Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 10, Bài 16: Sự hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 10, Bài 16: Sự hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức: Trình bày được sự ra đời của triều đại phong kiến nhà Lý.

2/ Năng lực: Rèn HS các kĩ năng trình bày, giới thiệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử, kĩ năng vẽ sơ đồ, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích các sự kiện lịch sử.

3/ Phẩm chất: Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến độc lập.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

Đánh giá được tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, nội dung chính sách của các bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội đối ngoại của triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ.

II/ Thiết bị và học liệu

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

III/ Tiến trình các hoạt động

1/ Ổn định tổ chức (1')

2/ Kiểm tra bài cũ (5’)

(slide 1) H: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đã có công lao như thế nào trong lịch sử dân tộc?

HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá. GV chốt đáp án (slide 1)

1. Ngô Quyền

- Năm 938, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông BĐ, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.

- Sau chiến thắng oanh liệt, ông lên ngôi vua năm 939, sáng lập ra nhà Ngô.

2. Đinh Bộ Lĩnh

- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên sau thời Bắc thuộc.

- Lập ra triều đại nhà Đinh.

3. Lê Hoàn

- Đánh tan quân Tống xâm lược.

- Lên ngôi vua (980 - 1005), sáng lập ra nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt.

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 10, Bài 16: Sự hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XV) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/10/2021
Ngày giảng: 6/10 
 Tiết 10 - Bài 16: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN LÝ, TRẦN, HỒ 
(THẾ KỈ XI - ĐẦU THẾ KỈ XV) 
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Trình bày được sự ra đời của triều đại phong kiến nhà Lý.
2/ Năng lực: Rèn HS các kĩ năng trình bày, giới thiệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử, kĩ năng vẽ sơ đồ, kĩ năng liên hệ, xâu chuỗi, phân tích các sự kiện lịch sử. 
3/ Phẩm chất: Nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, biết ơn đối với các anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến độc lập.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
Đánh giá được tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, nội dung chính sách của các bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội đối ngoại của triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ.	
II/ Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III/ Tiến trình các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức (1')
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(slide 1) H: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đã có công lao như thế nào trong lịch sử dân tộc?
HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá. GV chốt đáp án (slide 1)
1. Ngô Quyền
- Năm 938, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông BĐ, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.
- Sau chiến thắng oanh liệt, ông lên ngôi vua năm 939, sáng lập ra nhà Ngô.
2. Đinh Bộ Lĩnh
- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên sau thời Bắc thuộc.
- Lập ra triều đại nhà Đinh.
3. Lê Hoàn
- Đánh tan quân Tống xâm lược.
- Lên ngôi vua (980 - 1005), sáng lập ra nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt.
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
	Hoạt động 1- Khởi động (3p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS. 
	HĐCN – 3p, đọc thầm thông tin (SGK/93), kết hợp quan sát hình 1 để trả lời 2 câu hỏi phần khởi động (T.93).
	HS trả lời. HS nhận xét - GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
2. HĐ 2 – Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời của triều đại phong kiến nhà Lý.
(slide 2) Hoạt động cặp đôi - 5’: Đọc thầm thông tin mục 1 kết hợp quan sát hình 2,3,4 (TL/94,95) để trả lời các câu hỏi đầu mục 1.
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ câu 1.
GVNX, MR: Mùa xuân, tháng 3, năm 1005, Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 8 tháng, trong nước không có chủ. Tranh chấp chính xảy ra giữa Thái tử Long Việt và hoàng tử thứ hai Lê Ngân Tích là người lớn nhất trong số các anh em còn lại. Tháng 10 năm đó, Ngân Tích thua chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết. Long Việt lên ngôi, trong nước vẫn chưa yên ổn hẳn.
Được 3 ngày, Long Việt bị em cùng mẹ là Lê Long Đĩnh sai người trèo tường lẻn vào cung hãm hại, hưởng dương 22 tuổi. 
- Lê Long Đĩnh là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Trong sử sách, Lê Long Đĩnh thường được nhắc đến với tật xấu của một kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác - còn bị gọi là Lê Ngoạ Triều. Ông trị vì 4 năm từ năm 1005 đến năm 1009. Cái chết bí ẩn của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
HĐCN -1’: Qua phần chuẩn bị ở nhà, nêu hiểu biết của em về Lý Công Uẩn?
- HĐCN, chia sẻ.
- GVNX, KL, giới thiệu thêm về Lý Công Uẩn và giải thích lí do vì sao ông lại được suy tôn lên làm vua 
Sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Lúc 3 tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn.
Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.
(slide 3) HS xác định vị trí của Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Hà Nội).
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì: Thăng Long có vị trí thuận lợi, là nơi tụ họp bốn phương, có điều kiện phát triển đất nước ).
(slide 4,5) Tượng Lý Thái Tổ tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội (dựng năm 2004).
- GV phân tích thêm về việc dời đô và cho HS đọc lời dẫn “Chiếu dời đô” (TH Ngữ văn 8) (slide 6)
H: Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta thời xưa? ( Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, khẳng định sự tự cường của dân tộc )
(slide 7). Bia LTT bên sông Sào Khê tại cố đô Hoa Lư - nơi vua ban Chiếu dời đô: Sông Sào Khê là con sông nhánh nối giữa 2 sông Hoàng Long và sông Vân thuộc huyện Hoa Lư - Ninh Bình. Sông chảy qua khu di tích cố đô Hoa Lư và quần thể hang động Tràng An. Đây là một con sông được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sông Sào Khê hiện được xây kè, nạo vét dòng chảy, tôn tạo cảnh quan để trở thành tuyến du lịch đường sông vào các danh thắng của quần thể di sản thế giới Tràng An
- GV: Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- GV giảng thêm về việc hoàng tử sắp nối ngôi phải ra ngoài thành tìm hiểu cuộc sống của nhân dân, thể hiện sự quan tâm đến đời sống nhân dân và coi dân là gốc rễ lâu bền. 
GV liên hệ với tình hình thực tế hiện nay.
(slide 8)
HĐCN – 1’: Nhà nước thời Lý có gì thay đổi so với thời Đinh-Tiền Lê? 
HS chia sẻ, nhận xét - GV chốt
(các chức vụ quan trọng giao cho những người thân cận nắm giữ, đặt chuông lớn để nhân dân đánh kêu oan, ở địa phương chia nước thành 24 lộ giao cho con cháu hoặc các đại thần cai quản).
1. Sự ra đời của nhà Lý
* Nhà Lý thành lập
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.
- Cuối 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua. Nhà Lý được thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
- Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt.
* Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý
 Trung ương
Vua
uan n
Quan văn
Quan võ
 Địa phương
24 lộ, phủ
Huyện
Hương, xã
Hương, xã
4/ Củng cố (2’)
- HSHĐCL, thực hiện câu hỏi
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?	
- HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung. GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 	
5. Hướng dẫn học (3’) 
- Bài cũ: Trình bày được những nét chính về sự ra đời của nhà Lý.
- Bài mới: Xem trước mục 2. Tìm hiểu về pháp luật, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý (đọc thông tin và trả lời các câu hỏi đầu mục)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_7_tiet_10_bai_16_su_hinh_thanh_va_phat_trien.docx