Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075-1077)

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075-1077)

A. MỤC TIÊU

 Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiên thức

- Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).

- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đổ trong khi học và trả lời câu hỏi.

- Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng

lực nhận thức và tư duy lịch sử.

3. Về phẩm chất

Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.

docx 13 trang phuongtrinh23 26/06/2023 3170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075-1077)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG(1075-1077)
A. MỤC TIÊU
 Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiên thức
- Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).
- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
2. Về năng lực
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đổ trong khi học và trả lời câu hỏi.
- Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng
lực nhận thức và tư duy lịch sử.
3. Về phẩm chất
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
,19]
n CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 - Kế hoạch bài dạy, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí7, Phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đổ cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất, Lược đồ trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt .
- Máy tính, máy chiếu .
2. Học sinh
- SGK.
- Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo
yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và trả lời câu hỏi
 c. Dự kiến sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: Hđ cá nhân
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- TC tranh ảnh về con sông Như Nguyệt
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
Em đã từng bao giờ nghe đến sông Như Nguyệt chưa? Hãy nêu hiểu biết của em về con sông
đó. Em có biết con sông đó gắn với sự kiện lịch sử nào hoặc với vị anh hùng dân tộc nào?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh nhớ lại kiến thức bài 11 và trả lời
- GV quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và dẫn vào bài học mới
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu những nét chính trong diễn biến, kết quả, ý nghĩa
của cuộc kháng chiến chống Tống để từ đó rút ra điểm độc đáo của cuộc kháng chiến dưới
sự lãnh đạo của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt.
b. Nội dung: 
- Hs đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ và nghe câu hỏi
1.Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý chuẩn bị đối phó
với quân Tổng như thế nào?
2. Dựa vào mục Em có biết (tr. 58, SGK), hãy giới thiệu những hiểu biết của em về Lý Thường Kiệt.
3. Trước âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ trương đối phó như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?
4. Trình bày diễn biến chính, kết quả của cuộc tấn công để tự vệ của LTK trên lược đồ hình 2/ SGK/ ?
5. HS đọc tư liệu 1 trong SGK và trả lời câu hỏi: Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? 
6. Chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
c. Dự kiến sản phẩm: 
1. Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Vua Lý đã cử Thái uý Lý Thường Kiệt làm Tổng chỉ huy, chủ động tiến hành các biện pháp đối phó (làm thất bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa),...
2. . Dựa vào mục Em có biết (tr. 58, SGK),HS giới thiệu những nét lớn về Lý Thường Kiệt.
3.Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt là chủ động tấn công để tự vệ nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Đây là một chủ trương táo bạo, thể hiện trí tuệ, tẩm nhìn của Lý Thường Kiệt và sự chủ động của vua tôi nhà Lý.
4. *Diễn biến:
- 4. tháng 10 - 1975,Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ bộ, chia làm hai đạo tiến vào đất Tống, chủđộng thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
*Kết quả:
- Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu - căn cứ mạnh nhất củaquân Tống, tiêu huỷ hết kho lương dự trữ của địch. Dù khí thế mạnh nhưng mục đích củacuộc tập kích đã đạt được, Lý Thường Kiệt nhanh chóng chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc trong nước.
5. Ý nghĩa của cuộc tấn công để tự vệ của nhà Lý :
-Cuộc chủ động tẩn công để tự vệ có ý nghĩa quan trọng, đó là: đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo ra nhiều
điều kiện có lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng sang xâm lược nước ta.
6. Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075):
- Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhà Tống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta.
- Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.
d. Tổ chức hoạt động:
1. Hoàn cảnh của cuộc kháng chiến ( HĐ cá nhân, cặp đôi)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
1.Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý chuẩn bị đối phó
với quân Tổng như thế nào?
2. Dựa vào mục Em có biết (tr. 58, SGK), hãy giới thiệu những hiểu biết của em về Lý Thường Kiệt.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt kiến thức
. Hoàn cảnh: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Vua Lý đã cử Thái uý Lý Thường Kiệt làm Tổng chỉ huy, chủ động tiến hành các biện pháp đối phó (làm thất bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa),...
- GV cho HS phân tích, đánh giá chủ trương đối phó quân Tống của LTK:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trước âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ trương đối phó như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện 1, 2 học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt:
Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt là chủ động tấn công để tự vệ nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Đây là một chủ trương táo bạo, thể hiện trí tuệ, tẩm nhìn của Lý Thường Kiệt và sự chủ động của vua tôi nhà Lý.
2. Diễn biến cuộc k/c (HĐ cá nhân)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 Trình bày diễn biến chính, kết quả của cuộc tấn công để tự vệ của LTK trên lược đồ hình 2/ SGK/ ?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học sinh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện học sinh trình bày trên lược đồ
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày trên lược đồ của Học sinh 
- GV có thể mở rộng giới thiệu cho HS: Địa điểm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của
quân Tống là vùng gần biên giới hai nước, chủ yếu là thành Ung Châu (Quảng Tây) và
thành Khâm Châu (Quảng Đông). Đây là địa điểm tập kết binh sĩ và kho tàng lương thực
của quân Tống. Việc này đã được nhà Tống ngấm ngầm chuẩn bị từ lâu.
 - GV tường thuật lại trên lược đồ và chốt kiến thức như mục 2( sản phẩm)
3. Ý nghĩa cuộc khởi K/c: (HĐ cặp đôi)
 *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- TC tư liệu 1 trong SGK
- Y/C HS đọc tư liệu 1 trong SGK và trả lời câu hỏi: 
1.Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? 
2. Chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện 1, 2 học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt:
Ý nghĩa của cuộc tấn công để tự vệ của nhà Lý :
-Cuộc chủ động tẩn công để tự vệ có ý nghĩa quan trọng, đó là: đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo ra nhiều
điều kiện có lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng sang xâm lược nước ta.
Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075):
- Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhà Tống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta.
- Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.
GV kết luận: Đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược, chủ trương đúng đắn và là điểm độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống; đổng thời thể hiện tài năng, vai trò và sự sáng suốt của Lý Thường Kiệt.
Hoạt động 2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)
Mục tiêu:
- Năm dược diến biên chính, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)
- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
2. Nội dung hoạt động
- Hs đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ và nghe câu hỏi
1.Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? Qua đó em rút ra điều gì?
2. Dựa vào thông tin trong phẩn Kết nối với địa lí và tư liệu 2 (tr. 60, SGK), hãy Mô tả phòng tuyến sông Như Nguyệt và Lí giải vì sao Lý Thường Kiệt lại cho xây dựng tuyến chặn giặc ở đây. Việc xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt thể hiện điều gì?
3. Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trên lược đồ H3/sgk/61
4. Dựa vào kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và tư liệu 3 hãy trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì vê cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt?
5.Trình bày ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
6. Có ý kiến cho rằng: Cuộc kháng chiến chống Tống có rất nhiều nét độc đáo và sự độc đáo đó gắn liền với vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống(1075-1077). Ý kiến của em như thế nào? Hãy CM
c. Dự kiến sản phẩm: 
1. - Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt tích cực chuẩn bị kháng chiến như phần a.
- Việc chuẩn bị kháng chiến được vua tôi nhà Lý tổ chức một cách tích cực, chặt chẽ. Điều này cũng thể hiện được vai trò, công lao và sự sáng suốt của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược.
2. – HS mơ tả phòng tuyến sông Như Nguyệt 
-Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở sông Như Nguyệt vì: Đây là
một đoạn của sông Cầu (từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu trở xuống đến Phả Lại - lúc đó
là Vạn Xuân). Dòng sông chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến
về Thăng Long.
+ Lý Thường Kiệt cho xây phòng tuyến sông Như Nguyệt: đắp đê cao như bức tường
thành ở mặt nam sông Cầu, bên trên đóng tre làm giậu dày mấy tầng, kiên cố dài gần 10 km
từ chân núi Tam Đảo, bao bọc, che đỡ cho cả hai vùng đổng bằng rộng lớn. Thành hào kiên
cố giúp dễ dàng phòng thủ hơn một đồn thành độc lập giữa kinh thành.
- Việc xây dựng phòng tuyến đã thể hiện sự độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc cũng
như vai trò, tầm nhìn sáng tạo của Lý Thường Kiệt. Chính nhờ việc xây dựng phòng tuyến
Như Nguyệt dựa trên sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên, bãi chướng ngại vật cùng với lực
lượng thuỷ - bộ được bổ trí trọng điểm nên vừa có thể bảo vệ được toàn chiến tuyến, vừa
nhanh chóng tập trung tổ chức phản công địch.
3. Diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt như SGK
Diễn biến :
+ Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do
Quách Quỳ chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc nước ta rồi bị chặn đứng trước phòng
tuyến sông Như Nguyệt. Quân thuỷ tiến vào vùng ven biển Đông Bắc, nhưng bị chặn đánh,
không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ. Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm
cách vượt sông Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ bắc.
+ Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tấn công lớn. Đang đêm,
quân ta lặng lẽ vượt sông, đánh thẳng vào doanh trại quân Tống. Quân giặc thua to, lâm vào
tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
Kết quả:
 + Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hoà” thực chất là cho quân Tống một lối
thoát. Quân Tống vội vã rút về nước.
4. -Đây là một cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt - không tiêu
diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở “thế cùng, lực kiệt”, mà kết thúc chiến tranh bằng cách
giảng hoà để bảo đảm mối quan hệ bang giao, hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh; không
làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm một nền hoà bình lâu dài.
- Đổng thời, cũng nhằm bảo toàn lực lượng của quân dân ta, tránh những tổn thất, hi sinh không cẩn thiết.
Qua đó chứng tỏ tinh thẩn nhân đạo của dân tộc ta cũng như của Lý Thường Kiệt.
5.Ý nghĩa: 
- Đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống,
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủcủa dân tộc; 
-Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dần Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.
d. Tổ chức hoạt động:
1.a.Chuẩn bị kháng chiến: ( HĐ cá nhân, cặp đôi)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? Qua đó em rút ra điều gì?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện 1, 2 học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt:như dự kiến Sp
- Gv mở rộng bằng các câu hỏi:
 Dựa vào thông tin trong phẩn Kết nối với địa lí và tư liệu 2 (tr. 60, SGK), hãy Mô tả phòng tuyến sông Như Nguyệt và Lí giải vì sao Lý Thường Kiệt lại cho xây dựng tuyến chặn giặc ở đây. Việc xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt thể hiện điều gì?
- HS mô tả trên lược đồ H3/sgk/61 và rút ra được nhận xét như mục dự kiến SP.
2. b. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (HĐ cá nhân)
b1. Diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trên lược đồ H3/sgk/61
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời 1, 2 học sinh tường thuật treen lược đồ
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh 
 - GV tường thuật lại trên lược đồ và chốt kiến thức như dự kiến Sp
- Gv mở rộng bằng câu hỏi:
TC bài thơ Thẩn, yêu cầu HS đọc bài thơ trên và nêu ý chính của bài thơ.
(Nam quốc sơn hà):
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lủ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
- HS trả lời
*GV khắc sâu kiến thức bằng câu hỏi:
 Dựa vào kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và tư liệu 3 hãy trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì vê cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt?
- Để giúp HS trả lời cau hỏi trên GV gợi ý cho HS bằng câu hỏi: Tình thế của quân giặc sau khi Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch? Vì sao Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với quân Tống?
- HS trả lời như phần dự kiến Sp
b2. Ý nghĩa (HĐ cá nhân)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trình bày ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện 1, 2 học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt:như dự kiến Sp
*GV khắc sâu kiến thức bằng câu hỏi:(: (HĐ nhóm)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Có ý kiến cho rằng: Cuộc kháng chiến chống Tống có rất nhiều nét độc đáo và sự độc đáo đó gắn liền với vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống(1075-1077). Ý kiến của em như thế nào? Hãy CM
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện 1, 2 nhóm trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt:như dự kiến Sp
* GV TC tranh ảnh hoặc video về khu di tích Lý TK ở Bắc Ninh và một số nơi khác
 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm,. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô
3. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài tập1: lựa chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. Đánh du kích 
B. Phòng thủ
C. Đánh lâu dài
D. "Tiến công trước để tự vệ"
Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?
A. Trận Bạch Đằng năm 981
B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
C. Trận Như Nguyệt (1077)
D. Cả ba trận trên
Câu 3: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:
A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
B. đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.
Câu 4: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa?
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc
B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng
Câu 5: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?
A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long 
B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Câu 6: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
B. Ban thưởng cho quân lính.
C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Cả 3 ý trên.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời đại diện học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt kiến thức
 1D 2:C 3B 4.A 5.C 6.C 
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: 
- Học sinh tìm hiểu được bài học để lại của cuộc K/C chống Tống (1075-1077) cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2. Nội dung:
-Hs dưới sự hướng dẫn của giáo viên cùng trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi
3. Dự kiến sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
- Những bài học như: đường lối và phương pháp đấu tranh (kháng chiến toàn dân, đánh địch trên nhiều phương diện, bằng nhiều hình thức, trong chỉ đạo kháng chiến, đảm bảo cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược,...).
4. Tổ chức thực hiện:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Theo em, cuộc K/C chống Tống (1075-1077) đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
 ? Trách nhiệm của bản thân và mọi người cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi và hoàn thiện sản phẩm học tập của mình
- Gv quan sát hỗ trợ học snh khi cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
-GV mời học sinh trình bày dựa trên sản phẩm mà mình đã thực hiện
-Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến khi cần thiết
*Bước 4: Kết luận nhận định
- GV đánh giá, nhận xét dựa trên phần trình bày của Học sinh và chốt kiến thức như dự kiến SP

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_12_cuoc_khang_chien_chong_quan_xam.docx