Câu 1. (2.0 đ) Trình bày nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý?
Câu 2. (5.0 đ) Hãy trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
* Đáp án và biểu điểm
Phần I: TNKQ.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
B
C
D
B
Phần II: Tự luận
 4. Củng cố
	 - Nhắc trước 5 phút
 - Chuẩn bị thu bài - nhận xét lớp
 5. Hướng dẫn học ở nhà
	 - Xem lại nội dung kiểm tra
 - Xem trước bài 13 
Ngày dạy: 
Tiết: 22
Chương III
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN 
(Thế kỉ XIII - XIV)
Bài 13
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.
Tư tưởng.
Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập tự cường của ông cha ta thời Trần.
Kỹ năng
Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.
II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ nước Đại Việt thời Trần
Sơ đồ tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần (của GV)
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Tổ chức lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ
1. Xã hội thời Lý có những tiến bộ gì so với thời Đinh – Tiền Lê?
2. Nêu những đặc điểm về tình hình văn hoá xã hội thời Lý?
3. Giảng bài mới
 Nhà Lý khi mới thành lập, vua quan rất chăm lo đến việc phát triển đất nước, chăm lo tới đời sống của nhân dân. Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia sản xuât và đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhưng đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý đã đi xuống đến mức trầm trọng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
Gọi HS đọc SGK
Hỏi: Nhà Lý được thiết lập năm nào?
Giảng: Nhà Lý được thành lập từ năm 1009 trải qua 8 đời vua, nhưng đến đời vua thứ 9, nhà Lý ngày càng suy yếu trầm trọng.
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy?
Giảng: Đời vua thứ 8, Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái và mắc bệnh phong cuồng lên phải nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng. Lợi dụng cơ hội đó, các đại thần trong triều tranh chấp quyền hành. Quan lại bên dưới quấy nhiễu bóc lột nhân dân không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của dân.
Gọi: HS đọc phần chữ nhỏ "Bấy giờ... nghĩ đến việc gì"
Hỏi: Việc làm trên của vua quan nhà Lý dẫn dến hậu quả gì?
Giảng: Một số thế lực phong kiến ở địa phương đánh giết lẫn nhau chống lại triều đình, một số nước phía nam thỉnh thoảng đem quân vào cướp phá đại việt, dẫn đến nhà lý càng khó khăn.
Hỏi: Trước tình hình đó nhà lý đã làm gì? 
Giảng: Nhân cơ hội đó, nhà trần buộc vua nhà lý phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12- 1226 (Trần Cảnh là chồng của Lý Chiêu Hoàng).
Hỏi: Sau khi lên nắm chính quyền, nhà Trần đã làm gì?
Hỏi: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?
Giảng: Đứng đầu triều đình là vua, các vua thường truyền ngôi sớm cho con và xưng là Thái thượng hoàng.
Các chức đại thần văn võ do người họ Trần nắm giữ.
Cả nước chia 12 lộ, đứng đầu các lộ có các chức chánh phó An phủ sứ. Dưới lộ là phủ do chức tri phủ cai quản, châu huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã, người đứng đầu xã do dân bầu ra.
Hỏi: Nhận xét về tổ chức hệ thống quan lại thời Trần?
Giảng: Nhà Trần còn đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viên, Thái y viện... và một số chức quan:
Hà dê sứ: Trông coi việc sửa, đắp đê điều.
Khuyến 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_tiet_16_den_69_nam_hoc_2020_2021.doc