Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 29, Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 29, Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1/Kiến thức:

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1424-1426).

2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng sử dụng lược đồ lịch sử, trình bày một vấn đề, đánh giá vai trò nhân vật lịch sử.

3/ Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức biết ơn, kính trọng các anh hùng và nhân dân trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

- Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

II/ Thiết bị và học liệu

1/ Giáo viên:

- Máy tính

- Tư liệu liên quan nội dung bài học.

2/ Học sinh:

- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong TL.

III/ Tiến trình các hoạt động

1/ Ổn định tổ chức (1')

2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)

H: Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hoá?

HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá.

GV chốt đáp án, đánh giá

3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)

 

doc 4 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 29, Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Tiếp theo) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/2021
Ngày giảng: 15/2 (7B); 18/12 (7C); /12 (7A); /12 (7E)
Tiết 29 - Bài 29: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) (TT)
I/ Mục tiêu
1/Kiến thức:
- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1424-1426).
2/ Năng lực: Rèn luyện và nâng cao cho HS các kĩ năng sử dụng lược đồ lịch sử, trình bày một vấn đề, đánh giá vai trò nhân vật lịch sử.
3/ Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức biết ơn, kính trọng các anh hùng và nhân dân trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II/ Thiết bị và học liệu
1/ Giáo viên: 
- Máy tính
- Tư liệu liên quan nội dung bài học.
2/ Học sinh: 
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong TL.
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hoá?
HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá.
GV chốt đáp án, đánh giá 
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
	Hoạt động 1- Mở đầu (3p)
Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú để HS bắt đầu một tiết học mới. 
HĐCN 1’: Vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An?
HSTL - GV khái quát, dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.2. Tìm hiểu những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn (1424 – 1426)
Mục tiêu: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1424-1426).
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
(slide 17) HĐCN- 5’: Đọc thầm thông tin mục 2.2, kết hợp quan sát lược đồ hình 2 (TL/63,64) để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An?
+ Trình bày những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân trên lược đồ.
HS báo cáo, chia sẻ.
GV chốt (slide 18)
GV: Trước sự trở mặt tấn công của quân Minh, cuộc khởi nghĩa chuyển sang một giai đoạn mới. Nguyễn Chích đề nghị chuyển địa bàn hoạt động.
(slide 19)
 - N.A là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm của địch Nq thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn.
- Nguyễn Chích (1382-1448), sinh ra trong 1 gđ nông dân nghèo, thuở ấu thơ phải đi ở đợ chăn trâu cho nhà giàu ở vùng Hoàng Sơn, Nghiêu Sơn. Khi cuộc kc của nhà Hồ thất bại, N.Chích đã phát động và lđ 1 cuộc kn khá lớn ở HS, NS. Sau đó, ông đã đem lực lượng của mình về với LL, trực tiếp chỉ huy 1 đạo quân quan trọng. 
(slide 19)
+ Em có nhận xét gì về k/h của Nguyễn Chích?
KH sáng suốt, góp phần xoay chuyển tình thế-> nghĩa quân giành được nhiều thắng lợi, thoát khỏi thế bị bao vây, địa bàn HĐ được mở rộng, nghĩa quân phát triển lớn mạnh cả về thế và lực. K/h của ông đã tạo ra 1 bước ngoặt ls cho Kn LS -> Thông minh, sáng suốt, phù hợp với tình hình mới.
Có NC- nghĩa quân LS có thêm 1 dũng tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, 1 bộ óc chiến lược tài ba. mục 2.2 (t.63).
(slide 20,21) GV tường thuật trên LĐ
(slide 22,23)
H: Ý nghĩa của việc giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa?
(nghĩa quân đã có một vùng căn cứ rộng lớn, lực lượng tiếp tục lớn mạnh. Tạo được cơ sở và bàn đạp tiến công lên phía Bắc).
Như vậy chỉ trong vòng 10 tháng (10. 1424 -> 8. 1425) nghĩa quân đã giải phóng 1 khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân, quân Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và vây hãm)
(slide 24)
ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
Nhiệm vụ cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, ngăn chặn viện binh địch từ Trung Quốc sang.
(slide 23) Nghĩa quân tiến đến đâu cũng đc nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (ý Yên – Nam Định) bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy; hoặc cô gái người làng Đào Đặng (Hương Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.
(slide 24) Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút quân vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc k/c chuyển sang giai đoạn phản công.
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
2.1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa (1418 – 1423)
2.2. Những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn (1424 – 1426)
a. Giải phóng Nghệ An (1424)
- Nguyễn Chích đề nghị tạm rời Thanh Hoá vào Nghệ An.
- Lê Lợi chấp thuận và chỉ thời gian ngắn ta đã giải phóng phần lớn Nghệ An và Thanh Hóa.
b. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)
- Tháng 8/1425, ta tiến quân giải phóng Tân Bình- Thuận Hoá.
- Trong 10 tháng, nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
c. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
a. Diễn biến
- Tháng 9/1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc: 
+ Đạo 1: Giải phóng miền Tây Bắc, chặn tiếp viện từ Vân Nam sang.
+ Đạo 2: Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan.
+ Đạo 3: Tiến thẳng ra Đông Quan.
b. Kết quả: Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
4. Củng cố (2’) 
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (slide 25)
* Bài cũ: Học bài theo vở ghi kết hợp đọc thêm trong tài liệu, trình bày diễn biến cuộc k/n Lam Sơn (1418 – 1427) giai đoạn:
- Những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn (1424 – 1426)
* Bài mới: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) (tiếp)
Xem trước mục 2.3; mục 3.1 (TL/64,65,66)
- Tường thuật diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động, trận Chi Lăng – Xương Giang trên lược đồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_tiet_29_bai_29_cuoc_khoi_nghia_lam_son_141.doc